Thị trường chứng khoán Châu Á: Tâm lý risk-off xâm chiếm thị trường

Thị trường chứng khoán Châu Á: Tâm lý risk-off xâm chiếm thị trường

Trần Kiều Oanh

Trần Kiều Oanh

Junior Analyst

12:04 09/08/2023

Thị trường chứng khoán châu Á "chật vật" trong phiên giao dịch ngày thứ Tư

Thị trường chứng khoán châu Á "chật vật" trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, tiếp tục theo dõi diễn biến phố Wall sau khi Moody's hạ bậc tín dụng một loạt ngân hàng vừa và nhỏ của Mỹ, đồng thời dọa sẽ hạ bậc các ngân hàng lớn hơn trong lúc ngành ngân hàng của Washington đang đối mặt với các nguy cơ lớn. Theo tổ chức xếp hạng tín dụng Mỹ, điều này xảy ra khi Mỹ sắp bước vào một cuộc suy thoái nhẹ vào đầu năm 2024 và các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lớn hơn.

Ở phía bên kia bán cầu, Trung Quốc vừa công bố dữ liệu CPI giảm 0.3% trong tháng 7 (xấp xỉ bằng dự đoán giảm 0.4% trước đó của thị trường); chỉ số giá sản xuất PPI, tương tự, ghi nhận giảm 4.4% y/o/y. Đầu tuần này, theo số liệu thống kê của Chính phủ Trung Quốc, kim ngạch thương mại của nước này trong tháng 7, bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu giảm 14.5% trong khi nhập khẩu giảm 12.4%. Theo các nhà phân tích, việc các thị trường Mỹ và EU giảm quy mô tiêu dùng và tăng trưởng chậm lại đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc. Điều này đã dấy lên mối lo ngại về suy thoái kinh tế trong nước và gây áp lực lên chính phủ về kế hoạch kích cầu bổ sung.

Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế, bao gồm kích cầu tiêu dùng các mặt hàng như điện tử và ô tô, giảm lãi suất cho vay trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên, các quan chức nước này, một lần nữa, không cung cấp bất cứ chi tiết quan trọng nào về kế hoạch thúc đẩy kinh tế khiến nhiều nhà đầu tư trở nên dè chừng và lo lắng.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảng Anh tỏ ra khá "cứng" khi chạm trán cản quan trọng trước thềm dữ liệu NFP. Sẽ là cú hích hay lại là cú lừa như DXY của 30/04 đây?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Bảng Anh tỏ ra khá "cứng" khi chạm trán cản quan trọng trước thềm dữ liệu NFP. Sẽ là cú hích hay lại là cú lừa như DXY của 30/04 đây?

GBP/USD tiếp đà tăng, hiện đang giao dịch quanh 1.2550. Sức mạnh của cặp tiền xuất phát từ dự đoán của thị trường tài chính rằng BoE sẽ giảm lãi suất từ cuộc họp tháng 9, tương đồng với kỳ vọng về động thái tương tự của Fed.
Phân tích kỹ thuật EUR/JPY: Nếu bạn cần lý giải cho biến động của các cặp tỷ giá đồng Yên thì, Nhật Bản số hai không ai số một!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Phân tích kỹ thuật EUR/JPY: Nếu bạn cần lý giải cho biến động của các cặp tỷ giá đồng Yên thì, Nhật Bản số hai không ai số một!

EUR/JPY tiếp tục đà giảm trong đầu phiên Âu ngày Thứ Sáu, đánh mất đà tăng sau khi bật lên từ mức thấp nhất tuần 164.00. Giờ đây, có lẽ chính quyền Nhật Bản sẽ luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên mỗi khi thị trường cần lý giải cho bất cứ biến động nào của các cặp tỷ giá đồng Yên.
Nguy cơ "lạm phát đình đốn" hiện hữu, nhà đầu tư ráo riết đi tìm nơi trú ẩn. USD mạnh lên, EUR/USD mất mốc 1.0700
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Nguy cơ "lạm phát đình đốn" hiện hữu, nhà đầu tư ráo riết đi tìm nơi trú ẩn. USD mạnh lên, EUR/USD mất mốc 1.0700

EUR/USD đã giảm xuống dưới mức 1.0670 vào hôm qua do mức tăng lương bất ngờ ở Mỹ làm hồi sinh lo ngại về lạm phát dai dẳng. Điều này làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất và khiến các nhà đầu tư tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn và gia tăng sức mạnh cho đồng USD.
Vàng thủng mốc $2,300/ounce!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Vàng thủng mốc $2,300/ounce!

Giá vàng mất mốc $2,300 vào tối qua khi dữ liệu từ Mỹ cho thấy chi phí lao động đang tăng, do đó đẩy áp lực lạm phát đi lên. Hệ quả là, Fed sẽ cần kiên nhẫn hơn trong việc hạ lãi suất, như Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tuyên bố hai tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ