Phân tích kỹ thuật AUD/USD, AUD/NZD ngày 23.02.2022: Tin tức từ Ukraine đóng vai trò hỗ trợ cho đà tăng của AUD

Phân tích kỹ thuật AUD/USD, AUD/NZD ngày 23.02.2022: Tin tức từ Ukraine đóng vai trò hỗ trợ cho đà tăng của AUD

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

10:08 23/02/2022

Đồng Đô la Úc và Đô la New Zealand dường như có sự vượt trội so với các đồng tiền chính bất chấp sự biến động trên thị trường chứng khoán. Các hợp đồng tương lai Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq 100 lần lượt giảm 1.21%, 0.72% và 0.54% sau những căng thẳng địa chính trị đang diễn ra xung quanh Ukraine.

SƠ LƯỢC THỊ TRƯỜNG THỨ BA

Tổng thống Nga Vladimir Putin đêm qua đã công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine, ra lệnh cho "lực lượng gìn giữ hòa bình" tới đó mà không có thông tin chi tiết. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây ngay sau đó được đưa ra, điển hình là Tổng thống Mỹ Joe Biden thực hiện các lệnh trừng phạt này đối với trái phiếu chính phủ Nga. Ông Biden cũng nói thêm rằng đây là sự khởi đầu cho một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Tuy nhiên, những biện pháp này dường như chỉ dừng lại ở những lời đe dọa. Trong khi thị trường chứng khoán trên khắp thế giới dần chuyển về thế risk-off, thị trường tiền tệ lại có những diễn biến khác hoàn toàn. Các đồng tiền trú ẩn như JPY, CHF lại cho thấy hiệu suất rất kém.

Cần lưu ý rằng lợi suất trái phiếu Kho bạc ngắn hạn đã vượt xa mức tăng của các trái phiếu có thời hạn dài hơn, chẳng hạn như kỳ hạn 10 năm. Thị trường hợp đồng tương lai lãi suất Fed cũng đã nâng mức định giá lên tới 6 lần tăng lãi suất trong năm nay, cho thấy thị trường có lẽ đã có cái nhìn lạc quan hơn về căng thẳng địa chính trị hiện tại. Điều này phần nào sẽ thúc đẩy nhu cầu về giao dịch chênh lệch lãi suất trong đó JPY và CHF có xu hướng hoạt động như các loại tiền cấp vốn (funding currencies).

TRIỂN VỌNG CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG THỨ TƯ

Biến động tâm lý từ thị trường Hoa Kỳ có khả năng sẽ tác động tới cả phiên giao dịch châu Á - Thái Bình Dương hôm thứ Tư, khiến AUD và NZD nhạy cảm hơn. Cổ phiếu công nghệ của Hồng Kông cũng tiếp tục gặp rủi ro sau những vấn đề mới liên quan đến quy định của Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng thông báo hủy bỏ cuộc gặp của ông với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Lavrov.

Trong khi đó, Đô la New Zealand sẽ theo dõi sát sao các quyết định lãi suất của RBNZ ngày hôm nay. Thị trường đang dự đoán một đợt tăng lãi suất từ ​​0.75% lên 1.00% từ 0.75%, và nhiều khả năng sẽ xảy ra trong năm nay. Những kỳ vọng lớn hơn cùng với hợp đồng hoán đổi chỉ số qua đêm có 7 lần tăng đến tháng 11 khiến đồng Kiwi có thể dễ bị tổn thương trước một ngân hàng trung ương đang phải vật lộn để đáp ứng các cuộc đặt cược thắt chặt mạnh mẽ như vậy.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT AUD/USD, AUD/NZD

AUD/USD tiếp tục tăng vượt đường trendline giảm từ tháng 10, hiện đang hình thành nêm tăng. Điều này xảy ra sau khi giá tiến tới đường SMA100, đóng vai trò là kháng cự mạnh. Việc phá vỡ xuống dưới nêm giá có thể khiến đà giảm sâu hơn. Ngược lại, việc di chuyển lên trên đường SMA sẽ mở ra cánh cửa để giá tiến với mức cao nhất của tháng Một.

Australian Dollar Gained as Carry Trade Might Have Sank in on Latest Ukraine News

Do cả AUD và NZD đều nhạy cảm với các khẩu vị rủi ro, đánh giá AUD/NZD có thể đưa ra cái nhìn rõ hơn về việc định hướng chính sách RBNZ tác động đến hành động giá của Kiwi như thế nào.

AUD/NZD gần đây đã hình thành cây nến sao băng đáng để theo dõi. Điều này báo hiệu có thể giá sẽ giảm mạnh hơn. Việc giảm xuống dưới đường SMA20 có thể giá sẽ tìm tới đường SMA50 đóng vai trò như một đường hỗ trợ. Ngưỡng kháng cự chính dường như là mức cao nhất trong tháng 6 năm 2021 ở mức 1.0813.

AUD/NZD Daily Chart

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD chịu áp lực với tổ hợp yếu tố bất lợi, từ thương mại, tài khóa đến sức mạnh đang gia tăng của đồng EUR
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD chịu áp lực với tổ hợp yếu tố bất lợi, từ thương mại, tài khóa đến sức mạnh đang gia tăng của đồng EUR

Sự bình lặng trong phiên giao dịch ngoại hối châu Á hôm nay che giấu một bối cảnh đầy biến động đang hình thành bên dưới bề mặt. Đồng USD tiếp tục nằm gần đáy bảng xếp hạng hiệu suất tuần này, bất chấp một đợt phục hồi nhẹ. Các nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng khi chờ đợi ba yếu tố mang tính chất quyết định: báo cáo NFP vào thứ Năm, hạn chót ngày 9/7 cho một thỏa thuận thuế quan tạm thời, và cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Hạ viện đối với dự luật chi tiêu và cắt giảm thuế trị giá 3,3 nghìn tỷ USD của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Biến động dự kiến sẽ gia tăng khi các yếu tố này đồng loạt đến hồi phân giải.
Nikkei 225 phục hồi từ vùng hỗ trợ bất chấp mối đe dọa thuế quan từ Trump
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nikkei 225 phục hồi từ vùng hỗ trợ bất chấp mối đe dọa thuế quan từ Trump

Sự luân chuyển nhóm ngành đã trở thành tiêu điểm trên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, 1/7, khi nhà đầu tư rút vốn khỏi nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn. Nasdaq 100 giảm mạnh -0.90%, thể hiện sự yếu kém rõ rệt, trong khi chỉ số Dow Jones tăng 0.9% – đánh dấu phiên tăng thứ tư liên tiếp và đóng cửa ở mức 44,495 điểm, chỉ còn cách mức đỉnh trong ngày mọi thời đại là 45.074 điểm (thiết lập vào tháng 12/2024) đúng 1%.
Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực và giảm xuống mức thấp mới so với đồng Euro và CHF trong phiên qua đêm, khi thị trường ngày càng lo ngại về chính sách thương mại của Mỹ trước thời hạn ngày 9 tháng 7. Dù chứng khoán Mỹ vẫn giữ vững đà tăng với các chỉ số S&P 500 và NASDAQ thiết lập mức cao kỷ lục, thị trường tiền tệ lại phản ánh tâm lý thận trọng, khi dòng vốn trú ẩn đổ vào CHF và JPY.
Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?

Thị trường toàn cầu đang bước vào giai đoạn đếm ngược tới hạn chót ngày 8 và 9/7 do chính quyền Trump đặt ra. Đến thời điểm đó, các quốc gia phải hoàn tất các thỏa thuận thương mại với Mỹ — nếu không, mức thuế quan sẽ tăng vọt. Kết quả có thể mang lại sự nhẹ nhõm cho nhà đầu tư, hoặc thổi bùng lại nỗi lo về một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Tổng kết thị trường phiên Bắc Mỹ: Tháng 6 đầy biến động nhưng lại có cái kết viên mãn
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tổng kết thị trường phiên Bắc Mỹ: Tháng 6 đầy biến động nhưng lại có cái kết viên mãn

Dòng vốn điều chỉnh danh mục vào cuối tháng đã ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến phiên giao dịch hôm nay, dẫn đến việc đồng USD tiếp tục suy yếu. Dù thị trường chứng khoán kết thúc tháng với sắc xanh, sự biến động mạnh đã xuất hiện vào cuối phiên khi các nhà đầu tư lớn tận dụng tính thanh khoản cao xung quanh các mức giá chốt tháng để cân bằng lại danh mục.
USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

Tất cả chúng ta đều đã đoán trước được điều này – có thể không phải là tốc độ, nhưng chắc chắn là xu hướng. Đồng Đô la Mỹ vừa khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ thời điểm cú sốc Nixon, mất hơn 10% giá trị kể từ đầu năm. Điều khởi đầu như một sự điều chỉnh nhẹ dần biến thành một cuộc tái định giá toàn diện về uy tín kinh tế vĩ mô của nước Mỹ, khi đồng bạc xanh rơi khỏi vị thế vốn được xem là không thể lay chuyển nhanh đến chóng cả mặt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ