Phát biểu của Chủ tịch Powell tiết lộ điều gì về nước đi sắp tới của Fed?

Phát biểu của Chủ tịch Powell tiết lộ điều gì về nước đi sắp tới của Fed?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:38 01/08/2020

Phiên họp gần nhất của NHTW Mỹ không mang tới sự thay đổi lớn trong chính sách điều hành, nhưng đã phát đi tín hiệu nới lỏng mạnh mẽ trong thời gian tới trước những lo ngại về tác động của đại dịch tới sự phục hồi của nền kinh tế...

Cục dự trữ Liên bang Mỹ không có nhiều động thái hành động trong cuộc họp trong tuần qua, nhưng lại phát đi tín hiệu nới lỏng mạnh mẽ tới các nhà đầu tư – nhấn mạnh sự lo lắng về tác động của đại dịch tới sự phục hồi của kinh tế Mỹ, kỳ vọng Quốc hội Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế mới, và sẵn sàng bổ sung hỗ trợ về chính sách tiền tệ.

“Chúng tôi hy vọng vào điều tốt đẹp nhất và cũng lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất”, Chủ tịch Fed Jay Powell phát biểu trong cuộc họp báo vào hôm thứ 4, sau cuộc họp kéo dài 2 ngày của Ủy ban Thị trường mở.

“Chúng tôi sẽ vẫn ở đây cho tới khi chúng ta vượt qua những khó khăn hiện tại” ông Powell nói. “Bức tranh hiện tại đó là mặc dù chúng ta đã mở cửa trở lại nhưng vẫn còn những hậu quả dai dẳng khi một lượng lớn người dân đang chật vật để trở lại làm việc.”

Ông Powell vốn đã tỏ ra thận trọng về triển vọng phục hồi nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng Covid-19, tuy nhiên những lo lắng của ông và những thành viên khác của Fed dường như ngày càng gia tăng trong một vài tuần trở lại đây, tiếp tục thể hiện sự sẵn sàng hỗ trợ tối đa có thể từ chính sách tiền tệ.

“Fed cam kết sẵn sàng tiếp tục hành động. Cơ quan này đã thực hiện nới lỏng tối đa và vẫn đang duy trì nó và hiện chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. Họ đang thực sự lo lắng” chuyên viên đầu tư trưởng của TCW, Tad Rivelle, nhận định.

Mối lo ngại hàng đầu của Fed đó là sự bùng phát trở lại của Covid-19 tại rất nhiều vùng của nước Mỹ đang kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế. Lần đầu tiên, Fed thêm một dòng nhận định vào trong biên bản cuộc họp của mình rằng số phận của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ “phụ thuộc lớn vào tình hình dịch bệnh”.

“Vấn đề trên mang tính cốt lõi, tôi nghĩ rằng chúng ta không thể diễn tả đủ tầm quan trọng của nó” ông Powell cho biết.

Sự lo lắng tiếp theo đó là khả năng Quốc hội thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về gói kích thích tài khóa mới với quy mô cần thiết để hỗ trợ cho nền kinh tế. “Chính sách tài khóa là rất quan trọng lúc này,” ông Powell nói, nhấn mạnh rằng gói kích thích đầu tiên trị giá 3 nghìn tỷ “đã thực sự hiệu quả”. "Chúng ta sẽ cần nhiều hơn thế, tôi đang thấy Quốc hội thảo luận về một gói cứu trợ mới và tôi nghĩ đây là một tín hiệu tốt,” ông nói.

Nhà sáng lập của tổ chức nghiên cứu chính sách Macropolicy Perspectives, Julia Coronado, đồng tình với quan điểm trên: “Vấn đề cấp thiết nhất trong ngắn hạn đó là virus và nhu cầu tiền mặt của người dân – điều mà Fed không thể giải quyết. Do vậy những sự kêu gọi về hỗ trợ tài khóa đã được lặp đi lặp lại xuyên suốt buổi họp báo.”

Các nhà đầu tư cho rằng tình hình ổn định tương đối của thị trường hiện tại cho phép Fed tạm thời chưa đưa ra những thay đổi lớn trong kế hoạch chính sách tiền tệ của mình, tuy nhiên ông Powell đã gợi ý rằng điều này có thể sẽ sắp xảy ra trong thời gian tới.

Chủ tịch Fed nói rằng cơ quan này chuẩn bị tổng hợp lại những đánh giá về các công cụ chính sách trong “tương lai gần”, điều này có nghĩa Fed có thể sẽ có động thái mới từ giờ cho tới cuộc họp tiếp theo vào tháng 9. Động thái trên có thể sẽ diễn ra sau khi ông Powell phát biểu tại hội nghị thường niên giữa các NHTW được tổ chức trực tuyến vào tháng 8 này.

Giá cổ phiếu đã bật tăng mạnh từ mức đáy vào tháng 3, trong khi đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm. Lợi suất thực, đo lường mức lợi suất trái phiếu đem lại sau khi loại trừ đi ảnh hưởng của lạm phát, cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012, cho thấy thanh khoản vẫn đang duy trì rất dồi dào.

“Tôi không rõ có lý do khẩn cấp nào khiến họ [Fed] phải làm một điều gì đó ngay lúc này”, Đồng giám đốc đầu tư toàn cầu tại công ty quản lý tài sản Eaton Vance, Eric Stein nhận định.

Tuy nhiên các nhà đầu tư nói rằng Fed có thể cũng không có nhiều thời gian trước khi thị trường trở nên mất kiên nhẫn. “Tất cả mọi người đều đang tập trung vào cuộc họp tháng 9, và nếu như không có thêm thông tin chi tiết, chúng ta có thể phải đối mặt với một giai đoạn điều chỉnh giảm của thị trường” chuyên viên quản lý danh mục cao cấp tại công ty quản lý tài sản RBC Wealth Management, Tom Garretson, cho biết.

Việc Fed chưa có những động thái mới không có nghĩa là họ không lo lắng. Với lo ngại về việc thị trường có thể đột ngột căng thẳng trở lại, Fed trong tuần này đã gia hạn các công cụ cho vay khẩn cấp đã được triển khai từ dịch bệnh bùng phát cho tới tới hết năm nay. Cơ quan này cũng tiếp tục duy trì hạn mức hoán đổi với một số các NHTW nhằm tránh cho đồng USD rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản như vào giai đoạn cuối tháng 3.

Về chính sách tiền tệ, ông Powell không đưa ra thông tin cụ thể về động thái tiếp theo. Một phương án đó là neo chính sách điều hành lãi suất với một biến số kinh tế cụ thể, như tỷ lệ thất nghiệp hoặc lạm phát.

Ngoài ra, tranh luận cũng tiếp tục diễn ra về tính hiệu quả của công cụ kiểm soát đường cong lợi suất, được sử dụng lần gần nhất là trong Thế chiến thứ 2. Công cụ này bao gồm việc giới hạn lãi suất đối với một số kỳ hạn nhất định của Trái phiếu Kho bạc để duy trì lãi suất ở mức thấp.

Ông Garretson cho rằng Fed cần làm rõ hơn về chương trình mua tài sản của mình, sau khi đã cam kết mua không giới hạn đối với Trái phiếu chính phủ vào tháng 3.

“Chúng tôi đã hành động rất nhanh chóng và quyết liệt từ sớm và vẫn đang bám sát tình hình, và chúng tôi cho rằng chính sách tiền tệ hiện đang ở mức phù hợp,” ông Powell nói. “Nhưng chúng tôi cũng đã xem xét để dần điều chỉnh chính sách theo thời gian và sẽ sẵn sàng thực hiện vào thời điểm thích hợp. Tôi không thể đưa ra một yếu tố kích hoạt cụ thể. Nó sẽ xảy ra khi chúng tôi cho rằng thực sự hiệu quả”.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ