Liệu có hay không khả năng nâng mục tiêu lạm phát của các NHTW?

Liệu có hay không khả năng nâng mục tiêu lạm phát của các NHTW?

Trần Minh Khoa

Trần Minh Khoa

Junior Analyst

14:45 03/12/2022

Mục tiêu lạm phát lý tưởng cho các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ có thể là 3% một năm, chứ không phải là 2% như hiện tại.

Quay lại vào năm 2010, đã có những tranh luận về một mục tiêu lạm phát lý tưởng ở mức 4%. Vào thời điểm đó, các ngân hàng trung ương đã bác bỏ hoàn toàn ý tưởng này vì lo ngại rằng họ sẽ mất đi uy tín với mức lạm phát cao như vậy. Và bây giờ chính là lúc ta cần xem xét lại lập luận này.

Mười hai năm trước, mức mục tiêu lạm phát đề xuất trên đã được dựa trên những phân tích lợi ích chi phí đơn giản. Về mặt lợi ích, một mục tiêu lãi suất cao hơn, đồng nghĩa với việc lãi suất danh nghĩa trung bình sẽ cao hơn, do đó sẽ tạo nhiều khả năng cho chính sách tiền tệ để giảm lãi suất khi cần thiết.

Khi mục tiêu lạm phát ở mức 2% được áp dụng, những người ủng hộ mục tiêu này đã cho rằng với mức lạm phát đó, lãi suất danh nghĩa trung bình vẫn sẽ đủ cao để chính sách tiền tệ có thể giảm lãi suất mà vẫn giữ lãi suất dương. Điều này đã được chứng minh là sai, khi giới hạn dưới bằng 0 của lãi suất ràng buộc hơn dự đoán. Mức mục tiêu lạm phát ở 4% (giả dụ các yếu tố khác giữ không đổi) sẽ khiến lãi suất danh nghĩa trung bình sẽ cao hơn 2 điểm phần trăm, và do đó sẽ còn gia tăng phạm vi hoạt động của chính sách tiền tệ hơn nữa.

Trong khi đó, về mặt chi phí, bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc sửa đổi mục tiêu lạm phát từ 2% lên 4% khiến chi phí tăng thêm không đáng kể. Chi phí chính cho sự sửa đổi này sẽ đến từ sự thay đổi tới hệ thống thuế hiện tại, tuy nhiên chúng hoàn toàn có thể được loại bỏ bằng việc điều chỉnh các điều luật hiện tại trở nên trung lập với lạm phát. Thực vậy, bằng chứng cho thấy tỷ lệ lạm phát khoảng 4% sẽ khiến cho việc điều chỉnh tiền lương tương đối sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Các ngân hàng trung ương đã dành nhiều năm để thuyết phục mọi người rằng họ sẽ quyết tâm giữ mục tiêu lạm phát ở mức 2%, và trên thực tế là họ đã thành công trong việc giữ làm phát ở quanh mức này. Các ngân hàng lo ngại rằng, nếu mọi người thấy mục tiêu bị tăng lên 4%, họ sẽ lo ngại về việc mức lạm phát mục tiêu sẽ còn tăng thêm nữa và do đó sẽ mất đi uy tín của các ngân hàng trung ương. Đó là lý do đề xuất về tăng mục tiêu lạm phát đã không được thông qua.

Vậy tình hình hiện nay đang ra sao?

Kể từ đầu năm 2010, lãi suất chính sách của Mỹ đã ở mức rất gần với mức giới hạn 0 trong 95 trên 155 tháng, và cho đến khi có những lần tăng gần đây, nó gần như luôn ở mức âm đối với khu vực đồng euro cũng như ở Nhật.

Đúng là các ngân hàng trung ương đã sử dụng các công cụ khác, từ lãi suất điều hành âm đến nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, tác động của những công cụ này lên thị trường là khá hạn chế, phức tạp để sử dụng và có tác động bất lợi lên tài sản thế chấp. Điều này rõ ràng đã một lần nữa củng cố cho đề xuất của một mục tiêu cao hơn, kéo theo lãi suất danh nghĩa trung bình cao hơn cũng như giảm khả năng chạm giới hạn 0 của lãi suất.

Mặt khác, lại có một lập luận cho thấy điểm yếu của đề xuất trên. Khi lạm phát thấp, hầu hết người tiêu dùng và các công ty đều không nghĩ nhiều về nó và do đó không có phản ứng. Đây là những gì đã xảy ra trong thời kỳ tiền Covid. Tuy nhiên, khi lạm phát cao hơn, nó sẽ trở thành tâm điểm của sự chú ý, các quyết định về tiền lương và giá cả khi đó sẽ trở nên nhạy cảm hơn với lạm phát. Kỳ vọng lạm phát do đó sẽ khó có thể đạt được hơn. Tất cả những điều này sẽ làm cho công việc của chính sách tiền tệ trở nên khó khăn hơn nhiều.

Câu hỏi đáng để đặt ra là tỷ lệ lạm phát cao như nào thì mới thu hút sự chú ý. Một bài báo gần đây đã nghiên cứu về vấn đề này, bài báo đó đã thu thập các dữ liệu tìm kiếm trên Google về từ khoá “lạm phát” và so sánh với tỷ lệ lạm phát thực tế. Kết luận cho thấy, tính riêng ở Mỹ, nếu lạm phát ở mức khoảng 3-4%, mọi người chỉ đơn giản là không chú ý đến. Và khi lạm phát ở trên mức đó, cũng là khi sự quan tâm về lạm phát được tăng lên.

Nhìn chung, những lập luận trên đã cho thấy rằng trong khi mục tiêu lạm phát cao hơn là cần thiết, mục tiêu phù hợp cho các nền kinh tế tiên tiến như Hoa Kỳ sẽ có thể gần 3% hơn so với đề xuất 4% ban đầu.

Vậy liệu điều này sẽ xảy ra trong tương lai gần hay không?

Trong năm 2010, các ngân hàng trung ương lo lắng về việc mất đi uy tín nếu họ tăng mục tiêu, cho phép lạm phát được cao hơn mức 2% lúc bấy giờ. Tuy nhiên, mọi thứ đã khác bây giờ. Vào năm 2023 hoặc 2024, lạm phát có thể sẽ quay về mức 3%. Sau đó, sẽ có một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu có đáng để giảm mức lạm phát xuống còn 2% hay không, khi điều đó sẽ phải trả giá bằng việc hoạt động kinh tế sẽ chịu tác động tiêu cực. Thực sự thì sẽ khó để có thể thấy được việc các ngân hàng trung ương chính thức thay đổi mục tiêu, nhưng họ có thể sẽ duy trì mức lạm phát cao trong một thời gian và sau cùng sẽ sửa đổi mục tiêu.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ