Tại sao Boris Johnson cân nhắc khả năng Brexit không thỏa thuận, cho dù nền kinh tế Anh đang chịu tổn thương?

Tại sao Boris Johnson cân nhắc khả năng Brexit không thỏa thuận, cho dù nền kinh tế Anh đang chịu tổn thương?

15:05 13/09/2020

Để hoạt động chính trị trong nước trở nên độc lập và tích cực, nước Anh dám đánh đổi bằng việc chấp nhận thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ phải chịu giá thành cao hơn.

Giữa nền kinh tế bị Covid-19 tàn phá, ít ra nước Anh còn có thể tự hào về một ngành công nghiệp sắp bùng nổ - ngành hải quan.

Theo ước tính của một số ngành đã được tất cả các Bộ trưởng phê duyệt: theo các thỏa thuận Brexit mới, có tới 50,000 người có thể tìm được công việc khác với tư cách là đại lý hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại giữa Anh và EU. Lực lượng làm việc trên bàn giấy này thậm chí sẽ tương đương với quy mô thực tế của Quân đội Anh.

Đảng của Margaret Thatcher hiện đang thúc đẩy quá trình tháo dỡ một trong những dự án lớn nhất của bà: kiến tạo một thị trường chung rộng lớn của EU, nơi hàng hóa và dịch vụ sẽ thông suốt và không chịu bất cứ trở ngại nào giữa biên giới các quốc gia ở châu Âu.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát hải quan giữa Anh và EU, các bãi đỗ xe tải và điểm kiểm tra còn đang được xây dựng. Hiện tại, hơn 350 triệu Bảng phải chi ra để giúp các công ty ở Anh thông qua các thủ tục nảy sinh từ thỏa thuận Brexit của Boris Johnson khi họ giao dịch với Bắc Ireland, một nơi trên lãnh thổ Anh Quốc.

Những điều này xảy đến như tiền đề cho điều ông Johnson mong muốn: lựa chọn ưu tiên về một thỏa thuận thương mại miễn thuế với EU khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc (ngày 31/12).

Nhưng chính hiệp định thương mại hạn chế đó cũng chẳng chắc chắn. Tuần này, vòng đàm phán thương mại thứ tám của EU sẽ diễn ra tại London; còn ông Johnson thì đang cân nhắc về việc có nên giáng thêm một đòn vào mâu thuẫn thương mại giữa Anh và thị trường lớn nhất của nước mình, bằng cách cắt đứt quan hệ với khối 27 thành viên mà không có thỏa thuận thương mại vào ngay cuối năm nay hay không.

Trưởng đoàn đàm phán của Anh - David Frost và Michel Barnier đại diện của EU sẽ có các cuộc đàm phán trong tuần này. Nhưng cuộc gặp của họ hoàn toàn bị lu mờ bởi một số tiết lộ rằng Boris Johnson đang lên kế hoạch viết lại những mục chủ chốt trong hiệp ước Brexit © Yves Herman / Reuters

David Frost, trước cuộc hội đàm với Michel Barnier, cho biết: trừ khi Brussels có thể coi Anh Quốc là "một quốc gia có chủ quyền" – nghĩa là để vận mệnh kinh tế của nước Anh toàn quyền trong tay họ - thì nước Anh mới đồng ý rời EU không kèm thỏa thuận thương mại nào. “Nếu sau khoảng thời gian ngắn trước khi Anh rời EU mà họ vẫn không chịu đồng ý, thì những điều khoản giao dịch về sau sẽ giống như EU và Úc. Chúng tôi đang nỗ lực chuẩn bị cho thời điểm cuối năm nay”.

Thỏa thuận “Kiểu Australia” là cách nói uyển chuyển của Anh ám chỉ mối quan hệ thiếu đi thỏa thuận thương mại tự do với EU. Khác với "Thỏa thuận kiểu Canada" là xóa bỏ thuế quan nhưng kèm theo cả núi thủ tục giấy tờ và việc kiểm tra hải quan ở biên giới thương mại mới; một Brexit không thỏa thuận cũng sẽ đi cùng với vấn đề thuế quan và hạn ngạch đối với hàng hóa của Anh, khiến việc xuất khẩu tăng chi phí.

Ông Johnson không muốn nhắc về cái giá nền kinh tế nước Anh phải trả. Khi được hỏi về nguyên nhân không có đánh giá tác động từ lựa chọn thương mại của chính phủ thời gian gần đây, Văn phòng thủ tướng Anh đã nói: “Ảnh hưởng kinh tế từ thỏa thuận thương mại với EU đã được tranh luận nhiều suốt 4 năm vừa qua và đồng thời cũng có nhiều nghiên cứu kinh tế về những ảnh hưởng ấy. ”

Theo các ước tính chính thức mới nhất năm 2018, Anh mất 4.9% thu nhập tương lai trong vòng 15 năm nếu nước này rời khỏi EU kèm theo một thỏa thuận thương mại cơ bản. Nếu thiếu thỏa thuận thương mại, con số này sẽ tăng lên 7.7%. Sam Lowe - chuyên gia thương mại tại Trung tâm Cải cách châu Âu đồng thời là cố vấn của chính phủ Anh, cho biết: việc Brexit không thỏa thuận còn làm phức tạp thêm nhiều những khía cạnh khác trong giao dịch của Anh với EU và làm tổn hại mối quan hệ giữa họ trong nhiều năm tới.

Nhưng ông Johnson lại khẳng định đây sẽ là một "kết quả tốt”. Theo ông, Brexit sẽ giúp nước Anh được áp dụng các chính sách riêng mà không bị EU can thiệp. Điều đó giúp đảm bảo tính nhất quán trong các quy tắc về việc giới hạn mức viện trợ chính phủ dành cho ngành công nghiệp trong nước.

Trong thời gian tới, cái mà ngài Thủ tướng phải toan tính là liệu “không thỏa thuận” có xứng với cái giá phải trả, về cả chính trị và kinh tế không - đặc biệt là vào lúc nền kinh tế của ông đang đứng trước cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và cả việc Scotland tiếp tục trưng cầu dân ý độc lập.

Một 'cột mốc chủ quyền' sẽ cho ông Dominic Cummings quyền tự do theo đuổi ước mơ về một nhà nước tự chủ sẽ đẩy mạnh phát triển ngành công nghệ © Chris J. Ratcliffe / Bloomberg

Một nhà ngoại giao EU cho biết: “Nếu cứ thấy khó là bỏ và chấp nhận Brexit không thỏa thuận, kinh tế Anh sẽ chịu nhiều ảnh hưởng và có việc làm tại Anh, so với EU, sẽ khó khăn hơn nhiều. Người ta sẽ tự hỏi liệu đây là một cuộc thương lượng hay đơn giản chỉ là cách họ đi hành hạ nhau”.

Đánh bắt thủy sản và trợ cấp

Bề ngoài thì việc dàn xếp một hiệp định thương mại tự do sẽ nằm trong thẩm quyền đàm phán của ông Frost và ông Barnier một khi họ bắt đầu cuộc đàm phán căng thẳng tuần này. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab cũng tuyên bố: chỉ có hai “khúc mắc còn tồn tại”: một liên quan đến việc phân phối hạn ngạch đánh bắt, một liên quan đến hệ thống kiểm soát trợ cấp của nhà nước.

Tuần này, báo Financial Times còn đưa thêm một tin tức khiến người ta thêm chán nản, về việc ông Johnson đang lên kế hoạch viết lại những mục chủ chốt trong hiệp ước Brexit đã được ông đích thân đàm phán với EU vào tháng 10/2019 – còn gọi là giao thức Bắc Ireland, ngay trong lúc ông Frost và ông Barnier thảo luận về mối quan hệ tương lai của Anh và EU.

Ông Johnson thậm chí còn cố gắng trấn an Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, rằng số ý tưởng thay đổi của ông ấy là không nhiều. Tuy nhiên ông Barnier muốn kiên trì rằng khởi đầu của một thỏa thuận về tương lai phải là sự tôn trọng hoàn toàn các hiệp ước quốc tế mà thủ tướng Anh đã đàm phán đồng thời được quốc hội phê chuẩn không quá một năm.

Về bản chất, các quan chức của cả hai bên đều coi vấn đề về ngư trường rất mang tính tổ truyền nhưng cơ bản là vẫn có khả năng dàn xếp. Vào thứ Hai, ông Barnier nhắc lại việc EU đã chuyển đổi lập trường hồi trước - “tối đa hóa” vùng biển đánh cá và đang tìm cách đạt được một thỏa hiệp. "Tôi nghĩ rằng hoàn toàn có thể đạt được một thỏa thuận" ông nói. "Vấn đề ở đây là lòng thiện chí."

Xe buýt gần Dover tham gia một trải nghiệm tập ứng phó với tình hình giao thông hậu Brexit - nguy cơ có hàng loạt các hàng ô tô tắc nghẽn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát hải quan giữa Anh và EU, người ta cũng đang xây hàng loạt bãi đỗ xe tải và các điểm kiểm tra © Glyn Kirk / AFP / Getty

Theo các quan chức EU, những đề xuất của Anh hiện nay hẳn có thể giúp sản lượng đánh bắt tăng gấp đôi rất hiệu quả, nhưng một trong những hậu quả là các cộng đồng ven biển của EU có nguy cơ bị hủy hoại. Vì thế, họ dự định các cuộc thảo luận về thủy sản của tuần này sẽ phải tập trung vào cách thức quản lý cho bất cứ dàn xếp nào ở tương lai, do những khó khăn hiện tại trong việc thực thi các quyền đánh bắt thực tế.

Điểm mấu chốt nhất vẫn nằm ở vấn đề viện trợ nhà nước: sự cố chấp đặc biệt của ông Johnson và vị cố vấn chính quyền lực - Dominic Cummings trong thái độ với việc nước Anh được toàn quyền trong quyết định cung cấp hỗ trợ nhà nước cho các công ty nhằm phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng Covid-19; để chuyển đổi những khu vực "bị bỏ rơi" và việc nước Anh sẽ "bám theo" ngành công nghệ.

Trớ trêu thay, ngay cả các nhà ngoại giao kỳ cựu cũng không đồng tình với những đòi hỏi này. Kim Darroch, cựu đại sứ của Anh tại Brussels và Washington, nhớ lại cách các quan chức Bộ Tài chính thời bà Thatcher của những năm 80, đã đưa ra các quy tắc viện trợ nghiêm ngặt của EU nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng đồng thời ngăn chặn các nước châu Âu khác tham gia vào cuộc đua trợ giá.

“Chúng tôi là những người nhiệt huyết nhất với hệ thống viện trợ nhà nước nghiêm ngặt trên toàn lãnh thổ EU” ông nói. “Những người lập ra hệ thống viện trợ đó sẽ sốc tới mức đội mồ sống dậy – nếu biết chính phủ Bảo thủ đang có ý tưởng quy hoạch ra một Vương quốc Anh tương tự Thung lũng Silicon.”

Tại Văn phòng thủ tướng, người ta khẳng định rằng không hề muốn nước Anh trở thành một “chế độ toàn trợ cấp”. Các cuộc đàm phán với Brussels về cách những cam kết kiểu ấy sẽ có hiệu lực pháp lý đi kèm một cơ quan quản lý độc lập, vẫn đang được tiến hành.

Nhưng chúng lại hoàn toàn trái ngược với điều EU lo ngại xảy ra hậu Brexit. Ban đầu, các cuộc tranh luận chỉ nhằm vào khả năng Anh có trở thành một nền kinh tế đơn độc “kiểu Singapore”, cạnh tranh với EU qua thuế thấp và quy định dễ dàng hay không. Tuy nhiên thật ra, sau đại dịch, ông Johnson phải duy trì mức thuế cao nếu muốn trang trải chi phí cho các chương trình Hỗ trợ lao động trước đó, khiến kế hoạch về cắt giảm thuế các tập đoàn của Anh phải hủy bỏ khiến thuế suất có vẻ sẽ cao hơn.

Nông dân biểu tình ở London phản đối những hàng nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn. Năm ngoái, Michael Gove đã cảnh báo rằng xuất khẩu thịt bò và thịt cừu của Anh có thể bị đánh mức thuế từ 40% trở lên © Tolga Akmen / AFP / Getty

Bởi các quy tắc được nới lỏng hơn, công chúng không còn mấy mặn mà với kiểu chương trình nghị sự như vậy – thủ tướng quả thực có cam kết về những chuẩn mực cao hơn. Hy vọng về việc đàm phán thành công một thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ của ông Johnson đã gặp khó khăn khi công chúng và nông dân của Anh phản đối thịt bò nhập khẩu có xử lý hormone hoặc thịt gà nhúng clo.

‘Cột mốc chủ quyền’

Với những những người thuộc chủ nghĩa hoài nghi cộng đồng chung EU, những vấn đề gây cản trở quá trình thỏa thuận thương mại với Mỹ hay với bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác, đều như thêm một đòn giáng mạnh vào giấc mơ hậu Brexit của họ. Những nỗ lực đạt được thỏa thuận thương mại với Nhật Bản cho thấy Tokyo sẽ không cấp cho Anh một thỏa thuận ưu việt hơn với tư cách một thành viên EU. Bộ trưởng Thương mại Liz Truss đã cố gắng mang cho ngành sản xuất pho mát của Anh một sự ưu tiên – nhất là với pho mát Stilton - dán tem Union Jack thay cho việc bị in lên thông tin về thỏa thuận thương mại hiện tại giống như giữa EU và Nhật.

Lời hùng biện của ông Johnson vào tháng 2/2020 về giao dịch tự do đã thành ra hơi cổ hủ. “Thương mại tự do là cách ngoại giao của Chúa” được ông nói trong một bài phát biểu tại Đại học Hải quân Hoàng gia ở Greenwich, trích lời Richard Cobden, một nhà vận động thương mại tự do thế kỷ 19. Ngài Thủ tướng đã than phiền sự thật là những trở ngại gần đây khiến thương mại tự do đang bị “bóp nghẹt”. Đồng thời, ông chĩa mũi về Brussels, Washington và Trung Quốc: "Thuế quan đang vây đánh chúng ta”

Những người trong chính phủ bảo rằng ông Johnson hiện đã phải chấp nhận vấn đề đó đồng thời cũng lặng lẽ chuyển luận điệu hậu Brexit của ông từ quan điểm về thương mại tự do sang quan điểm về chủ quyền: theo kiểu “Nước Anh trên hết” – một cách tiếp cận độc lập đã thu hút những người theo khuynh hướng dân túy và những người theo chủ nghĩa can thiệp theo phe ông Cummings, thậm chí còn có hơi hướng bắt chước chương trình nghị sự do từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Luận điệu “cột mốc chủ quyền” này còn cho ông Cummings quyền tự do theo đuổi ước mơ về một nhà nước tự chủ sẽ đẩy mạnh phát triển ngành công nghệ. Một người bạn của ông Cummings cho biết: “Chắc chắn ông ấy coi viện trợ của nhà nước là một yếu tố quan trọng. Những người khác ở văn phong chính phủ thì bảo rằng vị cố vấn đầy ảnh hưởng này đang bơm vào ông Johnson rằng viện trợ của nhà nước và nguyên tắc chủ quyền thật sự quá quan trọng, tới mức Brexit không thỏa thuận là đáng giá.”

Kỳ vọng đàm phán một thỏa thuận thương mại với Mỹ của Thủ tướng Anh Boris Johnson đang gặp trở ngại © Simon Dawson / Reuters

Nhưng Nick Macpherson, cựu quan chức chính của Bộ Tài chính Vương quốc Anh, nhớ về công cuộc giải thoát cho đất nước trong những năm 70 của "những người chiến sĩ", đã viết trên Twitter: "Hãy tin tôi, đây tuyệt không phải là thứ ta cần tự vệ."

Nền kinh tế của Vương quốc Anh chịu tàn phá bởi Covid-19. Tổng sản phẩm quốc nội giảm 22% trong nửa đầu năm 2020, một số người trong đảng Bảo thủ đã thúc bách Brexit hoàn toàn không thỏa thuận, phần vì ảnh hưởng của cuộc chia tay này chẳng đáng khi so với cả cuộc khủng hoảng kinh tế vừa trải qua. Ngoài ra, nhờ đó họ có thể giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát trước các sự kiện kinh tế từ EU sau những ảnh hưởng thu hẹp do Covid-19.

Theo Thomas Sampson, phó giáo sư tại Trường Kinh tế London:  đây là một tính toán bị nhầm lẫn nghiêm trọng, vì hầu hết các thiệt hại kinh tế do Covid-19 sẽ phục hồi được, so với những thiệt hại vĩnh viễn từ Brexit. Ông nói: “Covid-19 khiến người ta mất việc nhiều hơn Brexit và sản lượng thay đổi lớn hơn. Nhưng tính đến năm 2035, nếu ta Brexit vì Covid-19, kinh tế sẽ còn sứt sẹo hơn nữa.”

Hầu hết các mô hình kinh tế vĩ mô đều cho thấy lợi thế lớn nhất của tư cách thành viên EU bỏ bớt gánh nặng pháp lý “qua biên giới”. Ngay cả khi theo một hiệp định thương mại tự do kiểu Canada (có kiểm soát hải quan nhưng không thuế quan) thì những sức ép từ quy định mới cũng đổ ập lên vai các công ty của Anh.

Khác biệt chủ yếu ở Brexit không thỏa thuận nằm ở chi phí thuế quan bổ sung, vốn rất quan trọng với các ngành như nông nghiệp, thực phẩm chế biến và sản xuất ô tô, nhưng không quá nặng gánh với các ngành khác. Ô tô do Anh sản xuất sẽ bị EU áp thuế 10%, trong khi Michael Gove - hiện là Bộ trưởng phụ trách kế hoạch phi thỏa thuận – đã cảnh báo ngay từ năm ngoái về việc xuất khẩu thịt bò và thịt cừu của Anh sẽ bị áp thuế ít nhất 40%.

Ông Lowe còn đưa ra ý kiến rằng Brexit không thỏa thuận còn có thể gây ra một hậu quả tiêu cực: khiến Anh khó đảm bảo các giao dịch bên lề trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính và dữ liệu, hoặc gây khó khăn cho việc ký kết các thỏa thuận “nới lỏng” song phương với các nước thứ ba để giảm bớt quan liêu trong vấn đề biên giới.

Trong các cuộc hội đàm về thủy sản tuần này, Brussels dự kiến sẽ tập trung vào các thỏa thuận quản trị, do những trở ngại khi bàn về quyền đánh bắt cá© Dan Kitwood / Getty

“Một thỏa thuận” theo ông, “phải tạo ra được khuôn khổ hợp tác trong tương lai. Nó có giá trị khá lớn và có thể là con đường cho sự hợp tác dưới một chính phủ khác trong tương lai”. Mặc dù ông Johnson gọi Brexit không thỏa thuận là "thỏa thuận kiểu Australia", Canberra đã dành hai năm vừa qua để cố gắng đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do với EU. Sau tất cả, các chuyên gia thương mại cũng tin rằng Anh sẽ quay lại Brussels để cố gắng cùng hợp tác.

"Chúng tôi đã sẵn sàng kết thúc một cách sạch sẽ"

Chính phủ Johnson vẫn còn đang chia rẽ về việc liệu ngài thủ tướng đã sẵn sàng thỏa hiệp về các vấn đề như thủy sản và viện trợ nhà nước để ra được một thỏa thuận, hay việc ông bảo không thỏa thuận có nghĩa là không thỏa thuận. Một quan chức của Whitehall nói: “Nói chung là người ta đang trình diễn. Vẫn chưa đến giai đoạn cuối mà xong được một thỏa thuận đâu. "

Một số người thì tin ông Johnson vẫn chưa quyết định có nên theo lời khuyên của ông Cummings mà Brexit trong đổ vỡ, hay ông sẽ nhượng bộ cho một thỏa thuận thương mại tự do. Một cựu bộ trưởng tin rằng EU đã đúng trong việc nhìn nhận các mối đe dọa đầy nghiêm túc: “EU cuối cùng đã thức tỉnh trước thực tế chúng tôi là một quốc gia độc lập và cuộc chơi cũng thay đổi,” ông nói. "Chúng tôi đã sẵn sàng và quyết chí mà chia tay nhau trong sạch sẽ."

Việc không đạt được một thỏa thuận thương mại thân thiện với EU cũng khiến người ta đặt ra câu hỏi về năng lực của Thủ tướng và thêm ủng hộ với yêu cầu độc lập ở Scotland, nơi có lượng phiếu chống Brexit áp đảo. Tuy nhiên, trong tuần này, ông Johnson đã cho biết ông muốn có một thỏa thuận vào giữa tháng 10, nếu không ông sẽ bỏ qua việc đàm phán.

“Nếu tới lúc đấy mà chúng tôi vẫn chưa thỏa thuận được, thì bản thân tôi không thể thấy được khả năng về một hiệp định thương mại tự do giữa Anh và EU. Mọi người cũng nên chấp nhận và bước tiếp”

Một số quan chức EU nghĩ rằng ông Johnson chưa hề suy xét thấu đáo. “Phải có lý do khiến Australia tới giờ vẫn còn đàm phán thỏa thuận thương mại với EU”. Ông Barnier, phát biểu trước chuyến thăm London mới nhất của mình, một cách đơn giản: “Đôi khi ở Anh, tôi nghe người ta nói về thời cơ hay cơ hội từ một Brexit không thỏa thuận. Chúc họ gặp may."

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ