Tại sao thị trường chứng khoán sụt giảm ngày hôm qua? Lợi suất yếu đi cho thấy lo ngại về tăng trưởng kinh tế

Tại sao thị trường chứng khoán sụt giảm ngày hôm qua? Lợi suất yếu đi cho thấy lo ngại về tăng trưởng kinh tế

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

13:54 09/07/2021

Liệu các nhà đầu tư đã chuyển nỗi lo lạm phát tăng cao sang lo lắng về việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị đình trệ? Có lẽ vậy, nhưng vẫn có nhiều người lạc quan về triển vọng thu nhập doanh nghiệp và nền kinh tế trong những tháng tới.

Tại sao thị trường chứng khoán sụt giảm ngày hôm qua? Lợi suất yếu đi cho thấy lo ngại về tăng trưởng kinh tế
Tại sao thị trường chứng khoán sụt giảm ngày hôm qua? Lợi suất yếu đi cho thấy lo ngại về tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên, những lo ngại về tăng trưởng rõ ràng đã ảnh hưởng đến thị trường ngày hôm qua. Một đợt phục hồi không ngừng của trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn dài tiếp tục đè nặng lên lợi suất, đẩy lợi suất 10 năm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng tại 1.25%. Khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn tại các kỳ hạn dài của thị trường trái phiếu, cổ phiếu đã sụt giảm, với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có lúc giảm hơn 500 điểm.

Lợi suất và cổ phiếu đã xóa bỏ một phần mức giảm vào rạng sáng nay, nhưng vẫn giảm khá đáng kể, với lợi suất kỳ hạn 10 năm giao dịch ở mức 1.33%. Chỉ số Dow giảm khoảng 300 điểm, tương đương 0.9%. 

Một cuộc tranh luận đã nổ ra giữa các nhà đầu tư và các nhà phân tích về lời giải thích cho sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc, dường như đang thúc đẩy các động thái trên khắp các thị trường tài chính. Nhưng khi kết nối tất cả lại với nhau, chúng đều chỉ ra rằng đang có một cảm giác không thoải mái khi thị trường chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh nhiều người mong đợi tăng trưởng kinh tế đã đạt đỉnh.

Nicholas Colas, đồng sáng lập của DataTrek Research, đã viết trong một ghi chú hôm thứ Năm: “Giả thiết chính của chúng tôi là chúng ta đang ở giữa nỗi sợ hãi tăng trưởng toàn cầu sẽ trở nên khiêm tốn…”.

Trước đợt bán tháo hôm thứ Năm, thời điểm ​​các cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán tháo cùng với các cổ phiếu tính chu kỳ hơn, những lo lắng đã xuất hiện phần lớn là vô hình đối với chỉ số S&P 500 vì chỉ số này thiên về các cổ phiếu tăng trưởng chất lượng cao/cổ phiếu công nghệ, Colas nói. Nhưng mọi chuyện khá rõ ràng khi nhìn vào các hiện tượng khác đã diễn ra kể từ ngày 1 tháng 6, bao gồm đồng đô la Mỹ tăng cao hơn, chỉ số các thị trường mới nổi MSCI giảm hơn 4% và mức giảm 0.5% đối với chỉ số Russell 2000.

Và lợi suất trái phiếu chính phủ nước ngoài cũng đã giảm, với lãi suất TPCP 10 năm của Đức giảm xuống -0.3% hôm thứ Tư từ mức -0.11%, trong khi lợi suất 10 năm của Nhật Bản giảm xuống 0.04% từ mức 0.09% vào cuối tháng 5.

Colas thừa nhận có những mạch truyện riêng đằng sau tất cả những động thái đó, bao gồm việc Trung Quốc đàn áp các công ty công nghệ, đà tăng quá mức của Russell 2000 vào đầu năm nay và những lo ngại về sự lây lan của biến thể delta có thể gây ra các đợt phong tỏa mới.

MarketWatch

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ