Tổng hợp thị trường phiên Á: Dầu tăng, USD đi ngang trước lục đục chính trị Nga

Tổng hợp thị trường phiên Á: Dầu tăng, USD đi ngang trước lục đục chính trị Nga

07:12 26/06/2023

Từ dầu đến cổ phiếu và tiền tệ, thị trường toàn cầu đã tạo nên một bức tranh tương đối bình yên vào thứ Hai sau sự bất ổn địa chính trị gây ra thách thức cho Vladimir Putin nói riêng và Nga nói chung .

Dầu WTI mở gap tăng nhưng sau đó lấp gap và thoái lui
Dầu WTI mở gap tăng nhưng sau đó lấp gap và thoái lui

Giá dầu tăng gần 1% sau khi giảm gần 4% vào tuần trước, các HĐTL chứng khoán Mỹ tăng điểm và chỉ số DXY giảm 0.1%, các đồng tiền chính đi ngang so với đồng bạc xanh.

Mặc dù sự kiện ở Nga có khả năng thúc đẩy nhà đầu tư bán các tài sản rủi ro, những biến động ban đầu là nhỏ và đã có thỏa thuận đã được đưa ra đàm phán để ngăn chặn nhóm lính đánh thuê Wagner đến Moscow. Thỏa thuận bao gồm việc ngừng truy tố đối với Yevgeny Prigozhin và các chiến binh của ông.

"Mặc dù cuộc nổi loạn của Prigozhin có thể không gây ra những biến động lớn trên thị trường một cách trực tiếp, điều này có thể thay đổi nhanh chóng tùy thuộc vào tình hình chính trị ở Nga trong những tháng tới," theo Erik Meyersson, chiến lược gia thị trường mới nổi của SEB AB. "Thị trường có khả năng trở nên nhạy cảm hơn với các vấn đề chính trị nội bộ tại Nga."

HĐTL S&P 500 và chỉ số Nasdaq 100 tăng khoảng 0.2%, phục hồi một phần pha giảm sau tuần tệ nhất kể từ tháng Ba. Lo ngại đã gia tăng trên thị trường chứng khoán rằng các ngân hàng trung ương sẽ phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát và đồng thời trong quá trình đó đẩy kinh tế vào suy thoái.

Trái phiếu tăng giá ở Úc và New Zealand vào thứ Hai, phản ánh các biến động trên thị trường Trái phiếu của Mỹ vào thứ Sáu.

Chỉ số S&P 500 đóng cửa tuần giảm 1.4%, trong khi chỉ số Nasdaq 100 giảm 1.3% khi nhà đầu tư chốt lời từ các cổ phiếu công nghệ. Các công ty sản xuất chip như Marvell và GlobalFoundries có hiệu suất thấp nhất vào thứ Sáu, đồng thời sự suy yếu của Microsoft và Nvidia gây áp lực lên các chỉ số chính.

Cơn sốt trí tuệ nhân tạo vốn đã hỗ trợ cổ phiếu trong quý II đang suy yếu dưới sự đe dọa của việc tăng lãi suất và nỗi lo rằng tác động chính sách tiền tệ của NHTW chưa được thẩm thấu.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng Mỹ có thể cần thêm một hoặc hai lần tăng lãi suất trong năm 2023. Các quan chức khác đã cũng đã đẩy lùi kỳ vọng về việc hạ lãi suất trong năm nay. Theo chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic, "dựa vào thông tin hiện tại, tôi khá thoải mái với lãi suất hiện tại muốn duy trì tại đây trong suốt cả năm nay và đến năm sau."

Trong khi đó, chỉ số PMI sản xuất của Mỹ giảm từ 48.4 xuống 46.3 trong tháng 6, mức thấp nhất kể từ tháng 12. Dữ liệu PMI từ Đức và Pháp gây lo ngại về suy thoái ở châu Âu, hỗ trợ trái phiếu toàn cầu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ