Thị trường ngoại hối chao đảo: Sức nặng của đồng Nhân dân tệ không kém gì đồng Dollar

Thị trường ngoại hối chao đảo: Sức nặng của đồng Nhân dân tệ không kém gì đồng Dollar

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

09:04 11/04/2024

Nỗi lo về đồng Nhân dân tệ (CNY) suy yếu đang lan tỏa khắp thị trường ngoại hối. Các nhà quan sát Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh nới lỏng kiểm soát với đồng tiền này, nhưng cũng cảnh báo rằng động thái này có thể châm ngòi cho hiệu ứng domino, tác động tiêu cực đến cả thị trường mới nổi và thị trường phát triển.

Mối đe dọa lớn nhất đang nhằm vào đồng tiền của các nước láng giềng châu Á như Won Hàn Quốc (KRW) và Baht Thái Lan (THB), bởi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của họ. Không chỉ dừng lại ở đó, làn sóng bất ổn từ việc đồng CNY đột ngột yếu đi còn có thể lan rộng hơn nhiều, cấp thêm sức mạnh cho đồng Dollar (USD) - "hung thần" trên thị trường ngoại hối của các quốc gia đang phát triển.

Khi "mỏ neo" lung lay

Đồng CNY được ví như "mỏ neo" cho các đồng tiền trong khu vực. Do đó, ngay cả những biến động nhỏ của đồng CNY cũng có thể tạo ra tác động lớn. Tháng trước, tỷ giá tham chiếu đồng CNY bất ngờ suy yếu đã dẫn đến một đợt giảm giá mạnh, ảnh hưởng đến các đồng tiền châu Á, lan sang cả các thị trường phát triển như Thụy Điển, Canada, đồng thời thúc đẩy nhu cầu đối với các đồng tiền trú ẩn an toàn như Yên Nhật (JPY) hay Franc Thụy Sĩ (CHF).

Ông Themistoklis Fiotakis, Chuyên gia ngoại hối cấp cao tại Barclays Plc, dự đoán rằng thị trường ngoại hối sẽ không còn ổn định như trước do ảnh hưởng của các chính sách. Các yếu tố cơ bản đang cho thấy rằng "đồng CNY sẽ suy yếu, đồng USD sẽ tăng giá và biến động sẽ gia tăng."

Áp lực kép

Sau 4 tháng tương đối ổn định, đồng CNY có thể lại tiếp tục đà giảm giá. Ngoài tác động của tỷ giá tham chiếu, áp lực lên đồng CNY đang gia tăng khi đồng tiền này tiến gần sát mức trần biên độ tỷ giá so với đồng USD. Đây là mức mà trước đây các nhà chức trách Trung Quốc đã buộc phải mạnh tay.

Đồng CNY đang tiến gần sát mức trần biên độ tỷ giá so với đồng USD. Chưa kể, đồng USD tăng giá mạnh do lạm phát Mỹ nóng lên càng khiến đồng CNY chịu thêm áp lực. PBOC có nhiều công cụ để hỗ trợ đồng CNY, từ can thiệp trực tiếp đến siết chặt thanh khoản trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, họ dường như chỉ muốn duy trì sự ổn định cho đồng nội tệ chứ không muốn can thiệp quá nhiều.

Đồng CNY chạm trần biên độ tỷ giá so với đồng USD

Vết tích năm 2015 vẫn còn đó

Sự kiện phá giá đồng CNY năm 2015 vẫn là một ký ức khó quên với các nhà giao dịch. Khi đó, đồng CNY giảm giá đột ngột đã gây ra “cơn địa chấn” trên các thị trường, khiến cổ phiếu, tài sản thị trường mới nổi và hàng hóa giảm giá, duy chỉ có trái phiếu tăng giá.

Theo Fiotakis, nền kinh tế Trung Quốc đóng vai trò như là "linh hồn", quyết định vận mệnh của đồng USD trong tương lai. "Tăng trưởng của Trung Quốc là biến số quan trọng nhất thúc đẩy giá trị đồng USD, thậm chí còn vượt qua tầm ảnh hưởng của cả Fed hay ECB về dài hạn."

Nỗi lo đồng CNY yếu đi và hệ lụy

Nếu Trung Quốc "nới lỏng" chính sách kiểm soát và chấp nhận để đồng CNY yếu đi, châu Á sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đồng KRW và THB có thể tiếp tục giảm giá mạnh. Trong khi đó, Rupiah Indonesia (IDR) và Rupee Ấn Độ (INR) có thể ít bị tổn thương hơn bởi sự hỗ trợ từ Chính phủ. Nhiều đồng tiền châu Á khác đang dao động gần mức thấp nhất trong năm. Theo phân tích về mối tương quan trong 120 ngày của Bloomberg, chỉ số đo lường các đồng tiền Đông Nam Á cho thấy mối quan hệ chặt chẽ với đồng CNY (hình dưới).

Nắm giữ vai trò dẫn dắt, Trung Quốc với chính sách tiền tệ của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức quản lý tỷ giá của các quốc gia châu Á khác. Việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát đồng CNY và JPY cũng giao dịch trong biên độ hẹp đang tạo áp lực lên hai đồng tiền chủ chốt này, đồng thời tác động đến toàn bộ khu vực.

Ju Wang, Trưởng bộ phận Chiến lược ngoại hối và lãi suất Trung Quốc tại BNP Paribas SA, cảnh báo: "Nếu một trong hai 'ông lớn' này nới lỏng kiểm soát, biên độ tỷ giá sẽ bị phá vỡ, dẫn đến sự bùng nổ biến động trên thị trường." Các NHTW châu Á có thể buộc phải điều chỉnh chính sách, "nâng cao biên độ để thích ứng với cục diện mới."

Carry Trade “rúng động”

Bóng ma bất ổn không chỉ bao trùm thị trường tiền tệ mà còn len lỏi vào sân chơi của nhà giao dịch theo chiến lược “Carry Trade”. đồng CNY vốn được ưa chuộng bởi tính ổn định và biến động thấp, nay có nguy cơ đánh mất lợi thế này bởi chiến lược Carry Trade dựa trên việc vay một đồng tiền có lãi suất thấp để mua một đồng tiền có lãi suất cao hơn, nhằm mục đích thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.

Nhân dân tệ "ổn định" bậc nhất, cái tên được "ưa chuộng" của các quỹ Carry Trade

Charu Chanana, Trưởng bộ phận Chiến lược ngoại hối tại Saxo Markets, chia sẻ: "Liệu biến động có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp như hiện tại? Các giao dịch Carry Trade có thể đảo ngược nhanh chóng, vì vậy chúng ta cần cẩn trọng. Thị trường đang thử thách khả năng kiểm soát của PBOC với đồng CNY."

Thêm "gánh nặng"

Sự trỗi dậy của đồng USD càng làm gia tăng thêm áp lực lên các đồng tiền châu Á. Chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD do Bloomberg tính toán đã tăng hơn 2% trong năm nay, khiến các NHTW và Chính phủ trên toàn thế giới phải vắt óc ứng phó.

Paul Mackel, Trưởng bộ phận Nghiên cứu ngoại hối toàn cầu tại HSBC Holdings Ltd., nhận định: "Nguy cơ lớn nhất nằm ở chỗ khi đồng CNY suy yếu, sức mạnh của đồng USD sẽ càng trở nên rõ ràng hơn, bởi mạng lưới thương mại rộng khắp của Trung Quốc."

"Thay vì chỉ là một đồng USD mạnh, giờ đây chúng ta sẽ đối mặt với một đồng USD "siêu mạnh" bởi rủi ro lan rộng trên nền kinh tế toàn cầu," ông Mackel nói trong một cuộc phỏng vấn tại Hong Kong. "Rủi ro đối với đồng USD là nó có thể sẽ mạnh hơn mọi người tưởng."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc trong tháng 4, lần đầu tiên kể từ tháng 12, đặt ra thách thức cho mục tiêu lạm phát 2% của ECB. Theo đó, lạm phát tại Đức đã tăng 2.4%, vượt qua dự báo 2.3% của các nhà kinh tế. Năng lượng là yếu tố chính thúc đẩy cho đà tăng này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ