Tìm hiểu về thuật ngữ "Hawkish"và "Dovish" trong phân tích cơ bản thị trường Forex.

Tìm hiểu về thuật ngữ "Hawkish"và "Dovish" trong phân tích cơ bản thị trường Forex.

15:50 24/11/2020

Chắc có lẽ bạn đã từng nghe những chương trình bản tin tài chính nói điều gì đó liên quan đến: "Thống đốc NHTW có khả năng duy trì quan điểm hawkish khi số liệu kinh tế tỏ ra mạnh mẽ" hay "Bài phát biểu của chủ tịch FED cho thấy tín hiệu "dovish" hơn kỳ vọng"... Vậy hawkish và dovish là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Các thuật ngữ hawkish và dovish đề cập đến các động thái của NHTW, liệu NHTW có nhiều khả năng sẽ thắt chặt (diều hâu - hawkish) hoặc nới lỏng (bồ câu - dovish) chính sách tiền tệ hay không?

Các nhà hoạch định chính sách của NHTW định hướng việc tăng hoặc giảm lãi suất, điều này có tác động đáng kể đến thị trường Forex. Các nhà hoạch định chính sách tăng lãi suất để ngăn nền kinh tế phát triển quá nóng (ngăn lạm phát tăng quá cao) và giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế phát triển (để ngăn giảm phát và kích thích tăng trưởng GDP).

Các chính sách thắt chặt (hay diều hâu - hawkish) và nới lỏng (hay bồ câu - dovish) ảnh hưởng đến tỷ giá thông qua cơ chế mà NHTW gọi là “định hướng chính sách". Ở đó các nhà hoạch định chính sách cố gắng minh bạch nhất có thể trong việc công bố thông tin với thị trường về định hướng của chính sách tiền tệ.

Nội dung bài viết đi sâu vào các chính sách tiền tệ và cách sử dụng các thông tin về chính sách vào giao dịch trên thị trường Forex.

Ý nghĩa của Hawish

Thuật ngữ Hawish (diều hâu) được sử dụng để mô tả quan điểm chính sách tiền tệ thắt chặt. Các lãnh đạo NHTW có thể được gọi là Hawish (phe diều hâu) nếu họ ủng hộ về việc thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất hoặc giảm bảng cân đối của NHTW. Lập trường chính sách tiền tệ được gọi là hawish (diều hâu) nếu dự báo tăng lãi suất trong tương lai hoặc có quan điểm tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng lạm phát sẽ gia tăng.

Đồng tiền có xu hướng biến động mạnh khi lãnh đạo NHTW chuyển quan điểm từ dovish sang hawkish hoặc ngược lại. Ví dụ như, nếu một lãnh đạo NHTW gần đây tỏ ra ủng hộ quan điểm dovish, tuyên bố rằng nền kinh tế vẫn cần kích thích và trong một bài phát biểu khác, tuyên bố rằng họ đã thấy áp lực khi lạm phát gia tăng và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bạn có thể thấy đồng tiền quốc gia này tăng giá so với các loại tiền tệ khác.

Một số đặc điểm có thể được sử dụng để mô tả quan điểm hawkish (chính sách tiền tệ thắt chặt) bao gồm:

  • Tăng trưởng kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ
  • Lạm phát ngày càng tăng
  • Giảm bảng cân đối kế toán
  • Thắt chặt chính sách tiền tệ
  • Lãi suất tăng
Nói chung, những từ được sử dụng mô tả lạm phát ngày càng tăng, lãi suất cao hơn và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nghiêng về một quan điểm hawkish hơn.
Ý nghĩa của Dovish

Dovish đề cập đến điều ngược lại. Khi NHTW nói về việc giảm lãi suất hoặc tăng nới lỏng định lượng để kích thích nền kinh tế, họ được cho thiên hướng dovish. Nếu lãnh đạo NHTW tỏ ra bi quan về tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng lạm phát sẽ giảm hoặc giảm phát và họ báo hiệu điều này cho thị trường thông qua các dự báo hoặc định hướng chính sách, khi đó được cho là phe dovish.

Một số đặc điểm có thể được sử dụng để mô tả quan điểm dovish (chính sách tiền tệ nới lỏng), bao gồm:

  • Tăng trưởng kinh tế chậm
  • Lạm phát giảm/giảm phát
  • Tăng bảng cân đối kế toán
  • Chính sách tiền tệ nới lỏng
  • Giảm lãi suất
So sánh giữa hawkish và dovish

Hình dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng thể về những điểm khác biệt giữa quan điểm hawkish và dovish

Bảng dưới đây cung cấp sự so sánh cụ thể hơn về hai quan điểm hawkish và dovish. Qua đó, làm nổi bật sự khác biệt giữa hai chính sách và ảnh hưởng đến tiền tệ.


Các kịch bản giao dịch khi xuất hiện quan điểm hawkish và dovish

Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong quan điểm từ một lãnh đạo NHTW có thể gây ra những biến động lớn đối với tiền tệ của quốc gia đó. Các nhà giao dịch cần thường xuyên theo dõi các cuộc họp và biên bản của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) để phát hiện những thay đổi nhỏ trong quan điểm mà có thể đề xuất việc tăng hoặc giảm lãi suất, và cố gắng tận dụng những thông tin này.


Biểu đổ mô tả quan điểm chính sách tiền tệ  của các NHTW tại 1/1/2019

Hình ảnh trên cho thấy lập trường chính sách tiền tệ của các NHTW tại cùng một thời điểm là khác nhau. Khi lập trường chính sách tiền tệ của các NHTW di chuyển nghiêng về phía bên trái hình vẽ (dovish), đồng tiền của quốc gia đó có thể giảm giá so với các loại tiền tệ khác. Nếu lập trường chính sách tiền tệ nghiêng về bên phải (diều hâu), đồng tiền của quốc gia đó có thể tăng giá.

Cách thức giao dịch một đồng tiền dựa trên quan điểm NHTW là hawkish hay dovish không dễ dàng như mua một loại tiền tệ mà NHTW có quan điểm hawkish hoặc bán một loại tiền tệ mà NHTW có quan điểm dovish. Do thường liên quan đến việc thay đổi kỳ vọng lãi suất. Hãy xem xét hai kịch bản sau:

Kịch bản 1.

Nếu một NHTW hiện đang trong chu kỳ tăng lãi suất, thị trường sẽ có dự báo về việc tăng lãi suất trong tương lai. Nhiệm vụ của nhà giao dịch là theo dõi các thông tin và dữ liệu kinh tế có thể phán đoán động thái của NHTW. Tiền tệ có thể biến động rất nhanh và kéo theo sự thay đổi tỷ giá giữa các đồng tiền.

Kịch bản 2.

Tương tự như vậy, nếu một NHTW hiện đang cắt giảm lãi suất và dữ liệu kinh tế không tích cực, thị trường sẽ dự báo theo lập trường dovish. Các nhà giao dịch sẽ phải theo dõi hướng dẫn của các NHTW và dữ liệu kinh tế, để biết thông tin về việc liệu họ có thể sử dụng chính sách gì?

Vào cuối năm 2018, quan điểm của Fed nghiêng về quan điểm hawkish. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, tuyên bố rằng “chúng ta mất thời gian khá lâu mới đạt được mức trung lập vào thời điểm này”. Khi đó thị trường cho là quan điểm hawkish (2/10/2018). Điều này ngụ ý rằng Cục Dự trữ Liên bang vẫn phải tăng lãi suất nhiều để đạt được mức trung lập. Sau đó, vào ngày 28/11, FOMC đã đưa ra tuyên bố về chính sách tiền tệ, trong đó chủ tịch Jerome Powell cho biết ông đã thấy lãi suất ở mức “ngay dưới mức trung lập”. Sự thay đổi "giọng điệu" này giống như kịch bản 1 ở trên, các NHTW chuyển giọng điệu từ hawkish sang dovish. Dẫn đến sự sụt giá của đồng tiền - hãy xem các biểu đồ bên dưới cho thấy điều gì đã xảy ra với Chỉ số DXY vào ngày 2/10/2018 và sau đó là ngày 28/11/2018.

Ngày 2/10/2018 - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói rằng “chúng ta sẽ mất thời gian khá lâu mới đạt trạng thái trung lập vào thời điểm này" dẫn đến việc đồng dollar tăng giá.


Biểu đồ chỉ số DXY khung thời gian 15 phút, đường thẳng đứng là ngày 2 /10/2018.

Ngày 28/11/2018, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang nói rằng lãi suất "ngay dưới mức trung lập" cho thấy sự thay đổi trong quan điểm từ hawkish sang dovish. Đồng dollar giảm giá.


Biểu đồ chỉ số DXY khung thời gian 15 phút

Vậy còn quan điểm của FED hiện giờ thì sao? Các bạn cùng thảo luận nhé !

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu về thuật ngữ "Hawkish"và "Dovish" trong phân tích cơ bản thị trường Forex.

Tìm hiểu về thuật ngữ "Hawkish"và "Dovish" trong phân tích cơ bản thị trường Forex.

Chắc có lẽ bạn đã từng nghe những chương trình bản tin tài chính nói điều gì đó liên quan đến: "Thống đốc NHTW có khả năng duy trì quan điểm hawkish khi số liệu kinh tế tỏ ra mạnh mẽ" hay "Bài phát biểu của chủ tịch FED cho thấy tín hiệu "dovish" hơn kỳ vọng"... Vậy hawkish và dovish là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ