Trung Quốc chỉ trích gay gắt thỏa thuận thương mại giữa Anh và Mỹ

Trung Quốc chỉ trích gay gắt thỏa thuận thương mại giữa Anh và Mỹ

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

09:20 14/05/2025

Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với thỏa thuận thương mại giữa Anh và Mỹ, cho rằng hiệp định này có thể được sử dụng để loại bỏ hàng hóa Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng của Anh. Động thái này khiến nỗ lực tái thiết quan hệ với Bắc Kinh của London trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Hiệp định thương mại được Mỹ và Anh ký kết tuần trước đã đưa ra các yêu cầu an ninh cứng rắn đối với ngành công nghiệp thép và dược phẩm Anh. Đây được xem là thỏa thuận đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump kể từ khi tuyên bố áp dụng thuế quan đối ứng trên diện rộng vào tháng trước.

Trong phản hồi về thỏa thuận này, Bắc Kinh nhấn mạnh rằng việc các quốc gia ký kết hiệp định không nhằm vào bên thứ ba là một "nguyên tắc cơ bản". Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định với Financial Times rằng "hợp tác giữa các quốc gia không nên được tiến hành nhằm chống lại hoặc gây tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba."

Những tuyên bố này đã đặt London vào tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa hai siêu cường kinh tế và có thể tạo ra trở ngại cho chính phủ Anh trong việc khôi phục quan hệ với Trung Quốc.

Bắc Kinh đã liên tục cảnh báo các nước không nên ký kết các thỏa thuận thương mại với Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích Trung Quốc. Trung Quốc bày tỏ lo ngại rằng Tổng thống Donald Trump sẽ tận dụng các cuộc đàm phán song phương với đối tác thương mại của Mỹ để gây áp lực, buộc họ loại trừ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đáp lại động thái này, Trung Quốc đã đẩy mạnh chiến dịch loại bỏ các linh kiện nước ngoài khỏi chuỗi cung ứng trong nước, nhằm tạo ra lớp bảo vệ chống lại những tác động tiêu cực từ căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thương mại được ký tuần trước bao gồm việc giảm thuế quan trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu ô tô và thép từ Anh, tuy nhiên vẫn duy trì thuế quan cơ bản 10% đối với hàng hóa Anh.

Ưu đãi giảm thuế quan đặc biệt cho ngành thép và ô tô chỉ được áp dụng với điều kiện Anh nỗ lực đáp ứng kịp thời các tiêu chuẩn của Mỹ về an ninh chuỗi cung ứng và quyền sở hữu các cơ sở sản xuất liên quan.

Theo tiết lộ của các quan chức Anh, Tổng thống Trump đã rõ ràng chỉ ra rằng Trung Quốc chính là đối tượng mục tiêu của điều kiện này. Thỏa thuận quy định việc giảm thuế quan cho hàng hóa Anh sẽ dựa trên kết quả của các cuộc điều tra theo Điều 232, nhằm đánh giá tác động của các mặt hàng nhập khẩu cụ thể đến an ninh quốc gia Mỹ.

Việc London chấp thuận các điều khoản an ninh của Washington đã tạo ra sự ngạc nhiên và lo lắng sâu sắc tại Bắc Kinh, đặc biệt trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Anh Sir Keir Starmer đang tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc, theo nhận định của các chuyên gia.

Một cố vấn chính phủ Trung Quốc bình luận "Trung Quốc sẽ cần có những phản ứng tương xứng. Anh không nên vội vàng chấp thuận thỏa thuận này."

Zhang Yansheng, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô Trung Quốc, nhận xét rằng Washington rõ ràng sẽ thúc ép các chính phủ khác chấp nhận những điều khoản tương tự trong đàm phán thương mại để cô lập Trung Quốc.

"Hành động của Anh thể hiện sự thiếu công bằng đối với Trung Quốc," ông Zhang tuyên bố. "Những điều khoản độc hại như thế này thực tế còn tai hại hơn cả chính sách thuế quan."

Zhang đề xuất Trung Quốc nên thẳng thắn đưa ra vấn đề này trong các cuộc đàm phán với Anh, nhưng đồng thời khuyên nên kiềm chế và không trả đũa ngay lập tức.

"Nguồn gốc của vấn đề nằm ở Mỹ, các quốc gia khác chỉ đóng vai trò thứ yếu," ông bổ sung. "Vấn đề này cần được giải quyết thấu đáo trong các cuộc đàm phán thương mại trực tiếp với Mỹ."

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận vào thứ Hai, với cam kết của Washington tạm thời hạ thuế quan đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc xuống khoảng 40%, giảm đáng kể từ mức 145%.

Mức thuế quan này có thể được cắt giảm thêm tối đa 20 điểm phần trăm nếu hai bên đạt được thỏa thuận ngăn chặn việc xuất khẩu tiền chất fentanyl từ các nhà sản xuất Trung Quốc sang Mỹ. Điều này sẽ đưa thuế quan của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc về mức tương đương với các đồng minh của Mỹ như Anh. Trung Quốc cũng đã cam kết giảm thuế quan trả đũa đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ như năng lượng và nông sản từ 125% xuống còn 10%.

Chính phủ Anh khẳng định đã ký kết thỏa thuận thương mài với Mỹ với mục tiêu bảo đảm hàng nghìn việc làm trong các ngành then chốt, bảo vệ doanh nghiệp Anh và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển thương mại trong tương lai.

Chính phủ Anh cũng nhấn mạnh rằng thương mại và đầu tư với Trung Quốc vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với Anh và cam kết tiếp tục tham gia vào các lĩnh vực phù hợp với lợi ích của Anh và cộng đồng quốc tế.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ