[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 05.05.2020

[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 05.05.2020

17:09 05/05/2020

Chờ bán EUR khi giá tăng lên 1.0970/00. Chờ bán AUD và NZD tại 0.6500 và 0.6130. Chờ mua USD/CAD tại 1.3930. Tiếp tục giữ short GBP.

EUR

Đồng tiền chung Châu Âu đã bị bán tháo khá mạnh ngày hôm qua và vẫn giữ mức giá thấp qua phiên giao dịch châu Á ngày hôm nay. Đồng USD mất giá nhẹ đêm qua khi chứng khoán và đặc biệt là dầu thô có dấu hiệu phục hồi, do đó đồng EUR có khả năng sẽ được mua vào trong bối cảnh này, tuy nhiên về tổng thể thị trường vẫn đang rất tĩnh mịch. Các vị thế short đầu cơ EUR tăng lên trong những tuần gần đây tuy nhiên chúng tôi cảm nhận một số trạng thái đã được đóng lại vào tuần trước. Dữ liệu về các giao dịch giao ngay của chúng tôi cho thấy vẫn đang còn rất nhiều vị thế bán đang được nắm giữ, do đó việc phân tích vị thế thị trường của EUR vẫn đang là một thử thách vào lúc này. Tôi đã đề cập đến vùng 1.0900/15 ngày hôm qua và nhấn mạnh rằng một đợt giảm giá mạnh xuyên phá qua mức này sẽ có thể thu hút thêm nhiều lực bán hơn nữa. Cho tới bây giờ chúng tôi đã thấy vùng hỗ trợ này bị đe dọa vào hôm qua tuy nhiên chưa thật sự bị phá vỡ. Thị trường hiện về cơ bản đang ở trong trạng thái rất im ắng trong bối cảnh toàn thế giới đang theo dõi sát sao việc dỡ bỏ phong tỏa tại các khu vực kinh tế lớn. Điều này có nghĩa rằng thị trường FX có thể sẽ tiếp tục ở trong trạng thái chờ đợi thêm một thời gian nữa, tuy nhiên cuối cùng chúng ta cũng sẽ biết được rằng liệu việc dỡ bỏ phong tỏa có thành công và là một cú hích cho sự phục hồi kinh tế với con số các nhiễm được kiểm soát, hay việc mở cửa trở lại thất bại và chứng kiến số lượng người nhiễm bệnh tăng vọt. Dù theo cách nào đi nữa, thị trường cuối cũng cũng sẽ chọn hướng để đi, hoặc đó là sự phục hồi ngoạn mục hoặc suy thoái nghiêm trọng. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn đang giữ góc nhìn chiến thuật với khoảng thời gian mở vị thế không quá một tuần và trong một vài trường họp có thể chỉ trong 1 hoặc 2 ngày. Đối với đồng Euro, chúng tôi vẫn đang nghiêng về quan điểm bearish nhưng vẫn cần quan sát vị thế thị trường cẩn thận. Kỳ vọng tỷ giá giảm sâu về vùng 1.0800/20 trước khi có những đánh giá tiếp theo.

GBP

Sterling gần như không thay đổi đáng kể trong 24 giờ qua. Vùng 1.2400/30 mà chúng tôi đề cập hôm qua tiếp tục được duy trì (đáy hôm qua là 1.2405) và đây vẫn sẽ là vùng giá quan trọng của tuần này, đặc biệt khi mà thị trường tiếp tục nhận định yếu tố thời vụ của tháng Năm là lý do để mở các trạng thái Short mới. Không có gì nghi ngờ đối với xu hướng này, nhưng dữ kiện 5 năm qua cho thấy mức giảm trung bình là 1.6% và hiện nay thì Cable đã giảm gần 1% so với giá đóng cửa tháng Tư rồi. Có rất nhiều lý do để chúng tôi đánh giá bearish với Cable nhưng yếu tố thời vụ không nên lạm dụng quá vào lúc này. Tiếp tục giữ Short, chờ đợi mở thêm trạng thái nếu giá bật lên mức 1.2550/75 hoặc giá thực sự phá vỡ mức hỗ trợ 1.2390. Bất kỳ xu hướng tăng nào vượt 1.2660 thì chúng tôi sẽ tái đánh giá quan điểm này.

JPY

Bước vào Tuần lễ vàng nhưng tỷ giá USD/JPY hôm qua cực kỳ trầm lắng khi giao động chủ yếu phụ thuộc vào đà tăng của đồng USD khi mà chứng khoán tích lũy trở lại sau chuỗi giảm điểm gần đây. Không có thông tin hay ghi nhận dòng vốn nào mới mẻ ở thời điểm này, từ khóa “yếu tố thời vụ” được chú ý trong những ngày qua, bước đầu lý giải những xu hướng các phiên vừa qua nhưng vẫn tạo tâm lý lo ngại một cú short squeeze khi giá giảm về sâu hơn. Chúng tôi đã đề cập đến trạng thái các cặp tỷ giá chéo so với JPY đang nắm giữ, và dự kiến sẽ gia tăng trạng thái trên cơ sở cốt lõi là Short. Chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ và ISM PMI lĩnh vực phi sản xuất sẽ là tâm điểm hôm nay (mặc dù số liệu đáng thất vọng của tháng Tư không hề ảnh hưởng nhiều đến thị trường). Hỗ trợ ngắn hạn tại 106.50 và thấp hơn nữa là 106.20/25, trong khi kháng cự ngắn hạn tiếp tục là 107.00/10 và xa hơn là mức 107.40/50.

CHF

Dữ liệu tiền gửi không kỳ hạn được công bố hôm qua ghi nhận một tuần ấn tượng nữa với tổng số tiền gửi tăng thêm khoảng 13 tỷ CHF. Việc này càng làm rõ rét hơn sự can thiệp vào thị trường của ngân hàng trung ương Thụy Sĩ. Cuối giờ chiều ngày hôm qua với việc đồng EUR mất giá trên diện rộng, tỷ giá EUR/CHF đã giảm trở lại giữa vùng 1.0520s. 1.0510/25 rõ ràng là vùng chờ mua đáng chú ý đối với những nhà giao dịch trong biên độ giá, và nhìn từ góc độ tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro vùng này trông khá hấp dẫn với điểm dừng lỗ rõ ràng khi giá giảm xuống dưới 1.05. Như đã nhiều lần đề cập trong những bình luận trước, ưu tiên của chúng tôi vẫn là sell on rallies khi giá tiến đến 1.06, nhưng với tình hình thị trường tiến triểm chậm chạp như hiện nay thì giao dịch linh hoạt từ cả hai phía là điều nên làm.

AUD, NZD, CAD

Trong cáo cáo từ cuộc họp của RBA vừa qua, có một điều cần lưu ý đó là tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ trên mức 7% vào cuối 2021, tăng so với phát biểu gần nhất của Thống đốc RBA khi ông từng nhận định tỷ lệ này sẽ chỉ ở quanh 6% trong các năm tới. Số liệu việc làm của ABS công bố trước đó cũng cho thấy bức tranh ảm đạm của kinh tế Úc, khi dự báo thị trường lao động suy giảm 7.5% trong giai đoạn tháng Ba – tháng Tư. Tuy nhiên, giá dầu tăng vọt hôm qua là yếu tố dẫn dắt các đồng tiền hàng hóa, hỗ trợ chúng tăng 50-70 pips so với USD. Tôi đang chờ đợi thị trường chứng khoán quay đầu giảm/USD tăng cao hơn và hiện nay thì chúng tôi dần nhìn thấy các tín hiệu này phản ánh trong hành động giá vừa qua. Như tôi khuyến nghị hôm qua, tôi ưu tiên gia tăng trạng thái cốt lõi là Long USD so với các đồng này một khi các quỹ tiền thật nhập cuộc, điều này đang dần diễn ra. AUD/USD, NZD/USD và USD/CAD đang tiệm cận các mức mà tôi đề xuất trong hôm qua để xây dựng trạng thái Long USD, đó là các mức 0.6500, 0.6130 và 1.3930 đối với từng cặp.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ