[Market Brief 16.06.2023]: Chứng khoán phục hồi, lợi suất trái phiếu Mỹ sụt giảm

[Market Brief 16.06.2023]: Chứng khoán phục hồi, lợi suất trái phiếu Mỹ sụt giảm

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

09:21 16/06/2023

Tâm điểm của phiên giao dịch qua đêm là tâm lý risk-on của thị trường.

[Market Brief 16.06.2023]: Chứng khoán phục hồi, lợi suất trái phiếu Mỹ sụt giảm
[Market Brief 16.06.2023]: Chứng khoán phục hồi, lợi suất trái phiếu Mỹ sụt giảm

Tâm điểm của phiên giao dịch qua đêm là tâm lý risk-on lan tỏa trên thị trường. Giới đầu tư không quan tâm nhiều tới việc Fed tạm ngưng diều hâu, họ đặt cược rằng ngân hàng trung ương đang tiến gần đến cuối chu kỳ tăng lãi suất. Fed đã giữ nguyên lãi suất ở mức 5% - 5.25% trong cuộc họp vào thứ Tư nhưng báo hiệu sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất nữa và các quyết định sẽ được đưa ra theo “từng cuộc họp”. Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ giảm sau một loạt dữ liệu trái chiều của Hoa Kỳ. Doanh số bán lẻ cao hơn dự kiến nhưng đồng thời số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cũng cao hơn dự kiến. Chứng khoán Mỹ tăng điểm và chỉ số DXY giảm.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay cận biên và lãi suất tiền gửi thêm 25 điểm cơ bản, lần lượt lên 4%, 4.25% và 3.5%. Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết trong cuộc họp báo rằng một đợt tăng lãi suất nữa vào tháng 7 là “rất có khả năng”. Bà cho biết lạm phát ở khu vực đồng euro dự kiến sẽ ở mức “quá cao trong thời gian quá dài” và ECB vẫn chưa giải quyết xong vấn đề này. Bà nói thêm rằng ECB còn nhiều việc phải làm vì triển vọng tăng trưởng và lạm phát vẫn chưa rõ ràng.

Sau cuộc họp của ECB, thị trường OIS định giá 100% cho một đợt tăng 25 điểm cơ bản khác vào tháng 7 và 63% khả năng tăng 25 điểm cơ bản khác vào tháng 9. Đến cuối năm, họ đang định giá lãi suất tăng tổng cộng là 48 điểm cơ bản.

Trong khi đó, hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang đang định giá 67% khả năng tăng 25 bp tại cuộc họp tháng 7 và 80% tại cuộc họp tháng 9. Thị tường đang định giá mức cắt giảm lãi suất chỉ 10 điểm cơ bản vào cuối năm.

Chỉ số DJIA, S&P500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 1.3%, 1.2% và 1.2%. Euro Stoxx 50 giảm 0.3%. Chỉ số DXY giảm 0.8% xuống 102.12. EUR/USD tăng hơn 110 pip lên 1.0950.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ giảm 5 điểm cơ bản xuống 4.64% trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 7 điểm cơ bản xuống 3.72%. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 5 điểm cơ bản lên 2.50%, trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 4.38%. Giá dầu thô WTI trên sàn NYMEX tăng 3.4% lên 70.62 USD. Vàng tăng 0.8% lên 1,958 USD.

Dữ liệu của Hoa Kỳ được công bố ngày hôm qua bao gồm:

1) Doanh số bán lẻ tháng 5 bất ngờ tăng 0.3% MoM (Bloomberg dự kiến: -0.2%) so với 0.4% trong tháng 4. Không bao gồm ô tô và khí đốt, con số vẫn cao hơn dự kiến, tăng 0.4% (Bloomberg dự kiến: 0.2%), mặc dù thấp hơn so với mức điều chỉnh giảm 0.5% trong tháng 4 so với 0.6% ban đầu. Thước đo nhóm kiểm soát, tính toán trực tiếp vào GDP, tăng 0.2%, phù hợp với dự kiến của thị trường và giảm so với mức 0.6% được điều chỉnh giảm trong tháng 4 từ mức 0.7% ban đầu;
2) Sản xuất công nghiệp tháng 5 bất ngờ giảm 0.2% MoM (Bloomberg dự kiến: +0.1%) so với +0.5% trong tháng 4;
3) Chỉ số Empire Manufacturing Index tháng 6 của Fed New York chuyển sang dương ở mức 6.6 (Bloomberg dự kiến: -15.1) so với -31.8 trước đó;
4) Chỉ số triển vọng kinh doanh của Fed Philly tháng 6 giảm xuống -13.7 (Bloomberg dự kiến: -14.0) so với -10.4 trước đó;
5) Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 6 không đổi so với tuần trước, ở mức 262 nghìn nhưng cao hơn mức Bloomberg dự kiến là 245 nghìn.

Ngày hôm nay, Chỉ số Tâm lý của Đại học Michigan và Hoạt động Kinh doanh Dịch vụ của Fed New York cho tháng Sáu sẽ được công bố.

Trên thị trường ngoại hối, USD/JPY đã tăng 20 pip lên 140.29 trước quyết định của BOJ hôm nay. Dự đoán của thị trường không thay đổi, mục tiêu lãi suất ngắn hạn vẫn ở mức -0.1% và mục tiêu lợi suất trái phiếu 10 năm ở mức 0% với giới hạn ngầm định là 0.5%. AUD-USD tăng 90 pip lên 0.6890.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ