Lạm phát Nhật Bản tăng nóng, BoJ rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan"

Lạm phát Nhật Bản tăng nóng, BoJ rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan"

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

10:09 22/03/2024

Chỉ số CPI của Nhật Bản đã tăng lên với tốc độ nhanh nhất trong 4 tháng, khiến thị trường đặt câu hỏi liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thực hiện đợt tăng lãi suất tiếp theo vào cuối năm nay hay không.

Bộ Nội vụ hôm 22/3 cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, đã tăng 2.8% trong so với cùng kỳ năm trước, tăng từ mức 2% trong tháng 1, phù hợp với dự báo của chuyên gia kinh tế. Tương tự như dữ liệu trước đó của khu vực Tokyo, phần lớn sự gia tăng này bắt nguồn từ việc giá cả giảm mạnh vào năm 2023 do các khoản trợ cấp cho lĩnh vực tiện ích.

(Chỉ số CPI lõi của Nhật Bản)

Dữ liệu hôm nay cho thấy lạm phát CPI của Nhật Bản đã tăng tháng thứ 23 liên tiếp, đạt hay thậm chí cao hơn mục tiêu lạm phát của BoJ. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi BoJ chấm dứt chính sách "siêu" nới lỏng nhằm thúc đẩy lạm phát.

CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống và năng lượng, đã giảm xuống còn 3.2%, thấp hơn cho với dự báo 3.3%. Chỉ số PMI dịch vụ tăng 2.2%, giữ nguyên mức tăng so với tháng trước. Sau khi BoJ chấm dứt chính sách lãi suất âm, Thống đốc Kazuo Ueda cho biết rằng ông đang theo dõi chặt chẽ chỉ số PMI dịch vụ.

Hiroshi Kawata, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Mizuho Research & Technologies nhận định: “Nhiều doanh nghiệp có xu hướng thay đổi giá dịch vụ vào thời điểm đầu năm tài chính, vì vậy, dữ liệu PMI dịch vụ tháng 4 sẽ là một chỉ báo quan trọng cần theo dõi.”

Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết quyết định chấm dứt lãi suất âm được đưa ra bởi lo ngại rằng việc chờ đợi quá lâu có thể dẫn đến áp lực lạm phát lớn, buộc ngân hàng phải tăng lãi suất nhanh chóng.

Ueda cũng nhấn mạnh rằng BoJ sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và không có kế hoạch tăng lãi suất trong thời gian tới. Đồng thái này đã khiến đồng yên suy yếu và lợi suất TPCP Nhật Bản giảm. Tuy nhiên, ông Ueda cũng khẳng định BoJ sẵn sàng hành động nếu rủi ro lạm phát tăng lên.

Lạm phát nóng hơn dự kiến ở Nhật Bản trong năm nay đã khiến BoJ phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng lạm phát trong các báo cáo triển vọng hàng quý.

Mặt khác, lạm phát tháng 2 tăng nóng diễn ra trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng yếu đi. Chi tiêu hộ gia đình tháng 1 đã sụt giảm, ghi nhận 11 tháng giảm liên tiếp.

Tuy nhiên, xu hướng tiền lương có thể thay đổi quỹ đạo này trong năm nay. Rengo, công đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản, cho biết các công ty đã đồng ý mức tăng lương 5.3%, con số lớn nhất trong hơn 30 năm và cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích.

Kết quả của cuộc đàm phán tiền lương đã thúc đẩy giới kinh tế đánh giá lại về khả năng lạm phát đang tăng nhanh hơn dự kiến trước đây.

Kawata cho biết: “Gần như chắc chắn rằng tiền lương thực tế sẽ chuyển biến tích cực vào cuối năm 2024 và niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện sẽ thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh từ tháng 4 trở đi".

Trong báo cáo lạm phát hôm nay, động lực chính cho đà tăng lạm phát là sự sụt giảm của giá năng lượng, cụ thể, giá điện giảm về mức 2.5%, khí đốt tự nhiên giảm về mức 13.8%. Chi phí khách sạn và nhà trọ tăng nhanh đạt 33%.

Một trong số những yếu tố hạn chế lạm phát là giá thực phẩm chế biến tăng chậm. Theo báo cáo của Teikoku Databank, chỉ có khoảng 700 mặt hàng thực phẩm dự kiến sẽ tăng giá trong tháng 3, giảm mạnh so với khoảng 3,500 mặt hàng trong dự báo một năm trước.

USD/JPY tiếp tục tiến về mức đỉnh lịch sử, khiến chi phí nhập khẩu tại Nhật Bản tăng cao. Điều đó có thể gây thêm áp lực lên lạm phát toàn phần và khiến ngân hàng trung ương phải hành động vào cuối năm nay.

Masamichi Adachi, chuyên gia kinh tế tại UBS Securities, cho biết: "Kịch bản của tôi là BoJ sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 10. Nhưng điều đó có thể xảy ra sớm hơn nếu JPY tiếp tục suy yếu và khiến BoJ phải đối mặt với làn sóng lạm phát không mong muốn khác khi chi phí nhập khẩu cao hơn, điều này có thể xảy ra vào tháng 6 hoặc tháng 7".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ