Nial Fuller: Tại sao tôi đặt niềm tin vào Trump trong cuộc chạy đua Tổng thống?

Nial Fuller: Tại sao tôi đặt niềm tin vào Trump trong cuộc chạy đua Tổng thống?

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

14:13 29/10/2020

Tôi vừa đặt cược 1 khoản tiền lên tới 6 con số cho việc Trump sẽ tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây là lý do tại sao.

Tôi vừa đặt cược 1 khoản tiền lên tới 6 con số cho việc Trump sẽ tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây là lý do tại sao.

Nhiều độc giả lâu năm của tôi sẽ nhớ vụ đặt cược của tôi vào việc Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, một giao dịch đã đem lại cho tôi khoản lợi nhuận lên tới 500% với kết quả mà hầu hết những người xung quanh tôi nói là không bao giờ có thể xảy ra. Tua nhanh đến năm 2020 và 1 lần nữa những người đó lại đang nói với tôi rằng Trump sẽ không thể tiếp tục giành chiến thắng.

Độc giả cũng có thể nhớ tôi đã dự đoán ba sự kiện lớn cho năm 2020 trong bài báo về Coronavirus được đăng vào tháng 3 năm 2020, với hai trong số đó đã trở thành sự thật cho đến nay, còn một sự kiện nữa chưa có kết quả.

  1. Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ phục hồi trở lại theo hình chữ V (điều hoàn toàn chính xác cho đến nay).
  2. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là một cơ hội mua tuyệt vời
  3. Trump có thể sẽ tái đắc cử vào năm 2020 (kết quả sẽ biết trong thời gian ngắn).

Đối với những người quan tâm đến cuộc bầu cử năm 2020 từ góc độ thị trường tài chính/ thị trường cá cược, bài viết này sẽ nêu lý do tại sao tôi tin rằng Trump sẽ tái đắc cử năm 2020. Giống như những gì tôi đã làm cho cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016, tôi sẽ trình bày một số dữ liệu độc đáo và các quan điểm khác nhau về cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020 mà hầu hết mọi người thường ngại chia sẻ công khai hoặc không bận tâm tìm kiếm từ các ấn phẩm thay thế bên ngoài các phương tiện truyền thông chính thống.

Để được hưởng lợi từ bài viết này, bạn sẽ cần đặt thành kiến ​​chính trị của mình và bất kỳ quan điểm nào về Trump sang một bên trong giây lát. Tôi không phải là người Mỹ, nhưng sau khi chứng kiến ​​nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, cá nhân tôi sẽ bỏ phiếu cho Trump vào năm 2020 vì nhiều lý do tài chính và kinh tế. Nói như vậy, hãy nhớ rằng, tôi là một người kinh doanh, một nhà giao dịch và nhà đầu tư, vì vậy có những thành kiến ​​tư bản được xây dựng trong gốc rễ ở đây. Tôi có những người bạn tốt ở Mỹ, những người có quan điểm tả khuynh và hữu khuynh khác nhau, nó luôn tạo ra những cuộc tranh luận lành mạnh, nhưng nó không bao giờ chia rẽ chúng tôi và nó không bao giờ nên như vậy. Tôi không đánh giá mọi người vì những quan điểm chính trị khác nhau, tất cả chúng ta đều có lý do của riêng mình cho những quan điểm này. Quá trình giáo dục và hoàn cảnh khác nhau dẫn đến việc chúng ta có những hệ thống niềm tin này. Như đã nói, những quan điểm khác nhau này không có chỗ trong dự đoán kết quả cuộc bầu cử năm 2020 hoặc bất kỳ cuộc bầu cử nào khác và chúng ta phải loại bỏ mọi cảm xúc khi thực hiện các phân tích có ý nghĩa.

Đây là lý do tại sao tôi tin Trump sẽ giành chiến thắng

  • Các dữ liệu thống kê:

Các cuộc thăm dò dư luận lại sai (một lần nữa).

Tất cả chúng ta đều biết 99% các dự đoán kết quả bầu cử vào năm 2016 là sai, và nhiều người hiện nay tin rằng chúng lại sai 1 lần nữa vào năm 2020 (bao gồm cả tôi). Cho đến hôm nay, một số cuộc thăm dò mà tôi biết đã dự đoán chính xác kết quả cuộc bầu cử năm 2016 cũng dự đoán Trump chiến thắng vào năm 2020.

Rasmussen, một trong những tổ chức thăm dò dự đoán chính xác nhất kết quả bầu cử năm 2016, cho biết 52% người Mỹ hiện nay tán thành Trump tiếp tục làm tổng thống, một con số bằng hoặc thậm chí cao hơn Obama khi bước vào nhiệm kỳ tổng thống cuối cùng của ông vào năm 2012. Xếp hạng tín nhiệm của tổng thống Donald Trump cũng được theo dõi hàng ngày và đang tăng nhanh trong những tuần gần đây.

Trafalgar Group đã cực kỳ chính xác trong cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách sử dụng mô hình dự đoán đại cử tri đoàn bang với những câu hỏi độc đáo và phương pháp thu thập dữ liệu độc đáo, tỏ ra vượt trội hơn nhiều so với những tổ chức thăm dò ý kiến ​​khác. Họ nổi tiếng vì đã áp dụng một phương pháp thăm dò được thiết kế để nhắm mục tiêu đến những cử tri kín tiếng ủng hộ Trump, những người thường quá sợ hãi khi đưa ra ý kiến ​​cho một người lạ vì sợ bị tấn công hoặc bị chế giễu. Một câu hỏi mà họ hỏi cử tri là 'Hàng xóm của bạn bỏ phiếu cho ai', câu hỏi này có mức độ thành công rất cao trong việc dự đoán cuộc bầu cử Hoa Kỳ khi nó diễn ra và rõ ràng câu trả lời cho câu hỏi này là 'Trump', với số lượng áp đảo. Họ cũng nổi tiếng với việc kết nối với cử tri người Mỹ gốc Phi và người Tây Ban Nha theo cách độc đáo để tạo ra kích thước mẫu sát với thực tế hơn về nhân khẩu học của cử tri Mỹ ở mỗi bang. Đối với năm 2020, Trafalgar một lần nữa dự đoán Trump sẽ giành được đa số phiếu đại cử tri đoàn và họ hiện đang báo cáo một động thái ngày 1 gia tăng của sự chuyển dịch ủng hộ đối với Trump ở các bang xoay trục quan trọng (các bang của Hoa Kỳ có thể thay đổi từ ủng hộ Đảng Dân chủ sang Cộng hòa hoặc ngược lại) trong giai đoạn cuối của cuộc đua vào Nhà trắng. Dữ liệu thăm dò của Trafalgar thường hoàn toàn khác với dữ liệu thăm dò mà bạn có thể thấy trên TV hoặc các trang web chính thống. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là nhìn lại trước đây ai là người dự báo chính xác nhất và Trafalgar chính là bên có lợi thế đó trong cả cuộc bầu cử chính năm 2016 và cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, vì vậy họ nên nhận được sự chú ý của chúng tôi.

Chúng ta cũng có một cuộc thăm dò nổi tiếng do Gallup thực hiện cho thấy 56% người Mỹ nói rằng cuộc sống của họ cải thiện hơn về mặt tài chính dưới thời Trump so với thời Obama/ Biden, con số cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử cuộc thăm dò này. Điều này không thể bị bỏ qua, đặc biệt là khi bạn cho rằng chúng ta đang ở giữa một đại dịch và nền kinh tế vẫn đang thu hẹp lại. Cuộc thăm dò “cuộc sống của bạn có tốt hơn không” là một dự đoán chính về kết quả bầu cử Hoa Kỳ trong những năm gần đây.

Trở lại năm 2016, một bài báo của người dẫn chương trình phát thanh và tác giả Wayne Allyn Root đã giúp tôi hiểu đầy đủ về những cuộc thăm dò giả mạo và những lá phiếu từ những người kín tiếng ủng hộ Trump. Anh ấy lại 1 lần nữa thảo luận về những điểm tương tự đối với Trump vào năm 2020, trích dẫn các cuộc thăm dò giả mạo và bằng chứng xã hội chứng minh sự nổi tiếng áp đảo của Trump.

Từ các nguồn trên, chúng ta có thể thấy những bằng chứng kết quả thăm dò cho thấy những những sự ủng hộ dành cho Trump đang ngày 1 gia tăng trong giai đoạn cuối của cuộc đua, giống như năm 2016. Hãy theo dõi sát sao cuộc thăm dò xếp hạng tín nhiệm Tổng thống theo từng bang của Nhật báo Rasmussen và Trafalgar trong những ngày cuối cùng trước ngày bầu cử.

Mô hình Primary Model dự báo kết quả bầu cử chính xác tới 90%

Giáo sư Helmut Norpoth dự đoán chính xác các cuộc bầu cử Hoa Kỳ bằng cách sử dụng một phương pháp mà ông đã phát triển được gọi là “Primary Model”. Ông xem xét tỷ lệ % phiếu bầu mà mỗi ứng cử viên Tổng thống nhận được trong chính đảng tương ứng của họ trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ trước cuộc bầu cử chính. Theo Norpoth, Trump có 91% cơ hội tái đắc cử vào năm 2020. Nên nhớ rằng, mô hình Primary Model của ông đã chọn người chiến thắng chính xác 25 trong số 27 cuộc bầu cử kể từ năm 1912.

Trump có lợi thế của người đương nhiệm

Hầu hết các Tổng thống thường được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ hai. Rất khó để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử chống lại Tổng thống đương nhiệm.

Điều rất thú vị là trong ba lần lịch sử nước Mỹ phải đối mặt với đại dịch, suy thoái và bất ổn dân sự trong một năm bầu cử, đảng chính trị đương nhiệm đã có thành tích thắng 3-0 trong các cuộc bầu cử năm đó.

Trong số 45 tổng thống Hoa Kỳ trong lịch sử, chỉ có 10 người không thắng cử lại nhiệm kỳ thứ hai. Một số người có thể cho rằng suy thoái sẽ làm thay đổi các số liệu thống kê về việc tái đắc cử của tổng thống đương nhiệm, nhưng khi bạn xem xét kỹ hơn, số liệu thống kê về việc tái đắc cử của một tổng thổng trong các thời kỳ đại dịch (trái ngược với việc 1 cá nhân khác được thăng chức từ phó tổng thống lên tổng thống) thực tế gần với mức 50/50, vì vậy không có sự sai lệch thống kê nào cần lưu ý.

  • Các dữ liệu xã hội

Không có gì sánh bằng sự phấn khích và ủng hộ dành cho Trump

Trump có tình yêu thực sự đối với nước Mỹ, và cũng rất nhiều người dân nước Mỹ dành tình yêu cho ông, bất chấp những gì truyền thông nói. Lái xe đến bất kỳ nơi nào trong hầu hết 52 tiểu bang của Hoa Kỳ ngay bây giờ (ngoại trừ California và New York), bạn có nhiều khả năng nhìn thấy các biển hiệu và cờ ủng hộ Trump trên các xa lộ, đường phố và các bãi cỏ trước nhà. Một cuộc mít tinh của chiến dịch Trump, một đoàn xe chở tổng thống, một cú hạ cánh hoặc cất cánh của Không lực một, một cuộc diễu hành bằng ô tô hoặc thuyền hoặc bất cứ điều gì liên quan đến Tổng thống Trump, đó đều là những sự kiện “trực tiếp” nơi người hâm mộ có thể tụ tập và cổ vũ, với số lượng người tham dự là vô cùng đáng kinh ngạc. Đây là những con số ủng hộ tại chỗ lớn nhất đối với bất kỳ ứng cử viên Tổng thống nào trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ. Biden còn xa mới có thể tiệm cận đến sự ủng hộ tại chỗ dành Trump, với chỉ một số ít cử tri tham gia bất kỳ sự kiện tranh cử nào của Biden. Chúng ta đang nói về các mức độ phấn khích hoàn toàn khác nhau dành cho các ứng viên ở đây. Những người theo dõi các cuộc bầu cử biết rằng sự nhiệt tình và phấn khích của cử tri sẽ giúp chiến thắng cuộc bầu cử. Trump có lượng người ủng hộ trung thành không thể bị lay chuyển và tính đến thời điểm hiện tại, Trump sở hữu tỉ lệ tín nhiệm khoảng 90% trong nội bộ đảng Cộng hòa, đây có lẽ là mức cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.

Cuộc vận động tranh cử của Trump trước Không lực một

Sự áp đảo trong các tương tác mạng xã hội của Trump  

Mức độ tương tác của tài khoản mạng xã hội của Tổng thống Trump áp đảo tài khoản của đối thủ Biden tới vài trăm phần trăm. Trump là bá chủ trên mạng xã hội, ông ấy là chủ đề của phút, giờ, ngày, tuần, tháng, ông ấy luôn ở khắp mọi nơi. Các tài khoản của những người có ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông xã hội theo cánh hữu hay ủng hộ đảng Cộng hòa nhận được số lượt chia sẻ và lan truyền trên mạng xã hội gấp 10 lần lượng mà các tài khoản có ảnh hưởng trên mạng xã hội theo cánh tả của đảng Dân chủ sở hữu. Ví dụ: nếu bạn truy cập YouTube để xem video có nội dung về Trump (không phải của CNN hay MSNBC), bạn thường sẽ thấy số “lượt thích” cao hơn đáng kể so với video về Biden. Sự ủng hộ đối với Trump đang hiện diện rõ ràng trên mạng, giống như những gì diễn ra vào năm 2016, nhưng bây giờ nó đang trở nên rõ ràng hơn. Giáo sư Đại học QLD Bela Stantic (biệt danh “Nostradamus của thế kỷ 21”) đã dự đoán chính xác 3 cuộc bỏ phiếu chính trị dài hơi lớn trong những năm gần đây bằng cách sử dụng phân tích mạng xã hội. Ông dự đoán Trump sẽ giành chiến thắng trong năm 2016, sự kiện Brexit của Vương quốc Anh, cuộc bầu cử năm 2019 ở Úc và nhiều hơn nữa. Hiện ông dự đoán Trump sẽ thắng năm 2020.

Truyền thông thiên tả thực tế củng cố sự ủng hộ đối với Trump và có tác động ngược lại với những gì dự định

Không có gì bí mật khi các công ty truyền thông lớn và các đại gia truyền thông xã hội cực kỳ thiên vị cánh tả và là những cánh tay nối dài của đảng Dân chủ, với mục tiêu kiểm soát và dẫn dắt các câu chuyện của cánh tả. Truy cập trang tin tức của Twitter hay Google của bạn và sự thiên vị này trở nên hết sức rõ ràng. Truy cập trang web CNN, MSNBC hoặc ABC, sau đó so sánh 3 phương tiện truyền thông đó với trang web FOX News, và bạn sẽ thấy rõ ràng các phương tiện truyền thông cánh tả đối xử với Trump với thành kiến ​​cực đoan và chỉ đơn giản là không đưa ra bất kỳ câu chuyện tích cực nào về ông để ngăn cản những người ủng hộ đảng Dân chủ đọc bất cứ điều gì tích cực về tổng thống. Sự thiên vị là vô cùng kinh ngạc, với khoảng 90% tất cả các tin tức về Trump trên các nền tảng truyền thông cánh tả là tiêu cực. Vấn đề đối với Đảng Dân chủ là khi bạn có 90% tin tức chỉ trích một người mà gần 50% người dân Mỹ đã bỏ phiếu, yêu thích và ủng hộ, bạn sẽ tạo ra một làn sóng trả đũa, thể hiện ở 1 sự ủng hộ đối với Trump ngày càng gia tăng theo thời gian. Bất chấp những gì một số người nói, có một số lượng lớn người Mỹ đủ thông minh để nhìn thấy những gì đang diễn ra, và nhiều người chống lại sự kiểm duyệt thông tin không công bằng và đàn áp sự thật bằng cách bỏ phiếu cho Trump.

Lượng cử tri đảng Cộng hòa đăng ký bầu cử đang gia tăng

Số lượng cử tri Đảng Cộng hòa đăng ký bầu cử ở các “bang chiến trường” quan trọng đang nhiều hơn lượng cử tri Đảng Dân chủ (các bang đóng vai trò quyết định kết quả cuộc bầu cử Hoa Kỳ). Điều này cực kỳ quan trọng khi nhớ rằng Trump đã giành chiến thắng ở một số bang chiến trường vào năm 2016 với mức cách biệt vô cùng mong manh.

Biden là 1 ứng viên kém cỏi

Trước hết chúng ta nên nhớ Joe Biden đã từng tranh cử tổng thống 2 lần và đều thất bại, đây sẽ là lần thử thứ 3 của ông! Tính cách nhàm chán, tuổi già và bảng thành tích tệ hại của Biden trong suốt 47 năm tham gia chính trường Hoa Kỳ thực sự khiến ông trở thành một ứng cử viên rất kém cỏi. Biden chẳng có bất cứ kế hoạch thú vị hoặc dòng giới thiệu nổi trội cho các chính sách của mình. Điều này trái ngược với cái tôi to lớn, sức hút và sự hiện diện mạnh mẽ của Trump (nhiều người Mỹ cảm thấy sự kết nối và bị thu hút bởi tính cách của ông ấy, tin tôi đi). Trump có một bộ kỹ năng rất mạnh trong việc xây dựng thương hiệu cho các kế hoạch và chính sách của mình thành những tiêu đề hấp dẫn như “Build a Wall” và “Drain the Swamp” hay gần đây là “Fill That Seat” và “The Cure Can Not Be Worse Than The Problem”, v.v. Sự kết hợp giữa tính cách và những dòng tiêu đề đáng nhớ này giúp bồi đắp vững chắc lượng cử tri trung thành của ông, đồng thời thu hút những người ủng hộ mới, những người có thể sẽ không chú ý đến ông nếu ông không xây dựng 1 hình ảnh đặc sắc như vậy.

Biden thực tế chỉ là một người giữ chỗ cho ứng cử viên phó tổng thống Kamala Harris của mình, người có kế hoạch thế chân Biden đảm nhận chức vụ tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên hoặc thứ hai của ông. Đừng nhầm lẫn ở đây, cử tri Mỹ hoàn toàn cảnh giác trước “con ngựa thành Troy” này của đảng Dân chủ, những người muốn có một Tổng thống cực tả, người tin tưởng vào một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và họ biết nếu họ bỏ phiếu cho Biden, các chính sách của Kamala Harris sẽ được tung ra khi bà nhậm chức. Chúng ta cũng nên nhớ rằng ứng cử viên phó tổng thống Kamala Harris cũng chỉ nhận được những sự ủng hộ yếu ớt từ chính đảng của cô ấy trong nỗ lực gần đây để trở thành ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ.

Người Mỹ ủng hộ luật pháp, trật tự và an toàn.

Phong trào “Black Lives Matters” (BLM) gửi gắm một thông điệp rất quan trọng với hy vọng sẽ thay đổi thế giới theo một cách nào đó trong tương lai, tuy nhiên, ngay bây giờ nó đang làm tổn thương đảng Dân chủ. Một mối quan tâm lớn của các cử tri trong cuộc bầu cử này sẽ là các cuộc biểu tình bạo lực và bạo loạn xuất phát từ phong trào BLM. Mọi người sợ hãi và họ sẽ đặt luật và trật tự, quyền sở hữu súng và sự an toàn cho gia đình của họ lên trên bất cứ phong trào công bằng xã hội hoặc quan điểm chính trị nào. Nhiều người Mỹ đang suy nghĩ về những gì có thể xảy ra nếu sự hiện diện của cảnh sát được thay đổi ở các thành phố khác nhau và điều gì có thể xảy ra nếu những người biểu tình và bạo loạn được các nhà dân chủ cho phép làm những gì họ muốn chỉ vì lo sợ mất đi sự ủng hộ từ 1 bộ phận cử tri cánh tả. Trump ủng hộ Luật pháp và Trật tự, Biden thì không. Trump đã nhận được sự ủng hộ từ mọi sở cảnh sát ở tất cả các bang trên khắp nước Mỹ, Biden thì không. Cũng cần lưu ý rằng việc lượng súng được mua tăng vọt trong năm nay cho thấy người Mỹ thực sự sợ nguy hiểm và khao khát bản thân được bảo vệ. Những yếu tố này sẽ đóng một vai trò trong việc đưa ra quyết định của cử tri bất kể họ ủng hộ đảng nào và sẽ thu hút các phiếu bầu mới cho Trump từ các bộ phận dân cư thực sự lo ngại về tình trạng bất ổn xã hội, các cuộc bạo loạn và biểu tình trong thời gian gần đây.

Người Mỹ muốn tự do khỏi sự phong tỏa, khẩu trang và các lệnh hạn chế

Trump luôn phản đối việc phong tỏa cũng như việc đeo khẩu trang, và những cử tri ủng hộ ông cùng với nhiều người khác cũng đồng ý với ông về những điểm này, nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn. Ngược lại, Biden lại là người ủng hộ việc phong tỏa, đeo khẩu trang và các lệnh hạn chế.

Bất chấp việc các phương tiện truyền thông cánh tả liên tục reo rắc nỗi sợ hãi Covid-19 cùng với việc chế nhạo và chế giễu bất kỳ ai không đeo khẩu trang hoặc không đứng cách nhau 2 mét, ngày càng có nhiều cử tri Mỹ từ tất cả các đảng phái mất kiên nhẫn với đại dịch và những hạn chế xã hội mà nó đã mang lại. Các cử tri Mỹ đủ thông minh để biết Trump đang cố gắng cân bằng đại dịch cùng với nền kinh tế và họ có thể thấy chiến lược này đang tỏ ra hữu hiệu khi mọi người đang bắt đầu tiếp tục công việc và trở lại với một số trạng thái “bình thường mới”. Cuối cùng nếu không có nền kinh tế và công ăn việc làm thì sẽ không còn gì để cứu vãn và đó chính là thông điệp cốt lõi của Trump “The cure can’t be worse than the problem” (cách chữa trị không thể tồi tệ hơn vấn đề). Ngay cả khi bạn không đồng ý với tuyên bố này, chúng ta đều biết sâu trong trái tim mình rằng hầu hết chúng ta sẽ không thể tồn tại lâu hơn nữa về mặt tinh thần với những hạn chế liên quan đến virus này, nó chỉ đơn giản là phải kết thúc. Tổ chức y tế thế giới vừa thừa nhận việc đóng cửa kinh tế và đưa ra những biện pháp hạn chế cực đoan là không hiệu quả, đồng thời gây thiệt hại cho con người nhiều hơn chính virus về lâu dài. Vì vậy, hóa ra, Trump đã đúng khi từ chối duy trì các lệnh phong tỏa và hạn chế nghiêm ngặt trên toàn quốc và bắt đầu mở cửa đất nước một cách nhanh chóng, đi ngược lại lời khuyên từ nhiều cố vấn. Bất kỳ ai theo dõi kỹ đều biết đó là lý do khiến nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi nhanh hơn dự đoán. Tôi nghĩ rằng đây là một chiến thắng to lớn cho Trump trong tổng thể cuộc khủng hoảng virus Covid-19.

Trump đang hứa hẹn về các chính sách thúc đẩy Kinh tế, Công việc, Kinh doanh, Luật pháp và trật tự. Biden thực sự chẳng truyền đi thông điệp gì ngoài Covid-19 và việc tăng thuế

Có rất nhiều vấn đề đặc biệt đang diễn ra ở Hoa Kỳ trong năm nay. Cuối cùng, tôi tin rằng mọi người sẽ chỉ suy nghĩ về một số vấn đề cốt lõi khi họ bỏ phiếu trong năm nay (bất kể đảng phái chính trị nào). Những vấn đề này có thể là 1. Tài chính cho bản thân và gia đình 2. An toàn cho bản thân và gia đình và 3. Sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tôi tin rằng chính sách của Trump về giảm thuế và giảm quy định, xây dựng lại nền kinh tế, cùng với lập trường vững chắc về việc tiếp tục duy trì lực lượng cảnh sát (Luật pháp và Trật tự), và cam kết của ông ấy trong việc sửa chữa các phần của hệ thống bảo hiểm y tế Mỹ đang thất bại, sẽ là tiền đề và trọng tâm trong tâm trí cử tri năm nay. Nhiều người sẽ đồng ý rằng Trump chậm cải cách chăm sóc sức khỏe, nhưng từ tất cả các dữ liệu mà tôi đang theo dõi, thì lập trường hỗ trợ nền kinh tế và việc làm của Trump trong đại dịch này vượt xa hầu hết mọi yếu tố khác hiện tại. Hãy nhớ rằng mọi người đi bỏ phiếu với mối bận tâm về ví tiền cùng với số dư tài khoản ngân hàng của họ, trong đa phần thời gian.

Có ai tin rằng một người vừa trở lại làm việc sau những tháng với thu nhập bằng 0, sẽ ra ngoài và bỏ phiếu cho Biden, người muốn tiếp tục nhốt họ trong nhà, buộc mọi người phải đeo khẩu trang và đặt ra cho họ nhiều hạn chế hơn nữa? Trump hiểu rõ nền kinh tế và ông ấy hiểu cảm giác của các doanh nghiệp và người lao động lúc này. Ông ấy sẽ tiếp tục duy trì hướng đi này để giành lấy lợi thế đối với những cử tri đang thất vọng, những người muốn tiếp tục cuộc sống của họ, quay trở lại làm việc hoặc mở cửa trở lại công việc kinh doanh của mình.

Trump cũng ủng hộ nhiên liệu hóa thạch, dầu khí, than đá và khai thác mỏ. Ông đã thuyết phục các cử tri rằng nếu không có ông, họ sẽ mất những ngành công nghiệp và việc làm ở một số bang nhất định. Trong thời kỳ suy thoái, đây là một vấn đề rất thực tế và rất nghiêm trọng đối với hầu hết cử tri ở các bang liên quan, nơi các ngành công nghiệp này sử dụng hàng triệu người lao động và là nguồn cung cấp oxy cho nền kinh tế của các bang này. Chính những chính sách này chắc chắn sẽ giúp Trump giành được đa số phiếu bầu ở các bang bị ảnh hưởng này vào ngày bầu cử.

Ngược lại, các chính sách chủ đạo của Biden dường như bao gồm sự chuyển dịch nền kinh tế năng lượng “xanh hơn”, việc tăng thuế, việc đóng cửa kinh tế do Covid-19 và đeo khẩu trang, đồng thời yêu cầu mọi người chọn ông vì ông có tính cách ‘tổng thống’ hơn. Những chính sách này sẽ không giúp Biden giành được nhiều phiếu bầu hơn trong thời kỳ đại dịch và suy thoái kinh tế. Mọi người chỉ đơn giản là muốn quay trở lại làm việc hoặc kinh doanh, bắt đầu kiếm tiền trở lại và bắt đầu di chuyển xung quanh cộng đồng của họ, một cách tự do và an toàn một lần nữa.

Trump đang giành được sự ủng hộ bởi nhiều cử tri Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha

Nhờ vào thành tích tích cực của ông với cử tri người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha trong vài năm đầu cầm quyền, đã có sự thay đổi lớn trong kết quả các cuộc bỏ phiếu của người Mỹ gốc Phi và người Tây Ban Nha cho năm 2020. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy tỷ lệ tín nhiệm của cử tri Mỹ gốc Phi đối với tổng thống Trump đã tăng vọt từ 20% đến 45%. Bạn cũng phải xem có bao nhiêu người nổi tiếng người Mỹ gốc Phi gần đây đã ra mắt thể hiện sự ủng hộ với Trump và giải thích cho các cử tri da màu tại sao Trump là lựa chọn tốt hơn cho họ trong tương lai. Diễn viên ‘ICE Cube’ ủng hộ Trump vì họ đang cùng nhau thực hiện “Platinum Plan”, thứ sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng người da màu. Sau đó, chúng ta có nghệ sĩ “50 Cent” tuyên bố ủng hộ Trump, nói rằng "Tôi không muốn trở thành 20 cent", trích dẫn kế hoạch tăng thuế của Biden. Bất cứ người Mỹ gốc Phi nào cũng sẽ không bao giờ quên câu nói nổi tiếng của Biden “Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cân nhắc xem bạn ủng hộ tôi hay Trump, thì bạn không phải là người da màu”. Những phiếu bầu bổ sung này từ cử tri da màu và cử tri gốc Tây Ban Nha là thứ có thể giúp Trump vượt lên dẫn đầu ở các bang quan trọng.

Sự hiện diện của những người ủng hộ Trump kín tiếng là 1 sự thật không thể chối bỏ

Lấy mạng lưới quan hệ của riêng tôi làm ví dụ. Tôi có một cộng sự kinh doanh ở Hoa Kỳ, hiện đang sinh sống ở bang Michigan và là 1 người ủng hộ Trump. Anh ấy sẽ không treo biển hoặc cờ Trump 2020 ở sân trước nhà, sẽ không đội mũ MAGA và cũng sẽ không dán miếng sticker Trump/Pence trên xe bán tải. Nếu một người thăm dò dư luận gọi điện, nhắn tin hoặc gửi email cho anh ta, anh ta sẽ không tiết lộ rằng mình đang bỏ phiếu cho Trump hoặc thậm chí sẽ hoàn toàn không trả lời. Anh giải thích nguyên nhân là do phần lớn đảng viên Dân chủ cực kỳ ghét Trump và những người ủng hộ ông, đặc biệt là kể từ khi các cuộc biểu tình và bạo loạn nổ ra, anh nói rằng mình có nguy cơ bị tấn công và phán xét trong cộng đồng địa phương của mình. Bạn của tôi ở đây không hề đơn độc, với ước tính 25% những người ủng hộ Trump không bao giờ tiết lộ quan điểm chính trị của họ với những người mà họ không biết hoặc tin tưởng. Như tôi đã nói trước đó, những người thăm dò dư luận của Trafalgar nhận thức được sự tồn tại của nhóm cử tri ủng hộ Trump nhút nhát này, đó là lý do tại sao họ đã phát triển một quy trình đặc biệt để xác định xem một người có bỏ phiếu cho Trump hay không, khác xa với hầu hết những người thăm dò khác đang thực hiện. Nếu mọi người không nói với những người thực hiện cuộc thăm dò rằng họ đang bỏ phiếu cho Trump, thì không có gì lạ khi kết quả các cuộc thăm dò đã bị sai lệch vào năm 2016 và sẽ lại bị sai lệch 1 lần nữa vào năm 2020.

Với tất cả những luận điểm trên, dự đoán của tôi là Trump sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020 với khoảng 270 đến 310 phiếu đại cử tri đoàn. Với tỷ lệ cược hiện tại cho chiến thắng của Trump được các nhà cái đưa ra là 2.80 đô la hoặc 9/5 (gần như tỉ lệ 2 ăn 1), cơ hội có vẻ khá hấp dẫn. Với niềm tin của tôi, tôi đã đặt cược 1 khoản tiền lên tới 6 con số với tỷ lệ cược trung bình khoảng $2.60. Nếu thành công, tổng số tiền thắng của tôi trên cả hai lần đặt cược Trump trong năm 2016 và 2020 sẽ vượt quá 600 nghìn đô la AUD. Nếu bạn có ý định đặt cược cho cuộc bầu cử năm 2020 thông qua thị trường chứng khoán hoặc thông qua thị trường cá cược, trước tiên hãy tự nghiên cứu và hết sức tỉnh táo với số vốn bạn đang mạo hiểm.

Chúc may mắn cho Trump vào ngày 3 tháng 11 và chúc may mắn cho những người đặt niềm tin vào Trump.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Nhận định triển vọng lãi suất của ECB
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu

Vào ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt tình trạng lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm bằng cách tăng lãi suất đi vay lần đầu tiên sau 17 năm. Tuy nhiên, trái với nhiều người kỳ vọng, đồng yên tiếp tục suy yếu trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cho điều này.
Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ