Quan điểm giao dịch tuần 20-24/7: Viễn cảnh khả thi cho một nhịp điều chỉnh?

Quan điểm giao dịch tuần 20-24/7: Viễn cảnh khả thi cho một nhịp điều chỉnh?

09:57 20/07/2020

các yếu tố cơ bản và kỹ thuật của thị trường trong tuần tới đều đang rất nhạy cảm!

Trong tuần giao dịch trước, cả thị trường bàn tán và xôn xao về mùa báo cáo thu nhập của các công ty tại Mỹ, điều mà có khả năng sẽ làm cho đà tăng của thị trường phải chùn bước. Trong mùa hoạt động quý 2, ảnh hưởng từ dịch bệnh đã khiến cho tình hình chung của thế giới xấu đi và các con số về thu nhập của các công ty khó thể nào mà tốt được, nhưng có vẻ như thị trường đã hoàn toàn định giá xong việc nền kinh tế sẽ có không chỉ một mà nhiều quý tồi tệ hơn nữa trước mắt. Mặc dù cho không có quá nhiều tín hiệu tích cực, thậm chí là căng thẳng thương mại và tình hình làn sóng dịch bệnh thứ 2 vẫn đang diễn biến rất tồi tệ nhưng, toàn thị trường tuần vừa rồi đã cho thấy một tín hiệu tích cực và đang bỏ ngoài tai các tin tức xấu. Có thể nói rằng, hiện giờ các con số dữ liệu kinh tế cho thấy đà phục hồi, tiến triển của vaccine Covid-19 và hứa hẹn về các biện pháp hỗ trợ mới của chính phủ các nước đang là những yếu tố chính mà thị trường quan tâm và giúp cho đà tăng tiếp tục được giữ vững. Thế nhưng, các yếu tố cơ bản và kỹ thuật của thị trường trong tuần tới đều đang rất nhạy cảm.

Điểm lại tin tức đáng chú ý:

Tin tiêu cực:

  • Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Tổng thống Donald Trump bác bỏ triển vọng về một thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc (13/7). Trung Quốc tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty Lockheed Martin tại hoa kỳ (14/7).
  • Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại vẫn chưa cải thiện khi số ca nhiễm mới trong một ngày tại Mỹ đạt kỷ lục 74,987 và đạt 249,666 ca một ngày trên toàn thế giới, đưa tổng số người nhiễm Covid-19 lên tới 14,468,218 người.
  • Các nhà lãnh đạo EU đã không đạt được thỏa thuận chung về gói kích thích trị giá 750 tỷ EUR sau cuộc họp 2 ngày ở Brussels (19/7).

Tin tích cực:

  • Thuốc đặc trị Covid-19 của Gilead Science Inc cho kết quả khả quan trên bệnh nhân Hàn Quốc.
  • Hàng loạt dữ liệu kinh tế trên toàn cầu tốt hơn dự kiến

Các yếu tố dẫn dắt thị trường chính trong tuần tới:

  • Gói kích thích trị giá 750 tỷ euro của EU đã không đạt được đồng thuận và có thể sẽ khiến cho đà tăng của EUR hết động lực.
  • Gói cứu trợ Covid-19 của Mỹ sẽ rất quan trọng cho tâm lý thị trường nhưng hiện tại ông Trump vẫn đang xem xét rằng liệu có nên ký gói cứu trợ này mà không có việc cắt giảm thuế hay không.
  • Căng thẳng giữa Mỹ - Trung : Trong bối cảnh hiện tại, thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 của 2 bên vẫn đang tiến triển tốt, điều này đã trợ giúp cho tâm lý thị trường nhưng, vẫn cần phải đề phòng với những động thái mang tính cực đoan khó có thể xảy ra trong thời điểm các quốc gia đều mong muốn sự phục hồi vì điều này sẽ gây “trigger” rất mạnh tới thị trường.
  • Các dữ liệu PMI của các quốc gia sẽ đáng được chú ý. Có thể thấy, các dữ liệu kinh tế gần đây đều biến động rất mạnh so với mức trung bình của nó do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Sự phục hồi trở lại trên mốc 50 của các dữ liệu PMI là điều dễ hiểu nhưng liệu các con số có giống như những gì thị trường kỳ vọng hay không là điều đáng quan tâm hơn cả vì trong một bối cảnh thị trường dường như đang cần một nhịp điều chỉnh để có thể tiến xa hơn thì tâm lý thị trường rất dễ bị tác động.
  • Trong 2 phiên giao dịch cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ không thể bứt phá và được giao dịch trong một biên độ hẹp. Mặc dù có tăng nhẹ nhưng sự phân hóa khá rõ rệt của dòng tiền vào các ngành phòng thủ như y tế (XLV) và tiện ích cơ bản (XLU) đã tăng mạnh trong khi các ngành nhạy cảm như tài chính (XLF) và năng lượng (XLE) thì đang sụt giảm đi. Mỗi khi sự phân hóa này xảy ra, đây chưa bao giờ là một tín hiệu tốt cho thị trường và một đợt giảm điều chỉnh nhẹ trong xu hướng tăng là hoàn toàn có thể.

Góc nhìn kỹ thuật:

Vàng:

Trong tuần vừa rồi, vàng tích lũy trong biên độ khi đang treo lơ lửng trên đỉnh cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây và việc vàng bứt phá sẽ là kim chỉ nam cho thị trường trong tuần tới. Nếu vàng giảm xuyên qua vùng $1,791 thì đây có thể sẽ là tín hiệu cho một nhịp giảm điều chỉnh nhẹ của thị trường trước khi tìm thấy động lực để có thể tăng cao hơn nữa. Nếu vàng bứt phá khỏi vùng đỉnh $1,816 thì động lực tăng nhẹ từ tuần trước của thị trường sẽ tiếp diễn.

Biểu đồ vàng khung thời gian H4.

S&P500:

Chỉ số S&P500 từ đầu tuần đã biến động khá mạnh theo cả hai chiều nhưng trong hai phiên cuối của tuần là phiên giao dịch thứ Năm và thứ Sáu, chỉ số này đã được giao dịch trong một biên độ hẹp tại vùng đỉnh 3,230. Liệu S&P500 trong tuần tới có thể bứt phá trong một bối cảnh nhiều điều không chắc chắn như hiện tại? 

Biểu đồ chỉ số S&P500 khung thời gian Daily.

USD:

USD hiện tại đang đối mặt với một vùng hỗ trợ và theo quan điểm cá nhân của tôi thì xu hướng trong dài hạn của USD vẫn sẽ là giảm nhưng với bối cảnh hiện tại của thị trường thì kịch bản USD sẽ có một nhịp tăng điều chỉnh trở lại trong tuần tới trước khi quay trở lại với đà giảm chính là điều dễ xảy ra hơn. Trong trường hợp tin tức về dịch bệnh, vaccine và các gói cứu trợ của các chính phủ trở nên tích cực thì việc tiếp tục bán USD vẫn sẽ được ưu tiên hàng đầu.

Biểu đồ DXY (chỉ số đo lường sức mạnh của USD) khung thời gian H4.

Nếu kịch bản điều chỉnh của thị trường xảy ra, chúng ta sẽ thấy các đồng tiền như AUD, NZD, CAD cùng có một nhịp hồi trở lại sau một tuần tăng yếu ớt so với USD.

Biểu đồ NZD/USD khung thời gian Daily.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed

Chứng khoán châu Á sụt giảm sau khi lo ngại về lãi suất cao hơn trong thời gian dài tại Mỹ đã thúc đẩy làn sóng bán tháo trên Phố Wall, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vào sáng sớm mai.
Bờ Tây Thái Bình Dương rung chuyển bởi "cơn địa chấn" trên thị trường chứng khoán Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Bờ Tây Thái Bình Dương rung chuyển bởi "cơn địa chấn" trên thị trường chứng khoán Nhật Bản

Thị trường chứng khoán Nhật Bản mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ và đồng loạt tăng điểm sau khi kết quả kinh doanh ấn tượng của các công ông lớn được công bố. Hitachi nổi lên là một trong những "ngôi sao sáng" trên sàn Topix với mức tăng vọt ấn tượng, góp phần đáng kể vào mức tăng cao nhất của chỉ số này trong hơn hai tháng qua.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ