[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 13.05.2020

[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 13.05.2020

15:23 13/05/2020

Tiếp tục giữ trạng thái Short GBP nhưng quan sát mức 1.2250. Vẫn brearish đối với EUR và các cú tăng giá là cơ hội để mở vị thế Short. Short nhẹ NZD/USD tại giá hiện tại và tăng vị thế tại 0.61. Vẫn giữ lệnh Short AUD/USD.

EUR – Jeffrey Simmons

Đồng Euro đã siết trạng thái Short ngày hôm qua khi nhu cầu của quỹ tiền thật tăng cao trên thị trường, như thảo luận gần đây, đã chứng kiến sự tích tụ của các vị thế Short đầu cơ trong vài tuần qua. Mặc dù mức cao 1.0876 từ tuần trước bị phá vỡ trong khoảng thời gian ngắn, cặp này vẫn giữ dưới mức 1.09 và từ đó đã giảm nhẹ xuống một lần nữa. Trong khi đó, thị trường chứng khoán đã có một đợt bán tháo đáng kể vào ngày hôm qua khi giọng điệu thận trọng từ cả Fauci và các quan chức Fed đã gây áp lực, và một kịch bản USD mạnh hơn so với các đồng tiền còn lại của G10 (ví dụ GBP và NZD) đã được thiết lập. Giọng điệu không thân thiện giữa tòa án Đức và ECB cũng tiếp tục gây sức ép lên EUR. Tất cả các yếu tố trên đều ủng hộ kịch bản giảm giá EUR rất thuyết phục và hợp lý theo quan điểm của tôi. Cú tăng giá ngày hôm qua, theo quan điểm của tôi, là một cơ hội để tăng thêm các vị thế Shorts. Sự cảnh báo chính mà tôi thấy đối lập với kịch bản giảm giá là vị thế hiện tại trên thị trường (Positioning), nhưng trong tuần qua, các đợt siết trạng thái vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tôi có thể đánh giá lại kịch bản khi giá tăng lên trên 1.0900/10, mặc dù 1.1015/30 mới là khu vực quan trọng cần chú ý trong quan điểm của tôi. Một sự phá vỡ và đóng cửa dưới 1.0720/30 là cần thiết để mở ra cơ hội giảm giá và sẽ gây áp lực giảm về mức thấp của năm.

GBP -  Karim Mir

Bảng Anh giảm vào hôm qua bởi chịu tác động từ sự kết hợp của nhiều yếu tố tiêu cực. Ngoài các chỉ trích ngày càng tăng về khả năng ứng phó khủng hoảng Covid-19 của chính quyền Anh, thì tâm điểm chú ý đổ dồn vào deadline kéo dài thời hạn chuyển giao của Brexit đang đến dần, và trong hôm qua chúng tôi cũng ghi nhận rằng chương trình hỗ trợ duy trì việc làm (cho người nghỉ không lương) sẽ được gia hạn tới hết tháng Mười. Chi phí cho chương trình trên là rất lớn, và với nền kinh tế đang bước vào thời kỳ suy thoái, ảnh hưởng của gói tài khóa này càng làm các nhà đầu tư thêm lo ngại. Tất cả những điều trên khiến Cable giảm sâu về đáy của vùng giá giao dịch gần đây, và tỷ giá EUR/GBP phá vỡ kháng cự 0.8810/15. Dữ liệu sáng nay hỗ trợ Bảng Anh phục hồi nhẹ, khi mà chỉ số sản xuất (dù trước đây rất xấu) công bố vượt kỳ vọng thị trường. Chúng tôi vẫn bearish với GBP nhưng mức 1.2250 phải được phá vỡ thì mới mở ra xu hướng giảm sâu hơn. Có thể mở vị thế Short khi 1.2250 bị xuyên thủng hoặc Sell on rally tại 1.2370/90.

AUD, NZD - James Clark

Ngân hàng RBNZ vừa tăng gấp đôi quy mô chương trình nới lỏng QE vào đêm qua tới xấp xỉ 30% tổng GDP của nước này, tin chấn động này rõ ràng khiến New Zealand vào danh sách các nước sử dụng gói QE nhiều nhất trên thế giới. Phó thống đốc RBNZ ông Bascand từng nói rằng các ngân hàng thương mại nên chuẩn bị sẵn tâm lý với sự xuất hiện của lãi suất âm vào cuối năm 2020, trong khi ở một diễn biến khác, RBNZ tuyên bố rằng việc mua lại tài sản nước ngoài là một công cụ đã sẵn sàng để kích hoạt. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc tất cả chúng ta phải công nhận rằng gói QE khổng lồ, xác suất cao lãi suất âm đối với một đất nước có tài khoản vãng lai thâm hụt lớn như New Zealand và rủi ro can thiệp vào thị trường FX bằng cách mua lại tài sản nước ngoài sẽ góp phần làm đồng Kiwi giảm trong trung hạn. Short NZD hiện đang là một chiến thuật rất rõ ràng trên khung thời gian ngắn và nó càng ngày càng hiển nhiên hơn, nhưng chúng ta cũng cần theo dõi thêm hành động của các quỹ tiền thật. Chiến thuật hiện nay là Short nhẹ nhàng ở vùng giá hiện tại và tiếp tục gia tăng vị thế trở lại khi tỷ giá NZD/USD lên ngưỡng 0.61, cộng thêm các tín hiệu từ các quỹ tiền thật. 0.6160/80 là ngưỡng kháng cự quan trọng đối với cặp tiền này, trong khi đó, mức hỗ trợ ở quanh vùng 0.5990/00 sẽ cần thiết bị xuyên thủng nếu tỷ giá muốn rơi về ngưỡng 0.5910. Vẫn giữ lệnh Short AUD/USD từ các nhận định trước.

CHF – Jeffrey Simmons

EUR/CHF gần đây đang có ít biến động. Mặc dù mức độ can thiệp tăng lên, kết hợp một đợt rủi ro  gia tăng đáng kể, và đồng Euro tương đối ổn định, cặp chéo này đang vật lộn để tăng thậm chí chỉ 10 pips vào lúc này. Ta có thể biện minh cho một chiến thuật mua ở giá hiện tại trên ngưỡng 1.05, nhưng sự trượt giá ở mức dừng lỗ dưới 1.05 có phần đáng lo ngại, trong khi các đợt tăng giá rất yếu và rủi ro dừng lỗ do trượt giá khiến cho tỉ lệ risk/reward không còn hấp dẫn. Dừng lỗ ở dưới mức 1.0505 thay vì 1.0500 là một cách để giải quyết mối lo ngại này, mặc dù điều đó đòi hỏi việc phải dừng lỗ ở trên mức hỗ trợ chính thay vì ngay bên dưới, dẫn đến phản trực giác. Tôi đang nghiêng nhiều hơn về phía Bearish đồng Euro, vì vậy, bất kỳ vị thế mua EUR/CHF nào trên 1.05 đều phải được quản lý chặt chẽ. Hiện tại, USD/CHF không phải là mối quan tâm trực tiếp cho chúng tôi, nhưng sự thiên vị của tôi sẽ là tăng giá trong thời gian gần vì tôi đang tiêu cực hơn đối với EUR/USD và EUR/CHF hiện đang được hỗ trợ ở trên mức 1.05.

JPY (Charlie Cass)

Sáng nay, biên độ giao dịch khá trầm lắng của USD/JPY dù đứng trước sự chuyển biến mạnh của thị trường (như phát biểu của RBNZ), nhưng dù đồng nghiệp của chúng tôi tại Tokyo có ghi nhận nhu cầu bán USD tại thị trường Nhật, tôi không tin rằng đây là tâm lý FOMO mua JPY hậu tuần lễ vàng. Chúng tôi vẫn nhận định biến động những ngày qua là do siết trạng thái đi kèm với dòng tiền mua bán đáng kể. Quan điểm gần đây của chúng tôi về xu hướng JPY tăng bất kể áp lực bán Yên, và chúng tôi vẫn chờ đợi thời cơ thích hợp để mở lại vị thế, nhưng không phải lúc này khi mà tâm lý risk-on duy trì. Dù vậy chúng tôi sẵn lòng đón nhận nếu đồng nghiệp tại Tokyo có gợi ý nào đó khi mà xu hướng Short USD/JPY tiếp diễn. Phát biểu của Powell về vấn đề lãi suất âm cũng sẽ là tâm điểm vào đêm nay, hỗ trợ 107.00/10 và xa hơn là 106.75/80, trong khi kháng cự ngắn hạn là 107.75 và xa hơn là ngưỡng kháng cự quan trọng tại 108.10/20.

Gold

Hiện nay trên biểu đồ daily, kim loại quý này đang bị mắc kẹt trong một mô hình giá tam giác nằm giữa 1722.66 và 1679.29. Với việc các bước sóng a-b-c-d-e trong tam giác đã hoàn thành, nhiều khả năng chúng ta sẽ sớm thấy Vàng phá vỡ vùng giá này để trở lại xu hướng tăng trong trung hạn và hướng tới đỉnh cũ năm 2012 ở 1796. Nếu động thái “breakout” đó không xảy ra trong vòng 24-48 giờ tới, chúng tôi sẽ nghiêng về khả năng giá Vàng có thể điều chỉnh giảm trở lại về vùng 1636.63 (Fibonacci 38.2% của đợt sóng tăng từ giữa tháng 3 vừa qua).

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ