Trung Quốc có động thái "thắt chặt" thanh khoản lần đầu tiên sau gần 2 năm

Trung Quốc có động thái "thắt chặt" thanh khoản lần đầu tiên sau gần 2 năm

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

10:10 15/03/2024

Trung Quốc lần đầu tiên có động thái thu hẹp thanh khoản trong hệ thống ngân hàng bằng công cụ cấp vốn trung hạn kể từ tháng 11 năm 2022, thể hiện sự thận trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng và sự sẵn sàng để hỗ trợ đồng nhân dân tệ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã rút ròng 94 tỷ nhân dân tệ (13 tỷ USD) tiền mặt khỏi hệ thống ngân hàng để tránh tình trạng "căng" thanh khoản, đồng thời giữ lãi suất chính sách một năm ổn định ở mức 2.5% vào thứ Sáu. Đầu ngày hôm nay, Bắc Kinh đã ấn định tỷ giá tham chiếu cho đồng nhân dân tệ, với mức chênh lệch lớn nhất so với ước tính khảo sát của Bloomberg kể từ tháng 11.

Quyết định lãi suất có thể sẽ làm thất vọng các nhà đầu tư và các nhà kinh tế, những người dự đoán rằng chính phủ cần có nhiều biện pháp kích thích hơn để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng là 5% trong năm nay. Điều đó cũng nhấn mạnh sự hạn chế của PBOC trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ thêm trước khi Fed thay đổi chính sách.

Cả 2 đồng Nhân dân tệ nội địa (CNY) và hải ngoại (CNH) đều ổn định sau sự hỗ trợ từ việc ấn định tỷ giá cao hơn. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm một điểm cơ bản xuống 2.34%, vẫn ở mức thấp nhất trong hai thập kỷ. Chứng khoán trong nước của Trung Quốc sụt giảm, với chỉ số CSI 300 mất tới 0.8%. Chỉ số Hang Seng ở Hồng Kông giảm tới 2.1%.

Các nhà đầu tư đã kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất ở Trung Quốc trong năm nay khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải vật lộn với áp lực giảm phát, cuộc khủng hoảng tài sản kéo dài nhiều năm và nhu cầu trì trệ. Chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Trung Quốc cũng tác động tiêu cực đến đồng tiền của nước này và làm trầm trọng thêm dòng vốn chảy ra ngoài trong bối cảnh kinh tế phục hồi yếu hơn dự kiến.

“Chúng tôi dự đoán rằng khả năng nới lỏng chính sách của PBOC là có hạn trước khi các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu cắt giảm lãi suất, vì sự ổn định của đồng nhân dân tệ vẫn là mục tiêu của chính sách và 1 đợt hạ lãi suất khiến chênh lệch lãi suất gia tăng sẽ càng thúc đẩy áp lực giảm lên đồng tiền”, Lynn Song, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại ING. Ông cho biết ngân hàng trung ương có thể hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong những tháng tới trước khi giảm lãi suất MLF.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm khoảng 1% trong năm nay bất chấp sự hỗ trợ từ Chính quyền, do kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed ngay trong quý đầu tiên đã bị loại bỏ do lạm phát dai dẳng tại Mỹ. Đặt cược của các nhà đầu tư vào việc nới lỏng hơn nữa ở Trung Quốc đã thúc đẩy nợ công quốc gia tăng mạnh, đẩy lợi suất xuống mức thấp nhất trong khoảng hai thập kỷ.

Chính quyền Trung Quốc có thể sẽ muốn đánh giá tác động của biện pháp kích thích trước đó trước khi có các hành động tiếp theo, đặc biệt là khi sự kiện chính trị thường niên quan trọng nhất vừa kết thúc ở Bắc Kinh vào đầu tuần này. Một loạt dữ liệu kinh tế sẽ được công bố vào thứ Hai tới - bao gồm đầu tư tài sản cố định, doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp - sẽ cung cấp thêm manh mối về điều kiện kinh tế.

Nền kinh tế nước này đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi, với giá tiêu dùng tăng tháng đầu tiên kể từ tháng 8/2023 và xuất khẩu vượt mức ước tính của thị trường. Bằng chứng về một xu hướng bền vững hơn sẽ đòi hỏi nhiều dữ liệu chắc chắn hơn trong những tháng tới.

PBOC đang dựa vào chính sách tiền tệ được đo lường và lên mục tiêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nỗ lực giảm chi phí tài chính của Ngân hàng đã được thể hiện rõ ràng. Tuần trước, Thống đốc PBOC Pan Gongsheng bóng gió về việc giảm thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Vào tháng 1, ông cũng đã thông báo về đợt cắt giảm đáng ngạc nhiên diễn ra vài ngày sau đó.

Các ngân hàng Trung Quốc cũng cắt giảm lãi suất cơ bản kỳ hạn 5 năm - lãi suất tham chiếu chính cho các khoản thế chấp - ở mức cao kỷ lục trong tháng 2.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giới chuyên gia Phố Wall: Thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi kịch bản hạ lãi suất của Fed không trở thành hiện thực
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giới chuyên gia Phố Wall: Thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi kịch bản hạ lãi suất của Fed không trở thành hiện thực

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu có thể hỗ trợ đủ cho thị trường chứng khoán để tiếp tục đà tăng phá vỡ kỷ lục, ngay cả khi các dự đoán về kịch bản Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay hoàn toàn bị loại bỏ.
Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và người theo dõi toàn cầu đã từng nghĩ rằng năm 2024 là thời điểm tuyệt vời để cắt giảm lãi suất. Nhưng với tình trạng lạm phát ngày càng nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của hầu hết mọi người, những kỳ vọng đó đang dần biến mất.
Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ