Tâm lý tích cực bao trùm thị trường khi phiên Âu khởi động

Tâm lý tích cực bao trùm thị trường khi phiên Âu khởi động

15:32 26/05/2020

Có vẻ như căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là chưa đủ để kéo thị trường chứng khoán đi xuống.

Sự phấn khích của thị trường chứng khoán lúc này chỉ có thể bị kiềm hãm khi có nhiều thông tin tiêu cực hơn ngoài tình trạng sự leo thang của căng thẳng Mỹ - Trung, bởi chỉ số S&P 500 đang tiến đến để kiểm tra lại mức kháng cự 3000. S&P 500 Futures sẽ phá vỡ mốc này một khi mà lượng tiền dồi dào quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ lễ vừa rồi. Chỉ số này đang hướng đến đường trung bình động 200 ngày (DMA 200). Các gói kích thích liên tục được bơm ra thị trường, các phương án mở cửa trở lại của nền kinh tế cùng với một chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ ổn định sẽ là điều kiện đủ để chứng khoán tiếp tục tăng.

Có lẽ sự lạc quan của ông Villeroy của ECB về việc nhiều gói kích thích đang được phát triển và lên kế hoạch đã thúc đẩy cho các hợp đồng tương lai của Châu Âu được mua vào, hoặc cũng có thể là do tin tức về Đức công bố gói cứu trợ cho hãng hàng không Lufthansa. Gói cứu trợ 9 tỷ euro này không phải là một sự thay đổi nho nhỏ trong chính sách tiết kiệm của Đức, mà đó là bước đầu của kết hoạch tung ra gói cứu trợ 100 tỷ euro. Thời điểm quan trọng của EU trong tuần này là lúc họ công bố chi tiết về quỹ phục hồi Merkel/Marcron, mở đường cho một chính sách tài khóa thống nhất. Nhưng mọi thứ không hề dễ dàng. 4 đất nước Hà Lan, Áo, Đan Mạch và Thụy Điển – còn gọi là nhóm “Frugal Four” đã đưa ra quan điểm trái chiều, mong muốn chính phủ đưa ra gói cho vay, chứ không phải gói cứu trợ. Chúng ta sẽ theo dõi những nhà đầu tư và cả ECB, xem họ cảm nhận như thế nào về điều này khi khoản nợ công gần 2.5 nghìn tỷ đã được tích lũy ở Ý.

Một lịch kinh tế thưa thớt vẫn sẽ có chỗ cho thị trường tự điều tiết, cụ thể là đánh giá lại rủi ro của việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế và khả năng hấp thụ các thông tin trọng yếu từ phát biểu của các ngân hàng trung ương. Từ Thống đốc BOE, Haldane, đến ông Lane của ECB, và ông Kashkari của Fed, thì dù thông điệp là gì trong bối cảnh hỗn loạn này, chúng vẫn có thể mang hàm ý giống nhau. Nhưng mọi sự tập trung đều chủ yếu dồn đến thống đốc BOC – ông Poloz, người có đánh giá súc tích nhất về các nỗ lực hỗ trợ thị trường hiện nay như “một người lính cứu hỏa không bao giờ bị chỉ trích vì sử dụng quá nhiều nước”. Hãy hy vọng rằng họ có thể dọn sạch chỗ nước ngập mà họ đã tạo ra.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ