Thử thách lớn nhất của nước Anh lúc này là Brexit chứ không phải Covid-19!

Thử thách lớn nhất của nước Anh lúc này là Brexit chứ không phải Covid-19!

22:15 30/11/2020

Thủ tướng Anh Boris Johnson đang phải đối mặt với những thử thách khó khăn nhất cùng với những hiện thực đầy bất lợi.

Trong những tuần vừa qua, các nghị sĩ đảng Bảo Thủ của Anh đã không ngừng yêu cầu chính phủ phải đưa ra một bản báo cáo phân tích về những chi phí cũng như lợi ích của các biện pháp phong toả nhằm đối phó với COVID 19. Cũng như các nghị sĩ, những đồng nghiệp cũ của tôi cũng có vẻ dành ít sự quan tâm hơn cho việc phân tích một vấn đề khác nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến triển vọng của nền kinh tế - Mối quan hệ giữa chúng ta và Châu Âu khi những thoả thuận chuyển tiếp Brexit kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

May mắn thay, văn phòng trách nhiệm ngân quỹ (OBR) của chúng ta đã không phải nhận lấy những yêu cầu từ phía các nghị sĩ, hoặc cũng có thể cho rằng, những yêu cầu từ các nghị sĩ đã được chính phủ hoàn thành trước. Phân tích của OBR sẽ là thứ cần xem trọng đối với bất cứ ai quan tâm đến sự thịnh vượng của vương quốc Anh trong tương lai.

Vào tháng 3, OBR đã đưa ra phân tích về những mục tiêu của Brexit của chính phủ, đồng nghĩa với việc cho dù là những thoả thuận mềm mỏng nhất cũng có thể tạo dựng lên một rào cản đáng kể với đối tác thương mại quan trọng bậc nhất của chúng ta - EU. Việc suy giảm năng lực thương mại của chúng ta sẽ tạo ra những hậu quả thực sự đối với hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng. Tuần này, OBR đã xác nhận quan điểm của mình về điều này trong dài hạn, thậm chí là vĩnh viễn đối với nền kinh tế Anh. So với việc là thành viên của EU, GDP có thể bị suy giảm tới 4%, cho dù giả định rằng mọi cuộc đàm phán đều diễn ra tốt đẹp và những thay đổi thực sự đáng kể, và việc bước vào giai đoạn kết thúc chuyển tiếp của đàm phán diễn ra đầy suôn sẻ.

Nhưng đó là trường hợp khả quan nhất, hãy đặt điều đó trong bối cảnh hiện tại. Tác động đối với nền kinh tế có lẽ còn nhiều hơn ước tính của OBR về những thiệt hại dài hạn mà COVID 19 gây ra. OBR đã hoàn thành phân tích của họ trước cả khi có những thông tin tích cực từ vaccine Oxford-AstraZeneca và họ cho rằng vaccine này sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tận nửa cuối năm sau. Hiện tại dường như là một kịch bản bi quan, khi các tác động tới nền kinh tế dài hạn được ước tính ở mức 3%. Nhưng nếu giai đoạn hiện tại, vaccine khả thi, chúng ta có thể bỏ qua những ảnh hưởng tồi tệ nhất của COVID vào mùa xuân tới và OBR tin rằng những tác động dài hạn của COVID là không đáng kể. 

Do không có tiến triển trong những cuộc đàm phán giữa Anh và EU, OBR cho rằng đưa ra một phân tích cho kịch bản của việc không đạt được thoả thuận là thực sự cần thiết. Nó cho thấy rằng suy thoái kéo dài sẽ còn nặng nề hơn nữa, với gần 2% so với mức 4% đã được giả định. Chắc chắn, điều này sẽ dẫn đến việc chính phủ cần phải đi vay nhiều hơn (khoảng 12 tỷ Bảng Anh trong vòng 3 năm), cũng như số người thất nghiệp sẽ cao hơn 300,000 người nếu thoả thuận không được hoàn thành vào mùa hè tới. 

Cơ sở xe tải Ashford Sevington Brexit

Không thể phủ nhận rằng COVID 19 đã tàn phá nền kinh tế Anh và có lẽ còn nhiều tác động ngắn hạn trong những tháng tới. Như tuyên bố từ bộ trưởng bộ tài chính Rishi Sunak vào hôm thứ Tư, việc mọi người nghĩ rằng dịch bệnh là vấn đề duy nhất mà đất nước phải đối mặt, ngay cả khi không phải vậy, là việc có thể thông cảm được. Tuy nhiên, rõ ràng là từ phân tích của OBR, mối đe doạ thực sự với nền kinh tế Anh trong dài hạn lại chính là một Brexit cứng, nói cách khác, một Brexit không thoả thuận. Ông Sunak thực sự không muốn việc đất nước phải đối diện với hiện thực đầy chông gai này, nhưng trong một vài khía cạnh nào đó, ông lại muốn nhận được sự ủng hộ từ những người chủ trương Brexit hăng hái trong đảng của mình - nhưng OBR đã làm vậy.

Dĩ nhiên, điều này không phải là do "số phận sắp đặt". Vào năm 2016, tổ chức những người ủng hộ Brexit Vote Leave cho biết rằng "sẽ có một khu vực thương mại tự do tại Châu Âu, trải dài từ Iceland cho tới tận biên giới Nga, và chúng ta sẽ là một phần của khu vực đó." Các bộ trưởng ủng hộ Brexit cũng đã hứa rằng một thoả thuận thương mại giữa EU và vương quốc Anh sẽ là "một trong những thoả thuận dễ dàng nhất lịch sử" và chúng tôi sẽ "giữ lại tất cả những lợi ích khi là thành viên". Boris Johnson cũng hứa với cử tri vào năm ngoái rằng ông ấy đã có "một thoả thuận sẵn sàng ra lò".

Để đạt được bất kỳ một thoả thuận nào, ông Johnson sẽ phải chấp nhận rằng, nếu vương quốc Anh không tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định trong chính sách viện trợ xã hội, môi trường và nhà nước, khả năng tiếp cận đối với thị trường EU sẽ suy giảm. Điều này có thể không làm vừa lòng những người theo chủ nghĩa chủ quyền, nhưng trong thực tế, đây là cách mà các hiệp định thương mại tự do hoạt động. Cách thức thay thế là chúng ta giảm tiếp cận ngay lập tức. Trong bất kỳ trường hợp nào, ông Johnson cũng đều phải sẵn sàng tiếp nhận, và cũng chẳng ngạc nhiên khi EU khẳng định có thể có những biện pháp trả đũa nếu như Anh vi phạm cam kết của mình, vì Anh đang đe doạ phá vỡ những cam kết mà Anh đã đưa ra tại nghị định thư Bắc Ireland chỉ vào năm ngoái. 

Ngay cả khi thoả thuận được thông qua, việc kết thúc giai đoạn chuyển tiếp khi đại dịch còn đang hoành hành thực sự là một điều điên rồ. Còn chuyển tiếp mà không đạt được thoả thuận sẽ là một hành động liều lĩnh khó có thể tha thứ. 

Liệu ông Johnson sẽ làm những gì tiếp theo để đạt được thoả thuận? Điều này đòi hỏi ông phải chấp nhận những sự thật bất lợi, chuẩn bị đối mặt với đảng Bảo Thủ ngày càng gây thất vọng của mình và cần hành động một cách quyết đoán. Thế nhưng đây lại không phải những phẩm chất mà ông luôn thể hiện trong sự nghiệp của mình. 

Như OBR đã cho chúng ta thấy, nỗi đau mà nền kinh tế sẽ phải hứng chịu khi xảy ra kịch bản Brexit cứng sẽ là khó tránh khỏi.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ