Trung Quốc đang chớp lấy cơ hội từ sự suy yếu của phương Tây?

Trung Quốc đang chớp lấy cơ hội từ sự suy yếu của phương Tây?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

16:02 22/04/2021

Trong lúc tiềm lực của các nước phương Tây đang thoái trào, các lãnh đạo Trung Quốc đang nắm lấy thời cơ để vươn lên thành một cường quốc

Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật của mình, đối đầu trực tiếp với các nước lớn thay vì chỉ bắt nạt nước nhỏ
Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật của mình, đối đầu trực tiếp với các nước lớn thay vì chỉ bắt nạt nước nhỏ

Với tầm nhìn trở thành một cường quốc, Trung Quốc suốt 40 năm nay đóng vai một kẻ bắt nạt ít chịu rủi ro, sẵn sàng ra tay với các nước nhỏ, nhưng lại cẩn trọng với những nước có khả năng phản kháng. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc có vẻ đã thay đổi cách tính toán rủi ro, đầu tiên với việc Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Dương Khiết Trì nói với các nhà ngoại giao Mỹ về sự thất bại của nền dân chủ Mỹ trong một cuộc họp song phương, và được tôn vinh tại quê nhà. Sau đó Trung Quốc tiếp tục trừng phạt nhiều chính khách, học giả, nhà ngoại giao và vận động dân chủ từ Anh, Canada và Liên minh Châu Âu (EU). Những động thái mạnh bạo này là phản ứng cho việc phương Tây trừng phạt mạnh tay nhiều quan chức bị cáo buộc đàn áp người Hồi giáo ở khu tự trị Tân Cương.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng phương Tây nên tự thấy xấu hổ khi đặt nghi vấn về nhân quyền của quốc gia này trong khi chính mình là thủ phạm của đường dây buôn bán nô lệ Đại Tây Dương, chủ nghĩa thực dân, diệt chủng Do Thái và hàng triệu sinh mạng người dân Mỹ và châu Âu đã mất do dịch Covid. Gần đây nhiều nhà ngoại giao và tuyên truyền viên Trung Quốc đã phủ nhận tình trạng lao động cưỡng bức tại các cánh đồng bông ở Tân Cương, cho rằng đó là “bịa đặt và xuyên tạc”. Họ cũng đã khen ngợi những người Trung Quốc tẩy chay các thương hiệu nước ngoài từ chối dùng bông từ khu vực đó. Có người lại cho thấy lòng nhiệt thành của mình bằng những lời xúc phạm từ thời Mao Trạch Đông, như việc thủ tướng Canada Justin Trudeau bị một tổng lãnh sự Trung Quốc cáo buộc là “chó săn” của Mỹ.

Chủ nghĩa ái quốc có phần cực đoan như vậy đang khiến các nhà ngoại giao phương Tây lo ngại. Nhiều đặc phái viên đã bị triệu tập giữa đêm khuya để nghe những lời trách móc từ quan chức Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc bây giờ không phải là nơi bị nước ngoài xâu xé 120 năm trước. Một số chính trị gia nói về việc sống trong giai đoạn chuyển giao của chính sách đối ngoại Trung Quốc. Những người am hiểu lịch sử thì đang tranh luận điều này giống với sự trỗi dậy của Nhật Bản những năm 1930, hay tham vọng bá chủ đã dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất của Đức. Một nhà ngoại giao kỳ cựu cho rằng những người đứng đầu Trung Quốc xem phương Tây như một con chó vô kỷ luật, yếu đuối và dễ dụ dỗ, và sẽ phải bắt nó phục tùng.

Tại Washington cũng như nhiều thủ đô khác, không khó để bắt gặp những lời nói như Trung Quốc đang mắc nhiều sai lầm dại dột, vụng về. Đương nhiên Trung Quốc coi đó là dư luận phương Tây đảo chiều với mình. Vẫn có nhiều câu hỏi về Trung Quốc và Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI) với EU mà nước này rất muốn ký. Việc phê chuẩn hiệp định này đang bị trì hoãn bởi Nghị viện châu Âu, và rất có thể là vô thời hạn khi Trung Quốc đang trừng phạt nhiều nhà lập pháp EU.

Trên thực tế, có thể các lãnh đạo Trung Quốc cho rằng quyết đoán là hợp lý. Thứ nhất, họ tin Trung Quốc có lợi thế khi trật tự thế giới mới xuất hiện, một trật tự mà các nước phát triển được đáp ứng nhu cầu. Tại Liên Hiệp Quốc, đa số các thành viên đều ủng hộ Trung Quốc khi đây là nguồn vốn vay, hạ tầng và công nghệ rẻ không thể thay thế, nhất là với các quốc gia chuyên quyền đang mua thiết bị giám sát từ đây. Thứ hai, Trung Quốc càng ngày càng chắc chắn rằng Hoa Kỳ đang trong giai đoạn suy yếu lâu dài, không thể đảo ngược, kể cả khi phương Tây quá kiêu ngạo và kỳ thị để chấp nhận rằng “phương Đông đang trỗi dậy, còn phương Tây đang thoái trào”. Trung Quốc đang đưa ra những biện pháp mạnh có tính toán để cho phương Tây thấy trật tự của Mỹ đang sụp đổ.

Theo một nhà ngoại giao châu Âu, ít nhất một bộ phận người Trung Quốc tin là trật tự tự do sau năm 1945 - trật tự xây dựng trên nhân quyền, chuẩn mực và luật lệ bình đẳng không phân biệt - là một trở ngại đến sự phát triển của Trung Quốc. Bộ phận đó nghĩ Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu nếu chơi theo luật.

Các nhà ngoại giao nói rằng Trung Quốc kiêu ngạo và hoang tưởng. Họ cho biết một số quan chức Trung Quốc tin là EU sẽ dỡ bỏ trừng phạt liên quan đến Tân Cương, vì châu Âu sẽ không thể hồi phục nếu thiếu Trung Quốc. Một số quan chức khác lo ngại quốc gia của mình đang tạo quá nhiều kẻ thù. Họ bị áp đảo bởi những người cho rằng Trung Quốc bị ghét bỏ là do những thành công của mình đã tạo thù hận với phương Tây. Lãnh đạo Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh kéo dài, và rủi ro là rất rõ, với cả Trung Quốc và phương Tây.

Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Nhận định triển vọng lãi suất của ECB
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu

Vào ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt tình trạng lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm bằng cách tăng lãi suất đi vay lần đầu tiên sau 17 năm. Tuy nhiên, trái với nhiều người kỳ vọng, đồng yên tiếp tục suy yếu trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cho điều này.
Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ