USDJPY giảm mạnh trước dấu hiệu BOJ can thiệp

USDJPY giảm mạnh trước dấu hiệu BOJ can thiệp

06:32 04/10/2023

JPY đã tăng mạnh từ mức thấp nhất trong một năm với suy đoán rằng các quan chức Nhật Bản đã cam thiệp để làm chậm sự trượt giá của JPY.

Trong phiên thứ Ba, USDJPY chạm 150.16, mức cao nhất kể từ tháng 10/2022, sau khi dữ liệu cơ hội việc làm của Mỹ vượt kỳ vọng, đẩy lợi suất trái phiếu lên cao.

Sau đó, JPY đã tăng mạnh gần 2% trong vòng vài giây lên 147.43. Khi ổn định trở lại, USDJPY giao dịch quanh 149 trong phiên Á.

"Chúng ta sẽ không biết cho đến khi có xác nhận chính thức, nhưng có vẻ như thế," Bipan Rai, giám đốc chiến lược FX toàn cầu của CIBC, nói về khả năng các quan chức Nhật Bản đã can thiệp.

Một quan chức của Bộ Tài chính Nhật Bản không có bình luận về việc Nhật Bản đã can thiệp vào đồng Yên.

Khoảng 83,000 hợp đồng tương lai JPY đã được giao dịch trong nửa giờ sau khi dữ liệu về việc làm của Mỹ được công bố, gấp 25 lần so với khối lượng trung bình từ tháng 5. Đà tăng này cho thấy các trader đã tăng cường đánh xuống JPY trước khi thị trường đảo chiều.

Những biến động đột ngột này khiến Phố Wall kỳ vọng về khả năng can thiệp, các nhà phân tích cũng chỉ ra các giải thích khác, như các lệnh bán USD tại 150 do lo ngại đơn thuần.

Đó là quan điểm của Marc Chandler, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Bannockburn Global. "Đó có thể là biện pháp can thiệp, tuy nhiên tôi vẫn nghi ngờ," ông nói.

Một số người khác đề xuất rằng nguyên nhân có thể là các cơ quan Nhật Bản đã rà soát tỷ giá liên ngân hàng - một động thái thường được xem là tiền đề cho các biện pháp chính thức tiếp theo.

BOJ "có thể vừa mới thực hiện rà soát tỷ giá," Shaun Osborne, chiến lược gia FX trưởng của Scotiabank tại Toronto nói. "Nếu đó là biện pháp can thiệp, họ sẽ thất vọng vì USDJPY sẽ về lại mốc 149 rất nhanh."

USD tăng vọt

USD đã tăng mạnh trong hai tháng rưỡi qua khi các nhà đầu tư đánh giá khả năng Fed sẽ duy trì lãi suất cao hơn để kiềm chế lạm phát. Vào ngày thứ Ba, Chỉ số USD Bloomberg đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11.

Cùng lúc đó, các trader cũng đánh giá hoạt động các nhà quản lý chính sách của Nhật Bản đối với chính sách tiền tệ siêu nới lỏng khi lạm phát tăng mạnh, gây áp lực lên cả JPY và trái phiếu chính phủ.

JPY suy yếu khiến hàng hóa nhập khẩu đắt hơn đối với Nhật Bản, đẩy giá cả cao lên. Nội tệ mất giá cũng giúp xuất khẩu của quốc gia này rẻ hơn đối với hàng tiêu dùng nước ngoài.

Lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục tăng vào ngày thứ Ba, với lợi suất kỳ hạn 30 năm chạm mức cao nhất kể từ năm 2007.

Rào cản chính sách

Tại Nhật Bản, Masato Kanda, quan chức tiền tệ cấp cao tại Bộ Tài chính, đã nói rằng ông đang giữ liên lạc với đồng nghiệp của ông tại Mỹ, ả hai bên đều đồng tình rằng biến động tỷ giá quá mức là điều không tốt. Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki đã cảnh báo về biến động tỷ giá trong sáu ngày liên tiếp. Ông nói vào thứ Ba rằng ông sẽ không đánh giá khả năng can thiệp ngoại hối dựa trên mức độ biến động.

"Để biện pháp can thiệp này có hiệu quả, nó cần được kết hợp với thay đổi trong chính sách, tức là tăng lãi suất và/hoặc loại bỏ hoàn toàn việc kiểm soát đường cong lợi suất của BoJ," Paresh Upadhyaya, giám đốc chiến lược FX tại Amundi cho biết.

"Nếu USDJPY tăng lên 155, họ có thể phải làm gì đó mạnh tay hơn," ông nói.

Nhật Bản đã can thiệp FX lần đầu trong 24 năm vào năm ngoái khi USDJPY tăng lên 145.90 vào tháng 9, chi tổng cộng 65 tỷ USD để hỗ trợ JPY trong ba lần can thiệp từ tháng 9 đến tháng 10.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ