Liệu đà tăng giá dầu có bị ''đứt chuỗi''?

Liệu đà tăng giá dầu có bị ''đứt chuỗi''?

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

23:53 09/04/2024

Traders đang đặt câu hỏi rằng liệu giá dầu có thể tăng thêm bao nhiêu nữa sau khi vượt qua mức 90 USD/thùng trong tuần này – mức giá cao nhất kể từ tháng 10.

Giá dầu Brent vượt mức 91 USD/thùng vào thứ Sáu, đã tăng 18% trong năm nay. Giá dầu WTI đã tăng 21%.

Đợt tăng giá dầu trong 2 tuần qua được thúc đẩy bởi lo ngại về cuộc xung đột càng leo thang tại Trung Đông bao gồm khả năng Iran đáp trả lại vụ tấn công vào lãnh sự quán của nước này ở Damascus được cho là do Israel tiến hành.

Các nhà phân tích cho biết giá dầu có thể tiếp tục tăng cao ngay cả khi căng thẳng địa chính trị bắt đầu hạ nhiệt. Tăng trưởng kinh tế tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc khiến nhu cầu năng lượng tăng cao, trong khi đó thì OPEC+ lại cắt giảm nguồn cung. Điều này cũng thúc đẩy đà tăng của giá dầu. Trưởng bộ phận hàng hóa toàn cầu tại Standard Chartered Paul Horsnell cho biết: "Đây là sự kết hợp giữa cung - cầu và yếu tố địa chính trị.”

Báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết sự tăng trưởng nguồn cung từ bên ngoài liên minh OPEC+ dự kiến chỉ đạt 1.6 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm từ 2.4 triệu thùng/ngày trong năm 2023.

Horsnell cho biết: “Nhiều người tham gia thị trường cho rằng sự tăng trưởng của năm ngoái sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong năm nay. Nhưng thực tế không phải như vậy” và ông kỳ vọng giá dầu vẫn sẽ duy trì trên 90 USD/thùng trong những tháng tới.

Trưởng bộ phận hàng hóa tại MUFG Ehsan Khoman cho biết với việc OPEC+ vẫn "nắm giữ quyền kiểm soát nguồn cung" thì giá dầu có khả năng tiếp tục tăng cao miễn là các nền kinh tế phát triển lớn không rơi vào một cuộc suy thoái sâu.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các nước thành viên OPEC+ có thể sẽ nới lỏng việc cắt giảm nguồn cung khi giá dầu tăng lên trên 100 USD/thùng để tránh ảnh hưởng đến xuất khẩu của họ.

ECB nói gì về việc cắt giảm lãi suất?

Lạm phát tại khu vực eurozone đã giảm gần đến mục tiêu của ECB và nền kinh tế của khu vực này dường như đang bế tắc. Tuy nhiên hầu hết các nhà hoạch định chính sách đều dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào thứ Năm tới.

Lý do chính khiến các quan chức cẩn trọng hơn khi quyết định về lãi suất là đà tăng lạm phát dịch vụ vốn đã duy trì trên mức 4% trong năm tháng liên tiếp, ngay cả khi lạm phát chung đã giảm xuống 2.4% trong tháng Ba.

Mối lo ngại của ECB là tiền lương sẽ tiếp tục tăng nhanh khi người lao động cố gắng khôi phục lại sức mua đã mất trong cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt tồi tệ nhất. Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy giá cả trong ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động.

Hầu hết các thành viên hội đồng thống đốc ECB cho rằng họ nên đợi đến cuộc họp tháng 6 để quyết định xem liệu có nên bắt đầu cắt giảm lãi suất hay không. Khi đó, họ đã có nhiều dữ liệu hơn để đánh giá xem tốc độ tăng lương có chậm lại đủ để làm giảm lạm phát dịch vụ hay không.

Vẫn còn nghi vấn về việc ECB có những động thái như thế nào về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Nhà kinh tế tại Barclays Mariano Cena cho rằng ECB chỉ cần thay đổi cách diễn đạt trong tuyên bố chính sách của họ để không còn nói rằng lãi suất phải được "duy trì trong một khoảng thời gian đủ dài" để đưa lạm phát về mức 2% thì khả năng cắt giảm lãi suất sớm hơn sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, nhà kinh tế học của BNP Paribas Paul Hollingsworth cho rằng Chủ tịch ECB, Christine Lagarde nên sử dụng cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách để cung cấp định hướng về các chính sách tiếp theo. Điều này cho phép bà ấy chia sẻ quan điểm và dự định của ECB mà không làm ràng buộc chính sách của ECB vào một con đường cố định. Ông nói: "Bà có thể đề xuất rằng ECB sẽ đánh giá vào tháng 6 xem liệu các điều kiện đã đáp ứng đủ để bắt đầu cắt giảm lãi suất hay chưa?”

Liệu lạm phát cơ bản tại Mỹ có giảm trong tháng Ba?

Nhà đầu tư sẽ chờ xem số liệu lạm phát mới nhất của Mỹ có làm cho Cục Dự trữ Liên bang tự tin hơn để bắt đầu cắt giảm lãi suất vào mùa hè này hay không.

Số liệu lạm phát được Cục Thống kê Lao động công bố vào thứ Tư dự kiến sẽ là 3.5% trong tháng Ba, tăng từ mức 3.2% vào tháng trước. Sự tăng này do ảnh hưởng giá năng lượng tăng cao.

Tuy nhiên, lạm phát cơ bản – loại bỏ giá lương thực và năng lượng dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 3.7%, giảm từ 3.8 % trong tháng Hai.

Có dấu hiệu cho thấy lạm phát đang trì trệ do lạm phát nhà ở vẫn ở mức cao. Các nhà phân tích tại TD Securities nói rằng số liệu về lạm phát nhà ở trong tháng trước có thể không đồng nhất.

Tiến triển về lạm phát cơ bản có thể ảnh hưởng đến quyết định của Cục Dự trữ Liên bang khi họ cân nhắc thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất. Các quan chức tại cuộc họp chính sách vào tháng 3 cho biết họ dự kiến sẽ cắt giảm 75 bps trong năm nay, nhưng dữ liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ. Hiện tại, thị trường đang đặt cược vào việc có 3 đợt cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed

Chứng khoán châu Á sụt giảm sau khi lo ngại về lãi suất cao hơn trong thời gian dài tại Mỹ đã thúc đẩy làn sóng bán tháo trên Phố Wall, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vào sáng sớm mai.
Bờ Tây Thái Bình Dương rung chuyển bởi "cơn địa chấn" trên thị trường chứng khoán Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Bờ Tây Thái Bình Dương rung chuyển bởi "cơn địa chấn" trên thị trường chứng khoán Nhật Bản

Thị trường chứng khoán Nhật Bản mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ và đồng loạt tăng điểm sau khi kết quả kinh doanh ấn tượng của các công ông lớn được công bố. Hitachi nổi lên là một trong những "ngôi sao sáng" trên sàn Topix với mức tăng vọt ấn tượng, góp phần đáng kể vào mức tăng cao nhất của chỉ số này trong hơn hai tháng qua.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ