[Phân tích kỹ thuật] FX Trader JP Morgan: Chưa thể kết luận xu hướng tăng của EUR/USD đã kết thúc!

[Phân tích kỹ thuật] FX Trader JP Morgan: Chưa thể kết luận xu hướng tăng của EUR/USD đã kết thúc!

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

16:56 28/09/2020

Góc nhìn phân tích kỹ thuật của FX Trader JPMorgan về 3 đồng tiền chính EUR, GBP và JPY.

EUR/USD – Nhịp điều chỉnh gần đây có thể tiếp diễn, nhưng xu hướng chính (xu hướng tăng) vẫn hợp lệ.

Tỷ giá EUR/USD vẫn có nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nữa. Sự bứt phá gần đây theo mô hình vai-đầu-vai đã kích hoạt nhịp giảm như dự kiến. Chúng tôi thấy khả năng cao là xu hướng điều chỉnh giảm đang diễn ra sẽ tiến về 1.1521 (Fibo 38.2%), có vẻ có vẻ như sẽ là điểm quyết định liệu đây chỉ là một nhịp điều chỉnh nhẹ trong trung hạn hay sẽ là một nhịp điều chỉnh mạnh theo sóng 2. Trên 1.1521, khả năng cao sẽ tiếp diễn xu hướng tăng dài hạn lên đến ít nhất 1.2070/1.2103 (sóng 3/Fibo 76.4%), trong khi việc phá vỡ dứt khoát xuống dưới 1.1521 khiến nhịp điều chỉnh này trở thành sóng 2, nhiều khả năng xuống đến 1.1323 và thậm chí là 1.0960 (Fibo 50/Fibo 76.4%)…

Mặt khác, việc bứt phá lên trên 1.1720/37/53 (Fibo 38.2%/pivots) sẽ cung cấp bằng chứng đầu tiên rằng xu hướng tăng đã được nối lại, tuy nhiên, điều đó sẽ chỉ được xác nhận thông qua việc bứt phá lên trên 1.1834 (đường xu hướng trên khung Daily).

JPY – Còn nhiều dư địa tăng giá.

Đồng JPY vẫn cho thấy tiềm năng phục hồi đáng kể trong điều kiện thị trường rất mong manh. Trong khi nền kinh tế thế giới đang nằm trong tầm ngắm của làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2, thì đồng JPY một lần nữa củng cố vị thế của mình như một đồng tiền trú ẩn. USD/JPY có thể được coi là một hình mẫu trong bối cảnh này, vì nó tiếp tục cho thấy một loạt đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn kể từ khi đỉnh tháng 3 được đánh dấu ở 111.71. Điều đó nói rằng chúng tôi kỳ vọng xu hướng sẽ tiếp diễn đến ít nhất là 103.67/00 (Fibo 76.4%). Nếu vùng này bị xuyên thủng, cặp này có thể sẽ kiểm tra lại mức đáy tháng 3 tại 101.18. Chỉ có sự bứt phá lên trên mức 107.04/05 (đường xu hướng khung Daily/mức đỉnh tháng 8) mới có thể làm suy yếu xu hướng giảm.

Sự bứt phá cạnh dưới phạm vi giao dịch gần đây ở mức 124.44 (hiện là kháng cự) trên cặp EUR/JPY đã nới rộng đà giảm với mục tiêu tiếp theo là 120.73 (Fibo 50%), thậm chí là 119.30 (mức đáy tháng 6) và 117.38 (Fibo 76.4%). Chỉ có sự phục hồi lên trên 124.02/44 (Fibo 38.2%/pivot) mới có thể làm suy yếu đà giảm này.

Điều tương tự cũng áp dụng cho CHF/JPY, cặp này vẫn có nguy cơ giảm trở lại 109.37 (Fibo 76.4%), miễn là 114.97/115.14 (Fibo 38.2%/pivot) vẫn được giữ vững.

GBP – Đặt cược vào sự biến động mạnh mẽ dường như là cách đặt cược an toàn duy nhất với đồng tiền mang tính chính trị cao này.

GBP vẫn gần như không thể dự đoán được, nhưng giữ có khả năng phục hồi một cách bất ngờ.

Đợt bán tháo mới nhất trên GBP/USD đã đưa giá về gần vùng hỗ trợ quan trọng ở mức 1.2648/33 (đỉnh tháng 4 = đỉnh của sóng 1/đường xu hướng khung Daily), cũng là vùng mang tính quyết định trong ngắn hạn đến trung hạn. Trên mức này, nhịp phục hồi về 1.3293 (Fibo 76.4%) và xa hơn là 1.3515/20/22 (đỉnh 2019/đường xu hướng Weekly/Monthly) là hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi sự bứt phá xuống bên dưới 1.2633 sẽ xác nhận khả năng giảm sâu hơn theo sóng thứ 2 về 1.2446 (Fibo 50%), thậm chí là 1.2072 và 1.1898 (mức đáy tháng 5/Fibo 76.4%).

Trên cặp EUR/GBP, nhịp đảo chiều phục hồi lên sát vùng mục tiêu dự kiến 0.9305/72 (Fibo 76.4%/C=A) và sau đó nhanh chóng giảm về 0.9060 là một bằng chứng khác cho thấy GBP vẫn là đồng tiền khó giao dịch nhất trong G-10. Tuy nhiên, tín hiệu xác nhận xu hướng giảm sẽ chỉ được đưa ra khi giá phá vỡ xuống bên dưới 0.8966 (Fibo 76.4%). Ở trên mức này, vẫn chưa thể loại trừ một nhịp tăng khác về vùng kháng cự chính 0.9305 và 0.9444.

Mặt khác, GBP/JPY cần một sự bứt phá phạm vi từ 136.43 (Fibo 38.2%) đến 133.06 (mức đáy gần đây) để cho tín hiệu rõ ràng hơn về một nhịp tăng ngược xu lên 140.45 (Fibo 76.4%) hoặc nhịp giảm sâu hơn xuống 131.76 (đáy tháng 6), thậm chí là 129.23 và 128.19 (đáy tháng 5/Fibo 76.4%).

Đối với GBP/CHF, chúng tôi vẫn thấy xu hướng giảm hiện hữu và mục tiêu tiếp theo nằm ở mức 1.1385 (Fibo 76.4%), miễn là nhịp phục hồi hiện tại không vượt quá 1.2025/75 (đường breakout trên Daily/Fibo 76.4%). Cuối cùng, cần một sự bứt phá ra khỏi phạm vi hiện tại giữa 1.2075 và 1.1385 để xác định xu hướng lớn hơn tiếp theo.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảng Anh tỏ ra khá "cứng" khi chạm trán cản quan trọng trước thềm dữ liệu NFP. Sẽ là cú hích hay lại là cú lừa như DXY của 30/04 đây?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Bảng Anh tỏ ra khá "cứng" khi chạm trán cản quan trọng trước thềm dữ liệu NFP. Sẽ là cú hích hay lại là cú lừa như DXY của 30/04 đây?

GBP/USD tiếp đà tăng, hiện đang giao dịch quanh 1.2550. Sức mạnh của cặp tiền xuất phát từ dự đoán của thị trường tài chính rằng BoE sẽ giảm lãi suất từ cuộc họp tháng 9, tương đồng với kỳ vọng về động thái tương tự của Fed.
Phân tích kỹ thuật EUR/JPY: Nếu bạn cần lý giải cho biến động của các cặp tỷ giá đồng Yên thì, Nhật Bản số hai không ai số một!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Phân tích kỹ thuật EUR/JPY: Nếu bạn cần lý giải cho biến động của các cặp tỷ giá đồng Yên thì, Nhật Bản số hai không ai số một!

EUR/JPY tiếp tục đà giảm trong đầu phiên Âu ngày Thứ Sáu, đánh mất đà tăng sau khi bật lên từ mức thấp nhất tuần 164.00. Giờ đây, có lẽ chính quyền Nhật Bản sẽ luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên mỗi khi thị trường cần lý giải cho bất cứ biến động nào của các cặp tỷ giá đồng Yên.
Nguy cơ "lạm phát đình đốn" hiện hữu, nhà đầu tư ráo riết đi tìm nơi trú ẩn. USD mạnh lên, EUR/USD mất mốc 1.0700
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Nguy cơ "lạm phát đình đốn" hiện hữu, nhà đầu tư ráo riết đi tìm nơi trú ẩn. USD mạnh lên, EUR/USD mất mốc 1.0700

EUR/USD đã giảm xuống dưới mức 1.0670 vào hôm qua do mức tăng lương bất ngờ ở Mỹ làm hồi sinh lo ngại về lạm phát dai dẳng. Điều này làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất và khiến các nhà đầu tư tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn và gia tăng sức mạnh cho đồng USD.
Vàng thủng mốc $2,300/ounce!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Vàng thủng mốc $2,300/ounce!

Giá vàng mất mốc $2,300 vào tối qua khi dữ liệu từ Mỹ cho thấy chi phí lao động đang tăng, do đó đẩy áp lực lạm phát đi lên. Hệ quả là, Fed sẽ cần kiên nhẫn hơn trong việc hạ lãi suất, như Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tuyên bố hai tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ