Sản lượng công nghiệp Nhật Bản suy yếu trước lo ngại suy thoái toàn cầu

Sản lượng công nghiệp Nhật Bản suy yếu trước lo ngại suy thoái toàn cầu

10:03 31/01/2023

Sản lượng nhà máy của Nhật Bản giảm nhẹ trong tháng 12, khép lại một quý ảm đạm cho lĩnh vực sản xuất, khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách thúc đẩy tiêu dùng và thương mại để giúp phục hồi nền kinh tế

Theo báo cáo của Bộ Công nghiệp hôm thứ Ba, sản xuất công nghiệp đã giảm 0.1% so với tháng 11 và giảm 2.8% so với cùng kỳ. Các nhà kinh tế đã dự báo mức giảm 1% so với tháng trước.

Trong cả quý IV, sản lượng công nghiệp đã giảm 3.1% so với quý trước, mức lớn nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, cho thấy nền kinh tế đã bị suy yếu vào cuối năm ngoái.

Mặc dù dữ liệu tốt hơn dự báo, sản lượng nhà máy vẫn ở dưới mức trước đại dịch vào tháng 12/2019, một dấu hiệu của sự suy yếu mà BoJ có thể sử dụng để tiếp tục đưa ra các gói kích thích hỗ trợ nền kinh tế.

Harumi Taguchi, kinh tế trưởng S&P Global Market Intelligence cho biết: “Do thị trường lao động vẫn chưa trở lại mức trước khi đại dịch, dữ liệu này sẽ không làm thay đổi quan điểm của BoJ, họ vẫn sẽ kiên trì với chính sách tiền tệ hiện tại”.

Sự suy giảm sản xuất có thể đang ảnh hưởng đến sự phục hồi của GDP quý trước. GDP của Nhật Bản đã giảm mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, chủ yếu là do sự mất giá của JPY. Dữ liệu GDP quý IV sẽ được công bố vào giữa tháng Hai.

Một trong những mối quan tâm đối với cả Nhật Bản và BoJ là suy thoái kinh tế toàn cầu, gây ra bởi sự thắt chặt chính sách mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các tổ chức tài chính quốc tế ngày càng cảnh báo về điều này, với Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự đoán 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ bước vào suy thoái trong năm nay.

Sự chậm lại trong nhu cầu của Trung Quốc cũng là một điều đáng lo ngại. Xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm vào tháng 12 lần đầu tiên trong bảy tháng, sau khi nước này đột ngột chấm dứt chính sách Zero Covid vào tháng trước dẫn đến sự lây nhiễm mạnh mẽ của virus và sự gián đoạn. Tuy nhiên, có một số dữ liệu đã được cải thiện.

Tình trạng thiếu chip tiếp tục là một rủi ro đối với ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Toyota cho biết vào đầu tháng này rằng họ hy vọng sản lượng xe sẽ phục hồi về mức trước đại dịch vào năm 2023, nhưng cảnh báo rằng sản lượng thực tế có thể thấp hơn 10% nếu không thể mua đủ phụ tùng.

Về các dữ liệu tích cực hơn, doanh số bán lẻ tháng 12 đã tăng 1.1% so với tháng trước, theo một báo cáo của Bộ công nghiệp hôm thứ Ba. Mặc dù lạm phát đạt mức cao nhất trong 40 năm, tiêu dùng vẫn ổn định.

Dữ liệu từ Bộ Lao động cho thấy tỷ lệ việc làm trên số người nộp đơn vẫn ở mức 1.35, tức có 135 vị trí cho mỗi 100 người tìm việc.

Mặc dù điều này cho thấy sự thắt chặt của thị trường lao động sẽ gây áp lực lên tiền lương, nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với con số 1.64 vào năm 2018, khi không tạo ra mức tăng trưởng lương mà BoJ kỳ vọng. Tỷ lệ thất nghiệp cũng duy trì ở 2.5%, cao hơn mức thấp trước đại dịch là 2.2%.

Taguchi của S&P cho biết: “Tôi không nghĩ rằng tỷ lệ việc làm trên số người nộp đơn cho thấy một sự thay đổi trong xu hướng việc làm. Con số này không đủ cao để tin rằng chúng ta đang ở trong một chu kỳ mà thị trường lao động thắt chặt dẫn đến mức lương cao hơn.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ