Oxford Economics: S&P 500 khó duy trì trên 4,500

Oxford Economics: S&P 500 khó duy trì trên 4,500

07:35 13/07/2023

Đừng quá phấn khích nếu chỉ số thị trường S&P 500 vượt qua mốc 4,500 điểm, vì khả năng suy thoái kinh tế Mỹ vẫn khá cao, theo John Canavan, nhà phân tích cấp cao thị trường Mỹ của Oxford Economics.

S&P 500 (D1)
S&P 500 (D1)

Lợi suất trái phiếu giảm, cổ phiếu tăng và chỉ số DXY giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2022 vào ngày thứ Tư, sau khi chỉ số giá tiêu dùng Mỹ giảm nhiều hơn dự báo, tạo thêm hi vọng về việc Fed sẽ sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.

Những tín hiệu tích cực về khả năng của Fed hạ cánh mềm có thể đẩy S&P 500 sẽ quay trở lại trên mức 4,500 trong những tháng tới, ông Canavan nói trong một thông báo dành cho khách hàng vào ngày thứ Tư.

Tuy nhiên, ông cho rằng suy thoái kinh tế bắt đầu từ cuối năm nay sẽ ngăn S&P 500 quay trở lại mức cao kỷ lục năm 2022. Thị trường chứng khoán cũng có thể mất điểm vào cuối năm 2023 và gặp khó khăn trong thập kỷ tới (xem biểu đồ).

S&P 500 đã tăng 0.7% vào ngày thứ Tư, đóng cửa ở mức 4,472.16, là mức kết thúc cao nhất kể từ ngày 8 tháng 4 năm 2022, theo Dow Jones Market Data.

Chỉ số Dow Jones vẫn thấp hơn 6.7% so với đỉnh lịch sử ngày 4/1/2022, trong khi chỉ số Nasdaq thấp hơn 13.3% so với đỉnh 19/11/2021.

Nếu suy thoái xảy ra, S&P 500 có thể "trở lại mức test Fibo 50% của pha tăng gần đây quanh mức 4,000", Canavan nói.

Market Watch

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Chỉ số Hang Seng giảm khi bất ổn về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc và PMI yếu của Trung Quốc đè nặng lên cổ phiếu xe điện và công nghệ. Cổ phiếu BYD và Li Auto giảm do lo ngại về tình trạng dư cung xe điện và báo cáo về xuất khẩu xe đã qua sử dụng 'không có số km'. Dữ liệu PMI cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn đang suy giảm, với các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm trong 14 tháng liên tiếp.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đàm phán thương mại và tăng trưởng công nghệ thúc đẩy triển vọng tăng giá

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đàm phán thương mại và tăng trưởng công nghệ thúc đẩy triển vọng tăng giá

Cược giảm lãi suất của Fed nâng chứng khoán châu Á; Chỉ số Hang Seng tăng nhờ cổ phiếu công nghệ, bất chấp áp lực từ bất động sản và xe điện. GDP Mỹ suy giảm và quan điểm ôn hòa từ Fed thúc đẩy kỳ vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 9, hỗ trợ tâm lý ưa rủi ro. Citi nâng dự báo GDP Trung Quốc năm 2025 lên 5%, giúp chỉ số đại lục tăng dù dữ liệu lợi nhuận công nghiệp gây thất vọng.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: Áp lực lãi suất, hy vọng từ lệnh ngừng bắn, diễn biến thương mại dẫn dắt tâm lý thị trường

Tin tức Chỉ số Hang Seng: Áp lực lãi suất, hy vọng từ lệnh ngừng bắn, diễn biến thương mại dẫn dắt tâm lý thị trường

Cảnh báo của Trump về việc thay thế Chủ tịch Fed Powell gây lo ngại về sự độc lập của Fed, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường toàn cầu. Chỉ số Hang Seng giảm 0.49% xuống còn 24,355 trong phiên sáng 26/6, khi lo ngại về lãi suất gây sức ép lên cổ phiếu công nghệ và bất động sản. Lệnh ngừng bắn giữa Iran và Israel hỗ trợ khẩu vị rủi ro, nhưng nguy cơ leo thang vẫn hiện hữu.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: Lệnh ngừng bắn và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed nâng cao tâm lý thị trường

Tin tức Chỉ số Hang Seng: Lệnh ngừng bắn và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed nâng cao tâm lý thị trường

Chỉ số Hang Seng tăng khi Chủ tịch Fed Powell ám chỉ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9, thúc đẩy khẩu vị rủi ro. Thỏa thuận ngừng bắn giữa Iran và Israel khiến giá dầu giảm, làm dịu bớt lo ngại về lạm phát và thúc đẩy đà tăng của thị trường chứng khoán Hồng Kông. Sự đột phá kỹ thuật hướng đến ngưỡng kháng cự tiếp theo của Hang Seng tại 24,439, với động lực tăng giá trên đường EMA 50 ngày.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ