Mỹ chuẩn bị nới lỏng yêu cầu vốn đối với các ngân hàng lớn

Mỹ chuẩn bị nới lỏng yêu cầu vốn đối với các ngân hàng lớn

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

09:45 16/05/2025

Chính quyền Mỹ dự kiến công bố kế hoạch điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy bổ sung (SLR), đánh dấu thay đổi lớn nhất về quy định vốn ngân hàng kể từ khủng hoảng tài chính 2008. Đề xuất được kỳ vọng sẽ tăng khả năng cung ứng thanh khoản và hỗ trợ thị trường trái phiếu, nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về ổn định tài chính và rủi ro đạo đức.

Chính quyền Mỹ sắp công bố kế hoạch cắt giảm đáng kể yêu cầu về vốn đối với các ngân hàng lớn – thay đổi lớn nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008–2009. Động thái này phản ánh nỗ lực tiếp tục giảm điều tiết trong khuôn khổ chính sách của Tổng thống Donald Trump.

Theo các nguồn tin, giới chức sẽ điều chỉnh giảm tỷ lệ đòn bẩy bổ sung (SLR) trong vài tháng tới. Quy định này yêu cầu các ngân hàng duy trì một lượng vốn chất lượng cao so với tổng mức đòn bẩy, bao gồm tài sản như các khoản vay và phái sinh. Tỷ lệ SLR được đưa vào năm 2014 như một phần của cải cách hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nhiều tổ chức tài chính đã phản đối quy định suốt nhiều năm, cho rằng yêu cầu hiện tại gây bất lợi khi nắm giữ tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ Mỹ, hạn chế khả năng hỗ trợ thanh khoản thị trường và cản trở mở rộng tín dụng. Đại diện từ Bank Policy Institute nhận định việc duy trì quy định như hiện nay làm suy yếu vai trò của hệ thống ngân hàng trong các giai đoạn căng thẳng thị trường.

Dự kiến, đề xuất cải cách sẽ được đưa ra trong mùa hè, trong bối cảnh chính quyền Trump đang đẩy mạnh cắt giảm quy định trên nhiều lĩnh vực khác như môi trường và công bố tài chính.

Tuy nhiên, giới chuyên gia tỏ ra lo ngại. Theo ông Nicolas Véron từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, tình hình toàn cầu hiện chứa đựng nhiều rủi ro liên quan đến vai trò của đồng USD và triển vọng kinh tế Mỹ. Việc nới lỏng yêu cầu về vốn trong bối cảnh hiện tại bị đánh giá là thiếu thận trọng.

Theo phân tích, việc giảm SLR có thể mang lại lợi thế cho thị trường trái phiếu chính phủ bằng cách cho phép các ngân hàng gia tăng sở hữu nợ chính phủ, qua đó giúp chính quyền Trump đạt mục tiêu hạ chi phí vay. Ngoài ra, bước đi này còn mở đường cho sự trở lại của các ngân hàng trong vai trò giao dịch trái phiếu, thay thế phần lớn vị thế mà các quỹ phòng hộ và nhà giao dịch tần suất cao đã chiếm giữ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ việc nới lỏng quy định SLR.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Scott Bessent, cho biết tuần trước rằng cải cách tỷ lệ đòn bẩy bổ sung (SLR) đang được xem là “ưu tiên hàng đầu” đối với các cơ quan quản lý ngân hàng chính gồm Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC) và Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC).

Chủ tịch Fed, Jay Powell, cũng nhấn mạnh vào tháng hai rằng việc điều chỉnh lại cấu trúc thị trường trái phiếu chính phủ là điều cần thiết và giảm bớt mức độ điều tiết của SLR sẽ là một phần quan trọng trong giải pháp.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều ủng hộ đề xuất này. Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Elizabeth Warren đã lên tiếng phản đối sau khi nội dung cải cách được tiết lộ trong một bài báo của Financial Times. Bà cảnh báo rằng những thay đổi như vậy có thể “đặt toàn bộ nền kinh tế vào rủi ro dẫn đến một cuộc khủng hoảng khác do người nộp thuế phải gánh chịu.”

Hiện nay, tám ngân hàng lớn nhất tại Mỹ buộc phải duy trì tỷ lệ vốn cấp một – bao gồm vốn cổ phần phổ thông, lợi nhuận giữ lại và một số tài sản khác có khả năng hấp thụ thua lỗ đầu tiên – ở mức ít nhất 5% so với tổng tài sản có đòn bẩy.

Trong khi đó, các ngân hàng lớn ở châu Âu, Trung Quốc, Canada và Nhật Bản chỉ cần duy trì tỷ lệ này từ 3.5% đến 4.25%. Giới vận động hành lang tại Mỹ đang kỳ vọng các cơ quan quản lý sẽ điều chỉnh yêu cầu trong nước để phù hợp hơn với mặt bằng chung toàn cầu.

Một phương án khác đang được cân nhắc là loại trừ những tài sản rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ Mỹ và tiền gửi tại Fed ra khỏi công thức tính SLR – biện pháp từng được áp dụng tạm thời trong giai đoạn đầu đại dịch. Theo ước tính từ nhóm phân tích tại Autonomous, việc tái áp dụng miễn trừ này có thể giúp các ngân hàng lớn giải phóng khoảng 2 nghìn tỷ USD trong bảng cân đối kế toán.

Tuy nhiên, giải pháp này có thể khiến Mỹ lệch khỏi chuẩn mực toàn cầu. Các cơ quan quản lý tại châu Âu đã bày tỏ lo ngại rằng sự thay đổi từ phía Mỹ có thể tạo áp lực buộc châu Âu cũng phải nới lỏng yêu cầu vốn đối với các khoản nắm giữ trái phiếu chính phủ thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu và trái phiếu chính phủ Anh.

Thực tế, hầu hết các ngân hàng lớn của Mỹ còn bị ràng buộc nhiều hơn bởi các quy định khác, như bài kiểm tra sức chịu đựng (stress test) của Fed và yêu cầu vốn dựa trên rủi ro, khiến mức độ hưởng lợi từ việc điều chỉnh SLR bị giới hạn. Theo đánh giá của Morgan Stanley, chỉ có State Street đang thực sự chịu áp lực từ quy định về SLR.

Theo ông Sean Campbell – kinh tế trưởng của nhóm vận động Financial Services Forum, đại diện cho tám ngân hàng lớn nhất nước Mỹ – việc điều chỉnh SLR theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp các ngân hàng có thêm dư địa vốn hơn so với phương án miễn trừ riêng đối với trái phiếu kho bạc và tiền gửi tại Fed.

Khi được hỏi về vấn đề này, ba cơ quan quản lý gồm Fed, OCC và FDIC đều từ chối đưa ra bình luận.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ