Ngọn lửa lạm phát đang nhăm nhe kết thúc bữa tiệc chứng khoán

Ngọn lửa lạm phát đang nhăm nhe kết thúc bữa tiệc chứng khoán

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:29 08/03/2024

Khi không có dấu hiệu suy thoái kinh tế, các nhà bình luận đang quan ngại về nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ khó có thể kiềm chế lạm phát.

Gần đây thị trường chứng khoán đã dấy lên những nỗi lo âu: Các vấn đề việc làm và tăng trưởng kinh tế vẫn đang ở mức ổn định nhưng các chuyên gia lại lo lắng nền kinh tế quá phát triển sẽ không thể kiềm chế được lạm phát. Nhất là gần đây, khi Torsten Slok, giám đốc kinh tế của Apollo Global Management đã có phát ngôn về vấn đề này, ông nghĩ rằng nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng tới việc cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên Bang trong năm 2024, “ Tôi cực kỳ nghi ngờ vấn đề này”.

Phân tích kỹ hơn các xu hướng kinh tế gần đây, ta nhận thấy rằng mặc dù Mỹ đã công bố mức tăng trưởng đầy ấn tượng vào nửa cuối năm 2023 nhưng tốc độ tăng trưởng đang dần bị chững lại ở đầu quý 1/2024. Từ số liệu theo dõi GDP Now của ngân hàng dự trữ liên bang Atlanta, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng khoảng 2.1 % ngay trong quý đầu tiên và gần bằng mức ước tính tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế (khi không có lạm phát) của Văn phòng ngân sách Quốc hội. Theo “ dữ liệu bán lẻ thường niên” mức tiêu dùng thực tế đã có dấu hiệu suy giảm ngay trong tháng 2. Những vấn đề trên đã cho thấy khả năng dự báo của các số liệu kinh tế cũ có thể sẽ không còn chính xác.

Liệu mọi thứ có thực sự tốt?
Kinh tế Mỹ đã có 2 quý liên tiếp tốt đẹp nhưng có vẻ như nó sắp thay đổi:

Khi thị trường lao động ổn định thì lạm phát trở thành mối bận tâm của chính sách tiền tệ. Nhưng nếu kinh tế tăng trưởng ổn định ở mức 5%/năm và không gây ra lạm phát, vậy tại sao các nhà hoạch định chính sách lại phải lo lắng tới mức đó vậy?

Nguyên nhân có lẽ bắt nguồn từ việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI ) tăng đột biến vào tháng 1. Điều này đã khiến mọi người lầm tưởng nó là một dấu hiệu tích cực của thị trường nhưng thực chất nó đang bộc lộ một số vấn đề. Thêm vào đó, sự thay đổi trong cách tính toán dữ liệu nhà ở đã tác động lên chỉ số CPI.

Nhà ở chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số CPI và chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), nên sự thay đổi trong cách tính giá thuê nhà sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong báo cáo lạm phát. Vấn đề này đã dấy lên lo ngại về khả năng kiểm soát lạm phát của Fed. Theo thường lệ, giá thuê nhà ở Mỹ đã giảm trong nhiều năm liên tiếp, dự đoán mức lạm phát nhà ở trong chỉ số CPI sẽ không có nhiều biến động trong các quý tiếp theo. Sau đại dịch Covid, các giá trị trung bình này đã có nhiều biến động và các biến động hàng tháng hay sự thay đổi trong nhu cầu, sở thích của người thuê không tác động quá nhiều tới mức độ lạm phát.

Trở lại bình thường
Giá thuê đã tăng lên nhưng nhìn chung vẫn được đánh giá phù hợp so với trước đại dịch.

Không phải là lần đầu tiên quan điểm “không có hạ cánh mềm” thu hút sự chú ý của Phố Wall, kể từ lần cuối cùng là vào đầu năm 2023, nhưng sau đó nó đã đã nhanh chóng bị dập tắt bởi sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon vào tháng 3/2023. Quan điểm "không có hạ cánh mềm" thường xuất hiện khi có lo, ngại về hậu quả của suy thoái kinh tế.

`Không có hạ cánh mềm' đã trở lại
Kịch bản "không có hạ cánh mềm" đang thu hút sự chú ý



Sẽ thật sai lầm khi bỏ qua rủi ro của vấn đề này. Ngay cả khi tỷ lệ xảy ra của “không hạ cánh” vẫn ở mức thấp. Nhưng kể cả những biến động nhỏ trên thị trường khi được chú ý cũng sẽ tác động đáng kể đến giá trị tài sản, ngay cả khi cuối cùng không có gì thay đổi.

Bằng chứng cho vấn đề này đã được thể hiện vào tháng 8 và tháng 9 năm ngoái, khi nhà đầu tư Bill Ackman đã đưa ra quan điểm rằng khi xung đột toàn cầu gia tăng thì cũng là lúc toàn cầu hóa chấm dứt và dẫn đến mức lạm phát cơ cấu cao hơn. Không có nghiên cứu nào chứng minh rằng quan điểm đó là đúng, nhưng ông vẫn kiếm được tiền thông qua việc đặt cược rằng lợi suất sẽ tăng lên. Trong tầm ngắn hạn, thị trường là một thực thể được thúc đẩy bởi đà, và đôi khi một câu chuyện tốt là đủ để kích hoạt một đợt biến động lớn.

Trên thực tế, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã dự đoán khá đúng về triển vọng của nền kinh tế. Vào tháng Mười Hai, các nhà hoạch định tại Tổng kết Dự báo Kinh tế của ngân hàng trung ương đã dự đoán sẽ có ba lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024, và thị trường đã dự đoán gấp đôi con số đó. Bây giờ, khi “không hạ cánh” xảy ra thì dự đoán của thị trường tương lai đã thay đổi bằng với mức dự đoán của Fed. Có vẻ như dự đoán này là đúng.

Tăng trưởng nhanh chóng, lạm phát giảm dần; và những ý kiến của các nhà điều hành Fed đã cho thấy ngân hàng trung ương sẽ dựa vào dữ liệu này làm bằng chứng để bắt đầu cắt giảm lãi suất vào giữa mùa hè. Một vài người vẫn tiếp tục đề xuất kịch bản “không hạ cánh” trong khoảng thời gian dài sắp tới - ít nhất cho đến khi có những dữ liệu mới về lạm phát, hoặc chúng ta sẽ phải đối mặt với một rủi ro cực thấp –“không hạ cánh”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ