Nhận định của FX Trader JPMorgan London

Nhận định của FX Trader JPMorgan London

15:26 06/02/2020

Nhận định của FX Trader JPMorgan London

GBP (Karim Mir)
Sterling giao dịch cầm chừng trong ngày hôm qua cho đến khi các thông tin công bố vào giữa phiên giao dịch cho thấy rằng EU có thể sử dụng quân bài chiến lược của mình – đánh vào dịch vụ tài chính - trong quá trình đàm phán thương mại, nhằm đẩy Vương quốc Anh vào “guồng” trong các điều khoản khác. Đồng Bảng sụt giảm hơn 100 pips sau tin tức trên và lập tức quay lại kiểm tra hỗ trợ 1.2950 mặc dù vẫn chưa phá vỡ được ngưỡng này, và chúng tôi mở ra khả năng giá quay lên vùng kháng cự 1.30 trong buổi sáng của phiên châu Âu. Hành động giá như thế này có thể tiếp tục diễn ra trong các tháng tới, bởi vì, như chúng tôi từng đề cập trước đây, vị thế của dòng tiền mua – bán có khả năng hạn chế đà tăng của Bảng, trong khi rủi ro tin tức thị trường tiếp tục là yếu tố tiêu cực cho giá. Vì vậy, trong khi ngưỡng hỗ trợ 1.2900/50 duy trì ở vùng dưới, chúng ta đang mắc kẹt trong vùng giá cực kỳ biến động như đã chứng kiến trong các tuần gần đây.

EUR (Jeffrey Simmons)
Đồng Euro đã giảm tiếp trong ngày hôm qua khi thị trường spot, các quỹ phòng hộ (hedge funds) và doanh nghiệp (dù ở mức độ thấp hơn) tiếp tục bán tháo, trong khi lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục là yếu tố dẫn dắt đồng bạc xanh tăng cao hơn so với các đồng tiền có lợi suất thấp khác. Số liệu của Mỹ tuần rồi khá ấn tượng, khi chỉ số ADP và chỉ số ISM khu vực dịch vụ vượt xa kỳ vọng của thị trường. Trong khi đó, một tuần lễ chính trị đầy sóng gió của Đảng Dân chủ so với một tuần lễ đầy mạnh mẽ của Tổng thống Trump đã làm gia tăng khẩu vị rủi ro cho thị trường tài chính. Và dĩ nhiên diễn biến của virus Corona, dù vẫn đang ở tình trạng báo động, đang được kiểm soát tốt hơn hẳn so với tuần trước, cũng là một tín hiệu rất tích cực thời điểm hiện nay. Tuy nhiên chúng tôi hoài nghi liệu đà tăng có thể kéo dài bao lâu trong bối cảnh các tác động tiêu cực của dịch bệnh, nhưng hiện tại mọi thứ có vẻ sáng sủa hơn cho thị trường tài chính. Đồng Euro trong khi đó đang áp sát các vùng giá quan trọng; hỗ trợ 1.0980/90 là vùng mà chúng tôi đã nhấn mạnh vài lần và đang giữ vững khá tốt. Đối với chiến lược giao dịch linh động, Long tại đây gần mức 1.1000 với điểm dừng lỗ dưới 1.0975 là chiến thuật khả thi bởi nó thể hiện được tỷ lệ Risk/Reward một cách thuyết phục. Tôi không phải là người hứng thú với giao dịch đồng Euro theo trường phái “break out”, tuy nhiên đang không có nhiều chất xúc tác tích cực cho đồng tiền này ở thời điểm hiện tại. Nếu hỗ trợ 1.0980 bị xuyên thủng, vùng hỗ trợ tiếp theo sẽ là 1.0940/50. Còn ngưỡng kháng cự 1.1065/75 sẽ là vùng cản để quan sát khi giá bật tăng.

JPY (Matthew Pheasant)
Tâm lý giao dịch rủi ro diễn biến thuận lợi được củng cố bởi báo cáo đêm qua về việc Trung Quốc cắt giảm thuế quan trên các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, bổ sung vào gam màu tích cực kéo dài từ hôm qua sau các thông tin tìm ra thuốc chữa cho virus Corona. Chứng khoán phục hồi, cặp USDJPY tiệm cận ngưỡng kháng cự quan trọng 110.20/30. Liệu rằng tâm lý giao dịch rủi ro có tiếp diễn trong ngày giao dịch thứ tư liên tiếp hay không vẫn cần được quan sát, mặc dù tỷ lệ tử vọng thấp và hành động kịp thời của chính quyền Trung Quốc giúp xoa dịu tâm lý hoảng sợ toàn cầu. Đáng chú ý vào hôm qua chúng tôi nhận thấy nhu cầu mua nhẹ JPY. Chúng tôi tiếp tục đứng ngoài tại thời điểm này, và sẽ tìm điểm Short USD/JPY nếu rủi ro có dấu hiệu gia tăng.

AUD/NZD (James Clark)
Tin tức về loại vắc xin chống virus hôm qua đối với tôi là không đáng kể bởi các số liệu kinh tế yếu trong Quý I vừa qua. Tuy nhiên thị trường có vẻ như không muốn bỏ lỡ một cú đảo ngược tâm lý rủi ro với việc tốc độ lây lan bên ngoài tỉnh Hồ Bắc ngày càng giảm khiến cho nhiều người tin rằng tình huống xấu nhất (về môt dịch bênh toàn cầu) đã ở đằng sau chúng ta. Con đường phía vẫn còn gập gềnh với việc số liệu kinh tế Quý I sẽ không khả quan, tuy nhiên tôi có cảm nhận về xu hướng tích cực cho các đồng tiền có lợi suất cao trong một vài tuần tới. Quan điểm đó được củng cố bởi các dữ liệu về dòng tiền đang chảy từ các đồng tiền có lợi suất thấp trong nhóm G10 tới các thị trường mới nổi lợi suất cao. Hôm nay tôi khuyến nghị không nên mở vị thế Long AUD/NZD do các đồng tiền này đã tăng được 3 ngày liên tiếp. Như đã đề cập ở trên, tôi nghĩ thị trường sẽ ưa thích dùng đồng AUD và NZD để đầu tư cho các thị trường mới nổi vì chúng không có lợi suất và các số liệu kinh tế cơ bản ở Úc đang diễn biến theo chiều hướng xấu. Chúng ta có thể thấy mức tăng thêm khoảng 1% trên các đồng tiền này nhưng đó sẽ là một cơ hội tối để phe bán vào trạng thái. Hai mức kháng cự cần chú ý là 0.6800/40 cho Aussie và 0.6555/80 cho Kiwi.

CAD (James Clark)
Cặp USD/CAD đang dao động trong biên hẹp trong nỗ lực tăng qua mức 1.33 nhưng bị chặn lại bởi sự phục hồi của giá dầu thô (5%) và tâm lý ưa rủi ro trở lại. Tôi đang có thiên hướng về “Risk on” nhiều hơn nên sẽ tìm kiếm cơ hội bán USD/CAD khi giá lên đến mức 1.33.

CHF (Jeffrey Simmons)
Phải nói rằng cặp EURCHF một lần nữa rất yếu trong tương quan với sự phục hồi tâm lý ưa rủi ro gần đây. Trong tuần này chúng ta đã chứng kiến một sự đảo chiều ngoạn mục của các thị trường chứng khoán cũng như các đồng tiền ở thị trường mới nổi, trong khi đó EURCHF lại không thể vượt qua được mức giá 1.0730. Điều đó cũng cố quan điểm trung hạn của tôi về xu hướng “bullish“ của đồng CHF. Mặc dù không chắc chắn vào lệnh với đầy đủ khối lượng tại thời điểm này nhưng chúng ta có thể bán 1 phần cặp EUR/CHF với mức Stop loss tại 1.0780/90 và mục tiêu tại 1.0600/25. Cặp USD/CHF trong khi đó đang đối mặt với mức kháng cự quan trọng tại vùng 0.9750/70 và việc bán ra tại đây là một ý tưởng không tồi với tầm nhìn EURCHF tiếp tục giảm như tôi đã đề cập ở trên.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ