Thị trường giá lên với chứng khoán có thể kéo dài tới 5 năm

Thị trường giá lên với chứng khoán có thể kéo dài tới 5 năm

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

10:15 12/07/2021

Khi thị trường chứng khoán bán tháo, như đã xảy ra vào thứ Năm, động thái đúng đắn là mua cổ phiếu yêu thích của bạn. Hành động thị trường của ngày thứ Sáu đã chứng minh điều đó.

Thị trường giá lên với chứng khoán có thể kéo dài tới 5 năm
Thị trường giá lên với chứng khoán có thể kéo dài tới 5 năm

Đúng là có thể có một sự điều chỉnh, dựa trên mức tăng khá lớn 17% của chỉ số S&P 500 trong năm nay, nhưng dù sao thì bạn cũng nên mua. Chúng ta vẫn chỉ đang trong giai đoạn đầu của những gì sẽ là một thị trường tăng giá kéo dài từ 3 đến 5 năm đối với chứng khoán, vì 6 lý do sau.

1. Nhu cầu bị dồn nén rất lớn

Mọi người đều đang tìm kiếm các manh mối về chương trình nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang. Họ đang coi thường các nhà đầu tư cá nhân, những người có thể sẽ đẩy cổ phiếu lên cao hơn. Nhu cầu khổng lồ của khu vực tư nhân đang bị dồn nén sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ lên 8% trong năm nay và 3.5% - 4.5% trong những năm sau đó. Jim Paulsen, chiến lược gia và nhà kinh tế trưởng tại Leuthold Group, chỉ ra rằng nhu cầu bị dồn nén đến từ các nguồn sau đây:

Đầu tiên, đã có sự gia tăng trong việc hình thành hộ gia đình, khi thế hệ millennials bước vào những năm muốn lập gia đình. Điều này giúp giải thích sự gia tăng lớn trong nhu cầu mua nhà. Một khi bạn mua một ngôi nhà, bạn phải chất đầy nó. Ngày càng có nhiều nhu cầu tiêu dùng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng có khoản tiết kiệm khổng lồ vì đại dịch. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân đạt gần 16% GDP, so với mức trung bình sau chiến tranh là 6.5%. Mức đỉnh cao trước đó là 10% vào năm 1970.

Bảng cân đối của hộ gia đình cũng được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ trên thu nhập thấp nhất kể từ những năm 1990. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục sử dụng các khoản vay ngân hàng và thẻ tín dụng nhiều hơn, khi niềm tin của họ tăng lên do việc làm và nền kinh tế vẫn mạnh.

Tiếp theo, sẽ có thêm rất nhiều người mới có việc làm khi tiền trợ cấp thất nghiệp bổ sung hết hạn vào tháng 9. Điều này có nghĩa là niềm tin của người tiêu dùng sẽ được cải thiện, điều này luôn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ tham gia lao động có khả năng cải thiện, lấp đầy công suất lao động dư thừa trước khi chúng ta đạt được mức toàn dụng.

Bây giờ, hãy xem xét nhu cầu bị dồn nén trong các doanh nghiệp.

Để chuẩn bị cho một đợt dịch bệnh kéo dài, các doanh nghiệp đã cắt giảm hàng tồn kho đến tận xương. Đó là đợt thanh lý hàng tồn kho lớn nhất từ ​​trước đến nay. Nhưng bây giờ, các công ty phải xây dựng lại hàng tồn kho và điều này đang diễn ra với quy mô rất lớn.

Các công ty cũng đã cắt giảm công suất, điều mà họ đang xây dựng lại. Chi tiêu cho hàng hóa vốn đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm qua, tăng gần 23%, sau khi về cơ bản là không đổi trong hầu hết hai thập kỷ trước đó. Điều này tạo ra sự tăng trưởng bền vững và nó cho chúng ta biết nhiều điều về niềm tin trong kinh doanh.

Điểm mấu chốt: Chúng ta sẽ thấy tăng trưởng GDP 7% -8% trong năm nay, tiếp theo là 4% -4.5% trong năm tới và tăng trưởng trên mức trung bình sau đó, hỗ trợ thị trường chứng khoán tăng giá bền vững. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng xảy ra các nhịp điều chỉnh trong quá trình này.

2. Sự bùng nổ về báo cáo thu nhập đang bị đánh giá thấp 

Sự phục hồi kinh tế diễn ra quá nhanh, các nhà phân tích đang không thể theo kịp. Các nhà phân tích Phố Wall đang dự đoán mức thu nhập 190 đô la một cổ phiếu với chỉ số S&P 500 trong năm nay. Nhưng con số đó thấp đến mức quá đáng do tăng trưởng GDP dự kiến ​​7% -8% và những gói kích thích tài khóa lớn vẫn chưa thực sự có tác động. Kích thích thường mất từ 6 đến 6 tháng để có hiệu lực. 

Paulsen dự kiến mức ​​thu nhập S&P 500 năm 2021 sẽ ở gần mức 220 đô la thay vì ước tính đồng thuận là 190 đô la.

Paulsen nói: “Các nhà phân tích vẫn đang đánh giá thấp sự cải thiện của lợi nhuận doanh nghiệp. Chúng ta đã có phản ứng thái quá từ các nhà hoạch định chính sách. Họ không chỉ ngăn chặn sự sụp đổ, mà đã tạo ra một sự hỗ trợ lớn đối với các yếu tố cơ bản. Điều này vẫn đang diễn ra và sẽ củng cố lợi nhuận doanh nghiệp”.

Thêm vào đó, nhiều biện pháp kích thích tài khóa hơn có thể đang được thực hiện, dưới hình thức chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

3. Fed đang ở một trạng thái khác biệt so với quá khứ

Trong ba thập kỷ qua, Fed đã nhanh chóng thắt chặt chính sách của mình để ngăn chặn lạm phát. Ngân hàng trung ương đã giết chết tăng trưởng trong quá trình này. Đó là một phần lý do tại sao 20 năm qua ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất trong thời kỳ hậu chiến. Tuy nhiên, hiện tại, Fed đã áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nhiều và điều này có thể sẽ tiếp diễn vì lạm phát sẽ vẫn chậm chạp.

Dưới đây là một thước đo đơn giản để cho điều này. Lấy tăng trưởng GDP trừ đi lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm. Chỉ số này ở mức âm trong phần lớn giai đoạn 1980-2010, khi Fed giữ cho tốc độ tăng trưởng hạ nhiệt để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, hiện tại, chính sách của Fed đang giúp giữ lợi suất 10 năm thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP, điều này cho phép nền kinh tế tăng trưởng nóng. Đây là tình trạng trong giai đoạn 1950-1965, mà một số nhà phân tích gọi là "thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa tư bản" vì con đường tăng trưởng cực kỳ suôn sẻ.

4. Lạm phát sẽ không giết chết phe bò

Lạm phát có thể tăng trong ngắn hạn vì nền kinh tế tăng quá nóng. Nhưng trong trung hạn, Fed sẽ chiến thắng. Dân số đang già đi và những người lớn tuổi chi tiêu ít hơn. Sự bùng nổ trong chi tiêu vốn kinh doanh sẽ tiếp tục thúc đẩy năng suất tại các công ty. Điều này cho phép họ tránh chuyển chi phí gia tăng cho khách hàng. Thương mại và cạnh tranh toàn cầu vẫn chưa biến mất. Điều này gây áp lực giảm giá vì hàng hóa có thể được sản xuất với giá rẻ hơn ở nước ngoài. Hơn nữa, những tiến bộ công nghệ đang diễn ra liên tục gây áp lực giảm giá đối với các sản phẩm công nghệ.

5. Mức định giá sẽ cải thiện

Bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn phục hồi kinh tế, nơi các hiện tượng sau đây thường diễn ra. Cổ phiếu giao dịch đi ngang trong nhiều tháng, chủ yếu là do lo lắng về lạm phát và lợi suất trái phiếu tăng. Trong khi đó, nền kinh tế và thu nhập doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng, làm giảm mức định giá cổ phiếu. Điều này diễn ra vào khoảng thời điểm này trong các đợt phục hồi kinh tế trước đó trong các năm 1983-84, 1993-94, 2004-05 và 2009-10. Nói tóm lại, chúng ta sẽ thấy thu nhập tăng vọt trong khi thị trường chứng khoán đi ngang, hoặc thậm chí điều chỉnh.

Điều này sẽ thiết lập lại định giá cổ phiếu xuống mức thấp hơn, loại bỏ một trong những lo ngại chính của các nhà đầu tư - định giá cao. Nếu thu nhập của S&P 500 đạt 220 đô la vào cuối năm và chỉ số này ở mức 4,000 đến 4,100 điểm do điều chỉnh, cổ phiếu sẽ ở mức P/E 18-19, thấp hơn mức trung bình kể từ năm 1990.

Đúng như vậy, chỉ số Dow Jones và Russell 2000 hiện đã giao dịch đi ngang trong 2 đến 4 tháng. S&P 500 và Nasdaq gần đây đã thoát ra khỏi biên độ giao dịch, nhưng một đợt điều chỉnh lớn hơn sẽ đưa chúng trở lại giai đoạn đi ngang.

6. Tâm lý thị trường đang không ở mức cực đoan

Tôi thường chờ đợi tâm lý thị trường vào trạng thái cực đoan như một dấu hiệu để tích trữ tiền mặt. Chúng tôi hiện vẫn chưa thấy điều đó. Một thước đo đơn giản để theo dõi là tỷ lệ Investors Intelligence Bull/Bear. Gần đây nó đang ở mức 3.92, gần mức cảnh báo, đối với tôi bắt đầu ở mức 4. Mặt khác, lượng tiền mặt của quỹ tương hỗ gần đây ở mức 4.6 nghìn tỷ đô la, gần mức cao nhất trong lịch sử. Điều này thể hiện sự thận trọng của các nhà đầu tư.

Market Watch

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Á 18.04: Chứng khoán châu Á khởi sắc khi đồng yên và đồng won được hỗ trợ
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 18.04: Chứng khoán châu Á khởi sắc khi đồng yên và đồng won được hỗ trợ

Chứng khoán châu Á khởi sắc hôm thứ Năm (18/04) trong bối cảnh nhà đầu tư điều chỉnh kỳ vọng hạ lãi suất của Fed, và giới chức trách hỗ trợ đồng yên và won tăng giá, giúp ổn định thị trường tiền tệ và khôi phục niềm tin vào thị trường tài chính khu vực.
"Reflation Trade" - Ngôi sao mới nổi trên Phố Wall?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Reflation Trade" - Ngôi sao mới nổi trên Phố Wall?

Reflation - “Lạm phát quay trở lại” đang trở thành câu chuyện đầu tư lạc quan mới khi mức định giá cổ phiếu tiếp tục tăng vượt trội so với mức tăng lợi nhuận doanh nghiệp, theo quan điểm của Goldman Sachs và Tony Pasquariello.
Lãi suất cao nhưng kinh tế vẫn cứ "phất"? - Cuộc tranh luận không hồi kết. Ai sai, ai đúng và thực tế thế nào?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Lãi suất cao nhưng kinh tế vẫn cứ "phất"? - Cuộc tranh luận không hồi kết. Ai sai, ai đúng và thực tế thế nào?

Nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm mới mỗi tháng, khiến các chuyên gia từng dự báo suy thoái phải "ngậm ngùi" thừa nhận sai lầm. Giữa bối cảnh này, một luồng tư tưởng mới đang dần manh nha trên Phố Wall.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ