Tại sao OPEC+ cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm? Xu hướng cuối năm 2023 sẽ ra sao

Tại sao OPEC+ cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm? Xu hướng cuối năm 2023 sẽ ra sao

Nguyễn Thu Thủy

Nguyễn Thu Thủy

Junior Analyst

02:10 23/06/2023

OPEC đã thành công trong việc hạn chế tăng giá dầu thô.

Kể từ sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga, những thông tin tiêu cực trên thị trường xuất hiện đã khiến giá năng lượng tăng vọt. Ví dụ trong số đó có thể kể đến như vụ hỏa hoạn tại một cơ sở khí đốt của Mỹ đã làm gián đoạn công tác sản xuất, đình công làm tắc nghẽn các kho cảng dầu của Pháp, Nga nhất quyết yêu cầu châu Âu thanh toán tiền xăng bằng đồng Rúp, thị trường dầu mỏ bước vào trạng thái dao dịch biên độ lớn. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi kể từ đầu năm 2023. Giá dầu thô Brent kỳ hạn tiêu chuẩn đang được giao dịch ở dưới mức 75 USD/thùng, giảm so với mức 120 USD một năm trước; ở châu Âu, giá xăng dầu là €35 ($38) mỗi megawatt giờ (mwh), giảm 88% so với mức cao nhất vào tháng Tám.

Không phải tự nhiên mà giá dầu giảm như vậy. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (gọi chung là OPEC+) đã tuyên bố cắt giảm mạnh nguồn cung. Số lượng giàn khoan dầu khí ở Hoa Kỳ đã giảm trong tuần thứ bảy liên tiếp, do các nhà sản xuất phản ứng với các ưu đãi ít ỏi được đưa ra. Một số cơ sở khí đốt của Na Uy, ngày càng quan trọng đối với châu Âu thì lại đang được sửa chữa trong một thời gian dài. Hà Lan đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu. Những thông tin trên có lợi cho giá dầu, nhưng nó chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Điều gì đã giữ giá dầu ổn định?

Nhu cầu suy yếu có thể là một phần của câu trả lời. Kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm trong những tháng gần đây. Sự phá sản của nhiều ngân hàng ở Hoa Kỳ vào mùa xuân này làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế. Ở châu Âu, người tiêu dùng đang bị lạm phát đè nặng. Tác động đầy đủ của việc tăng lãi suất vẫn chưa được nhìn nhận trong cả hai lĩnh vực. Trong khi đó, sự phục hồi sau Covid ở Trung Quốc đang không đạt so với kế hoạch. Ngược lại, tăng trưởng chậm sẽ làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.

Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Mặc dù phục hồi chậm, Trung Quốc vẫn đang tiêu thụ mức kỷ lục khoảng 16 triệu thùng dầu mỗi ngày (b/d) trong tháng 4. Do sự phục hồi của ngành giao thông vận tải và du lịch kể từ khi chấm dứt hạn chế đại dich, từ đó đã có nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng dầu diesel, xăng và nhiên liệu máy bay. Tại Hoa Kỳ, chi phí xăng giảm 30% so với năm trước báo hiệu tốt cho mùa hè - thời điểm mà người Mỹ tích cực lái xe khắp các bang của họ. Nhiệt độ cao được dự đoán sẽ kéo dài khắp châu Á và châu Âu, làm tăng nhu cầu phát điện chạy bằng khí đốt để làm mát.

Lý giải thuyết phục hơn nằm ở yếu tố nguồn cung. Giá dầu neo cao trong hai năm qua đã khuyến khích sản xuất bên ngoài OPEC, hiện đang đi vào hoạt động. Dầu đang được khai thác từ lưu vực Đại Tây Dương bằng cách sử dụng kết hợp các giếng thông thường (ở Brazil và Guyana) và sản xuất đá phiến và cát dầu (ở Mỹ, Argentina và Canada). Na Uy cũng đang bổ sung nhiều hơn. Theo JPMorgan Chase, nguồn cung ngoài OPEC sẽ tăng 2.2 triệu thùng/ngày vào năm 2023.

Về nguyên tắc, điều này phải phù hợp với việc cắt giảm sản lượng được lên kế hoạch vào tháng 4 bởi các thành viên cốt lõi của OPEC (1.2 triệu thùng/ngày) và Nga (500,000 thùng/ngày), mà Ả Rập Xê Út đã đóng góp 1 triệu thùng/ngày trong tháng này. Tuy nhiên, sản lượng tại các quốc gia này không giảm nhiều như dự đoán, trong khi xuất khẩu tại các thành viên OPEC khác đã tăng lên. Venezuela đang trên đà phát triển nhờ đầu tư của Chevron. Iran đã đạt đến đỉnh cao mới kể từ khi Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt mới vào năm 2018. Thật vậy, 1/5 lượng dầu của thế giới hiện có nguồn gốc từ các quốc gia chịu lệnh cấm vận của phương Tây, nơi dầu được bán giảm giá, giúp giữ giá ở mức thấp.

Tình hình cung cấp khí đốt phức tạp hơn: đường ống chính của Nga vận chuyển sang châu Âu vẫn đóng cửa. Tuy nhiên, Freeport lng, nhà máy xử lý 1/5 lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng xuất khẩu của Mỹ và đã bị hư hại do một vụ nổ năm ngoái, đã mở cửa trở lại. Các mặt hàng xuất khẩu khác của Nga sang châu Âu vẫn tiếp tục. Dòng chảy của Na Uy sẽ khởi động lại đầy đủ vào giữa tháng Bảy. Quan trọng nhất, kho dự trữ hiện tại ở châu Âu là vô cùng lớn. Các cơ sở lưu trữ của khối hiện đã được lấp đầy 73%, tăng từ 53% một năm trước và tất nhiên sẽ đạt được mục tiêu 90% vào tháng 12. Các nước châu Á giàu có như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có đủ thừa dự trữ xăng dầu.

Khi lạm phát cao và lãi suất thấp, hàng hóa, đặc biệt là dầu thô, là một hàng rào hấp dẫn chống lại chi phí gia tăng, khiến giá cả tăng lên khi các nhà đầu tư đổ xô vào. Sức hấp dẫn hiện đã giảm đi vì các nhà đầu cơ kỳ vọng lạm phát sẽ giảm, cũng như lãi suất tăng khiến các tài sản an toàn hơn như tiền mặt và trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn. Kết quả là, vị thế ròng đầu cơ (sự cân bằng giữa đặt cược dài và ngắn trên thị trường tương lai dầu mỏ) đã giảm. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc sở hữu cổ phiếu dầu mỏ, do đó các nhà đầu tư có xu hướng bán ra cổ phần của họ. Khối lượng kho nổi giảm từ 80 triệu thùng trong tháng 1 xuống 65 triệu thùng trong tháng 4, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020.

Giá có thể tăng vào cuối năm nay. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, một nhà dự báo chính thức, cho rằng nhu cầu dầu thế giới sẽ đạt mức kỷ lục 102.3 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2023. Sản lượng dầu cũng sẽ ở mức cao nhất mọi thời đại, nhưng nhà dự báo dự đoán thị trường sẽ thiếu hụt trong nửa cuối năm 2023 - một quan điểm được nhiều ngân hàng ủng hộ. Cạnh tranh về hàng hóa LNG giữa châu Á và châu Âu sẽ nóng lên khi mùa đông đến gần. Để chuẩn bị cho mùa đông tới, chi phí vận chuyển đã tăng cao.

Tuy nhiên, cơn ác mộng trong năm ngoái khó có thể lặp lại. Nhiều chuyên gia tin rằng dầu thô Brent sẽ duy trì ở mức gần 80 USD/thùng và sẽ không tăng lên mức ba con số. Các thị trường tương lai khí đốt ở châu Á và châu Âu dự đoán mức tăng 30% so với mức hiện tại vào mùa thu. Thị trường hàng hóa đã phát triển trong 12 tháng qua. Không còn cần nhiều tin xấu để đẩy giá tăng vọt.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ