Triển vọng năm 2024 của Morgan Stanley: Tăng trưởng chậm lại, nới lỏng chính sách và đầy thách thức

Triển vọng năm 2024 của Morgan Stanley: Tăng trưởng chậm lại, nới lỏng chính sách và đầy thách thức

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

12:37 13/11/2023

Sau đây là triển vọng nền kinh tế năm 2024 được chia sẻ bởi Vishwanath Tirupattur, lãnh đạo bộ phận Nghiên cứu Định lượng tại Morgan Stanley. Ông cho biết ngân hàng này sẽ công bố triển vọng chi tiết của năm tới vào cuối ngày 13/11.

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley dự báo mức tăng trưởng dưới xu hướng ở các thị trường phát triển (DM) và một bức tranh tăng trưởng trái chiều ở các thị trường mới nổi (EM). Họ nhận thấy chính sách tiền tệ thắt chặt trong hai năm qua sẽ tiếp tục gây áp lực lên chu kỳ kinh tế toàn cầu trong năm 2024. Cho rằng trong khi lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh, để quay trở lại mức mục tiêu sẽ cần một khoảng thời gian tăng trưởng dưới trung bình.

Các chuyên gia kỳ vọng sẽ chứng kiến ​​​​tăng trưởng toàn cầu chậm ở với hầu hết các nền kinh tế phát triển đang tránh suy thoái trong khi kiềm chế lạm phát. Họ thừa nhận rằng mặc dù suy thoái kinh tế vẫn là rủi ro ở mọi nơi, nhưng bất kỳ cuộc suy thoái nào trong kịch bản (chẳng hạn như ở Anh) sẽ không quá lớn do lạm phát đang giảm với tình trạng toàn dụng lao động, do đó thu nhập thực tế được giữ vững, khiến tiêu dùng có khả năng phục hồi, mặc dù chi tiêu đầu tư biến động hơn.

Nguy cơ mắc bẫy giảm phát nợ vẫn đe dọa Trung Quốc, dẫn đến đà cải thiện dưới mức trung bình về cả tăng trưởng và lạm phát, điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng chung ở các thị trường mới nổi. Mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn mạnh mẽ ở một số nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Indonesia và Philippines, nhưng điều đó là chưa đủ để bù đắp lực cản từ Trung Quốc.

Sau gần hai năm thắt chặt mạnh mẽ, các nhà kinh tế của Morgan Stanley kỳ vọng lãi suất chính sách ở hầu hết các quốc gia phát triển, ngoại trừ Nhật Bản, nhìn chung sẽ được giữ nguyên trong nửa đầu năm 24 và chỉ được nới lỏng khi lạm phát giảm dần về mục tiêu.

Vì vậy, mặc dù bắt đầu nới lỏng, lãi suất chính sách ở các nước phát triển vẫn còn khá cao ngay cả vào cuối năm 2024. Nhật Bản tiếp tục đi theo một con đường khác, hướng tới bình thường hóa chính sách. BoJ được kỳ vọng sẽ loại bỏ cả Chính sách lãi suất âm (NIRP) cũng như chính sách Kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) vào tháng 1/2024 và tăng lãi suất một lần vào tháng 7/2024.

Đối với thị trường, năm 2024 sẽ là một năm đầy thách thức. Nhiều thị trường đã định giá một quá trình chuyển đổi vĩ mô suôn sẻ, một cuộc hạ cánh mềm với tăng trưởng và lạm phát ở mức vừa phải và cuối cùng là chính sách nới lỏng hơn.

Do đó, việc chứng minh mức định giá hiện tại trên nhiều loại tài sản đòi hỏi phải có triển vọng vĩ mô bám sát mục tiêu hạ cánh một cách hoàn hảo. Theo nghĩa đó, có rất ít chỗ cho sai sót. Các chuyên gia của Morgan Stanley dự báo tài sản của Hoa Kỳ sẽ dễ thở hơn vào năm 2024. Về tiền tệ, họ kỳ vọng rằng USD sẽ tiếp tục mạnh trong quý I, khi tốc độ tăng trưởng và chênh lệch tỷ giá tiếp tục diễn ra cũng như các đặc điểm phòng hộ của USD. JPY sẽ hồi phục nhờ BoJ thoát khỏi YCC và NIRP.

Nền kinh tế chậm lại và việc nới lỏng chính sách tạo dư địa cho lợi suất ở Mỹ, Châu Âu, Anh và khối đồng đô la giảm xuống, đồng thời làm cho đường cong lợi suất dốc hơn. Đối với các nhà đầu tư trái phiếu đang tìm kiếm lợi suất trên 6%, chúng tôi nhận thấy rất nhiều cơ hội từ trái phiếu chất lượng cao - trái phiếu chính phủ DM, tín dụng IG các đợt tín dụng chứng khoán hóa cấp cao.

Chuyên gia của Morgan Stanley cho biết họ nghiêng về thế phòng thủ, đặc biệt là trong ngành chứng khoán. Nhật Bản là khu vực được ưa thích nhất trong khi EM thì ngược lại, bị kéo lại bởi tốc độ tăng trưởng của châu Á. Với chứng khoán Mỹ, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị cổ phiếu tăng trưởng phòng thủ và cuối chu kỳ nhờ triển vọng lợi nhuận phục hồi sang năm 2024. Trong khi đó, lợi nhuận chứng khoán Châu Âu được dự báo sẽ chạm đáy trong quý I.

Năm 2023 là một năm đầy thử thách đối với thị trường và năm 2024 cũng sẽ không dễ dàng, nhưng bản chất của thách thức sẽ khác.


ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhật Bản và nỗi ám ảnh bị so sánh ngang hàng với nền kinh tế mới nổi
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Nhật Bản và nỗi ám ảnh bị so sánh ngang hàng với nền kinh tế mới nổi

Tháng Tư là một tháng đầy thử thách đối với Nhật Bản. Đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm, sau đó chính phủ dường như có động thái can thiệp với gói hỗ trợ tiền tệ trị giá hơn 35 tỷ USD. Một tổ chức tư vấn nổi tiếng cảnh báo rằng hơn 1/3 số đô thị của đất nước có thể biến mất. Một ủy ban chính sách công nghiệp quan trọng đã cảnh báo về những mối đe dọa thường trực đối với sự thịnh vượng của quốc gia.
Giá dầu tăng do dự đoán Mỹ sẽ tái bổ sung kho dự trữ chiến lược
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá dầu tăng do dự đoán Mỹ sẽ tái bổ sung kho dự trữ chiến lược

Giá dầu thô tăng vào thứ Năm do dự đoán Mỹ có thể bắt đầu mua bổ sung kho dự trữ chiến lược, sau khi giá giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần qua do kỳ vọng về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Gaza. Cùng với đó là nghi ngờ về việc cắt giảm lãi suất của Fed và nguồn cung dầu tăng cao.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ