Vì sao lạm phát chính là "con dao 2 lưỡi" đối với các nhà đầu tư?

Vì sao lạm phát chính là "con dao 2 lưỡi" đối với các nhà đầu tư?

Trần Minh Khoa

Trần Minh Khoa

Junior Analyst

23:12 11/07/2022

Lạm phát có thể đang gây ra khó khăn cho các nhà đầu tư hiện tại, tuy nhiên câu chuyện trong dài hạn có thể sẽ hoàn toàn khác

Lạm phát có thể có tác động cả tốt và xấu đối với các tài sản
Lạm phát có thể có tác động cả tốt và xấu đối với các tài sản

Tại một buổi hội thảo nọ, một kết luận được đưa ra bởi diễn giả: "Những thập kỷ với mức lạm phát thấp chính là kỷ nguyên vàng cho các nhà đầu tư" và nhanh chóng nhận được sự tán thành của đông đảo những người tham gia ở phía dưới hội trường. Tôi cũng thường nghe thấy những quan điểm rằng môi trường lãi suất thấp cùng động thái của các NHTW nhằm đối phó với tình trạng lạm phát thấp sẽ thúc đẩy giá của tất cả các tài sản. Theo đó, việc lãi suất tăng lên đương nhiên sẽ khiến cho giá trị của các tài sản rủi ro bị mất giá.

Cả 2 quan điểm trên thoạt nghe đều có vẻ hợp lý, tuy nhiên thực tế lại không hoàn toàn chính xác. Sẽ là hợp lý hơn khi nói rằng quan điểm "lãi suất thấp giúp gia tăng tỷ suất lợi nhuận" không đúng với mọi loại tài sản.

Trong quá khứ, một số nhóm tài sản thực sự đã hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp. Ví dụ điển hình là các gã công nghệ khổng lồ. Ở trong thập kỷ trước, khi lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm từ gần 4% xuống còn khoảng 2%, thì ngành công nghệ toàn cầu đã mang lại lợi suất đầu tư trung bình năm ở mức 17%. Điều này một phần là do tăng trưởng lợi nhuận lớn và cũng là do việc các nhà đầu tư sẵn lòng chấp nhận mức định giá cao hơn. Lãi suất thấp cũng khiến những khoản lợi tức trong tương lai xa trở nên hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, lạm phát thấp cũng gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho một số loại tài sản khác. Ví dụ là nhóm ngành năng lượng và vật liệu toàn cầu. Nhóm ngành này đã trải qua một thập kỷ đầy u ám với tăng trưởng và lợi nhuận cố phiếu gần như bằng không, điều này đã kéo giảm chỉ số chứng khoán tại một số khu vực. Châu Âu là một ví dụ tiêu biểu khi mà tăng trưởng kinh tế chậm là một phần lý do tại sao các công ty chỉ số MSCI (Morgan Stanley Capital International, công ty chuyên cung cấp các chỉ số chứng khoán) ở Châu Âu chỉ có tăng trưởng trung bình ở mức 3% và lợi nhuận trung bình chỉ 9% trong thập niên 2010. Những con số này chưa còn bằng một nửa những con số của thập niên 90 khi mà lạm phát chưa giảm xuống mức quá thấp.

Đối với một danh mục gồm nhiều loại tài sản khác nhau, thời kỳ lạm phát thấp không hoàn toàn mang tới thuận lợi. Lạm phát ổn định ở mức thấp dẫn tới việc lãi suất trái phiếu ngắn và dài hạn sụt giảm và thậm chí còn có thể âm. Hai ưu điểm chính của trái phiếu trong danh mục đầu tư (tạo một nguồn thu nhập ổn định và phân tán rủi ro khi mà sẽ lên giá khi giá cổ phiếu giảm) đều không được phát huy trong môi trường lãi suất thấp. Điều này khiến lợi nhuận danh mục giảm xuống và mức độ biến động lại tăng lên.

Ví dụ với một danh mục đầu tư với 40% là trái phiếu chính phủ và 60% cổ phiếu. Vào thập niên 1990, một thập niên với lạm phát trung bình ở mức 3.3% thì lợi nhuận không tính lạm phát trung bình một năm là 14.6% còn lợi nhuận thực tế là 11.2%. Trong khi đó vào thập niên 2010, khi lạm phát thấp hơn thì hai con số này chỉ còn 7.2% và 4.9%.

Nhiều người có thể lập luận rằng việc lạm phát tăng lên trong năm nay không hề có lợi cho các nhà đầu tư khi mà cả giá cổ phiếu cũng như trái phiếu đều giảm khá mạnh.ở mức 2 con số. Điều này có thể được lý giải là do có hai loại lạm phát, "lạm phát tốt" và "lạm phát xấu". "Lạm phát tốt" phản ánh nhu cầu thực đang tăng một cách bền vững, đủ hấp dẫn để các công ty sẵn sàng đầu tư để mở rộng. Còn "lạm phát xấu" là một cú sốc giá khiến cho việc phát triển mở rộng của các công ty trở nên đắt đỏ hơn.

Mặc dù chúng ta đang trong một thời kỳ của "lạm phát xấu", tôi cho rằng cú sốc giá này có lẽ sẽ sớm vượt qua trong vòng một năm. Hơn nữa, nó sẽ trở thành "lạm phát tốt" trong tương lai khi mà cú sốc giá bây giờ là một chất xúc tác cho một nguồn cầu ổn định hơn và mức tăng trưởng bền vững trong thời gian dài tại vì nó khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực và công nghệ. Trái với các suy nghĩ thông thường thì giai đoạn lạm phát mới này sẽ có lợi cho các nhà đầu tư. Một nguồn cầu mạnh hơn nghĩa là lợi nhuận cao hơn và lãi suất cao hơn trong dài hạn.

The Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ