[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 15/04/2020

[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 15/04/2020

17:11 15/04/2020

Trung lập với EURUSD, trong khi EURCHF vẫn sẽ chịu áp lực giảm sâu. Khởi động trạng thái bán ròng mới với GBP

EUR

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực khi thị trường chứng khoán đón nhận cầu mua mạnh mẽ. Thị trường futures đang giảm mạnh trước khi phiên London mở cửa, nhưng mỗi nhịp giảm gần đây đều đi kèm với lực mua chờ sẵn. Chúng tôi nhận thấy nguồn cung USD đáng kể của các quỹ tiền mặt với nhu cầu bán USD lấy GBP và AUD trong các phiên vừa qua, trái ngược hoàn toàn với những gì đã diễn ra trong tháng Ba. Mặc dù tôi có đủ sự thận trọng hợp lý để không đưa ra dự báo thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro tiếp tục tăng mạnh sau sóng tăng vừa qua, thì việc đi ngược lại xu hướng là cách làm đau thương, và như đã nói hôm qua, gánh nặng từ những tin khó lường gây áp lực cho những người nắm giữ trạng thái bán ròng EUR nhiều hơn. Điều này khá hợp lý trong bối cảnh kích thích và nới lỏng tiền tệ được bơm ra đáng kể trên thị trường, nhưng sự thật cần phải ghi nhớ đó là chứng khoán đã hồi phục khoảng 30% rồi và những con số không mấy khả quan của mùa báo cáo kết quả kinh doanh đang đến gần. Đồng EUR không hưởng lợi đáng kể từ đà suy yếu của USD như những đồng trong nhóm G10 khác. Thực ra cũng không có lý do rõ ràng để lý giải điều này, dù rằng không quá đáng nếu cho rằng đây khu vực Châu Âu đang trải qua giai đoạn tăng trưởng thấp nhất trong các nước phát triển ngay cả trước khi có dịch bệnh, nên có lý do để lý luận rằng bất kỳ “sự phục hồi” nào rồi cũng sẽ giảm trở lại. Vì vậy, không có cơ sở để EUR vượt trội hơn các đồng khác vào lúc này. Xu hướng bền vững của EUR hiện tại không rõ ràng, nên chúng tôi giữ quan điểm trung lập với đồng này, nhưng về cơ bản có thể bán khi có dấu hiệu chứng khoán quay đầu giảm.

GBP

Sức mạnh gần đây của Bảng Anh đã kéo cặp GBP/USD lên mức 1.2648 và cặp EURGBP về 0.8683 vào hôm qua. Gần đúng vùng khuyến nghị bán GBP mà tôi đã nhắc đến. Nhịp hồi vào đêm qua cho thấy xu hướng tăng này có lẽ chỉ đến đây thôi, và mặc dù tôi cần GBP/USD giảm về 1.2480 để khẳng định chắc chắn hơn, tôi vẫn mở trạng thái mới bán GBP ngay trong buổi sáng phiên London. Nhìn chung, khối lượng giao dịch giảm mạnh so với tháng Ba nhưng thanh khoản vẫn khá ổn định.

CHF

Cặp EUR/CHF giảm sâu hôm qua khi các quỹ tiền thật tiếp tục mua thêm CHF. Việc EUR/CHF không thể bật tăng mạnh hơn thoát khỏi vùng 1.0550 của tuần trước dù cho chứng khoán tăng trở lại là dấu hiệu đáng lo ngại cho phe bán ròng CHF, nhưng dù lý do chính xác là gì, các giao dịch hôm qua rất đáng chú ý. Tôi đã từng đề cập hôm qua về khả năng EUR/CHF chỉ đơn giản là tìm điểm cân bằng thấp hơn cho vùng giao dịch mới. Những dòng chảy vốn và hành động giá hôm qua cho thấy điều này có thể thành sự thật. Có điểm mua tốt xuất hiện ở quanh 1.0530 hôm qua, và sau đó có lực tăng nhẹ trong đêm. Chúng tôi khá trung lập vào lúc này và sẽ tiếp tục quan sát kỹ động thái thị trường cùng hành động giá trong ngày nay. Một chú ý nữa, đó là nhận định về tài khoản tiết kiệm của Thụy Sĩ công bố hôm qua khá hấp dẫn để nghiên cứu. Thực tế, khoản vốn hỗ trợ chống lại dịch Covid-19 của SNB dành cho các ngân hàng địa phương có thể bị thổi phồng, nghĩa là mức độ can thiệp thị trường thấp hơn mức được phản ánh trong số liệu này. Nhưng dù ở mức độ nào, không nghi ngờ gì việc NHTW Thụy Sĩ có nhúng tay vào thị trường, và nếu xem dòng chảy vốn hôm qua là tín hiệu cho tầm nhìn trung hạn, thì cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ SNB để ngăn EUR/CHF giảm về dưới 1.05. Hiện tôi ưu tiên bán khi giá tăng lên 1.0580/90.

JPY

Cặp USD/JPY tiếp tục giảm sâu hơn, hoàn toàn là do ảnh hưởng giảm của đồng USD (chứng khoán đang ở đỉnh của nhiều tuần), hơn là do bất kỳ xu hướng khác lạ nào liên quan đến việc Nhật Bản bước qua năm tài chính mới. Chúng tôi nhìn thấy mức chặn tiếp theo ở vùng 106, mức mà cặp này đã không thể với tới khi bước qua năm tài khóa mới, một nhịp phá vỡ và đóng cửa dưới mức này sẽ mở ra xu hướng giảm cho USD/JPY và càng vững chắc quan điểm cho phe bán. Nhìn rộng hơn, tôi không tin rằng đồng JPY đánh mất vị thế là tài sản an toàn, và rằng dòng vốn hồi hương của các công ty Nhật Bản tiếp tục là yếu tố rủi ro thị trường. Tôi cho rằng thị trường rủi ro đã phục hồi hơi quá, và trong khi có vẻ tỷ lệ lây nhiễm dần được kiểm soát, cái giá phải trả cho sự kiểm soát lúc này trong tương lai là rất lớn, nên tôi không tin vào đồ thị hồi phục chữ V. Hiện không có bức tranh rõ ràng cho JPY và giao dịch khá mỏng và thiếu định hướng, nên chúng tôi giữ quan điểm trung lập. 106.80/90 tiếp tục là ngưỡng hỗ trợ mạnh, xa hơn là mức 106.10/20. Vùng kháng cự gần nhất là 107.80 và xa hơn là 108.20/30.

AUDNZDCAD

AUD đặc biệt tương quan gần gũi với thị trường chứng khoán vào lúc này và phe bán AUD có thể phấn khích, với việc chứng khoán đã tăng 3% vào hôm qua và chỉ giảm 0.65% trong ngày nay, mà đồng AUD vẫn giảm giá ròng. Cặp AUD/USD nhìn chung giảm. Phần lớn điều này là do hiệu suất kém của các đồng tiền thuận chiều tài sản rủi ro, với đồng NOK có dấu hiệu giảm vào đầu phiên Âu và thị trường các đồng mới nổi suy yếu. Tôi có đánh giá rằng cặp AUD/USD có thể tăng cao khi rủi ro được kiềm chế, bởi các trạng thái phòng hộ (hedging) ở các quỹ tiền mặt đang được gỡ bỏ dần, và bởi tôi cho rằng nhịp giảm về vùng 0.6340/60 sẽ là mức hỗ trợ hợp lý. Nếu giá giảm sâu về dưới 0.63 thì có thể xảy ra đảo chiều xu hướng. Đồng NZD giao dịch song song với AUD ở mức độ tương thích với tài sản rủi ro (beta) thấp hơn bởi AUD/NZD tương quan thuận chiều với AUD/USD. Cặp USD/CAD đi ngược lại với xu hướng giảm của USD, điều này là hợp lý khi mà câu chuyện về kinh tế yếu của Canada vẫn đang còn đó.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ