Lạm phát dai dẳng tại Đức và Tây Ban Nha đòi hỏi sự cảnh giác từ ECB

Lạm phát dai dẳng tại Đức và Tây Ban Nha đòi hỏi sự cảnh giác từ ECB

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

14:04 31/08/2023

Tốc độ lạm phát chậm lại thấp hơn dự báo ở Đức và tăng nhanh ở Tây Ban Nha, giúp các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu nắm được tổng quan áp lực giá cả trong khu vực khi họ đánh giá liệu có nên tăng lãi suất lần nữa hay không.

Dữ liệu công bố hôm thứ Tư cho thấy khả năng báo cáo lạm phát khu vực Eurozone được công bố vào ngày hôm sau vượt kỳ vọng - các nhà hoạch định chính sách đã nhấn mạnh dữ liệu rất quan trọng đối với quyết định ngày 14 tháng 9 của họ.

CPI tại Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã tăng 6.4% trong tháng 8 so với một năm trước đó, vượt mức ước tính trung bình 6.3% theo cuộc khảo sát của Bloomberg.

Trong khi lạm phát ở Tây Ban Nha giảm mạnh hơn nhiều, ở mức 2.4%, đây là tháng thứ 2 CPI tăng tốc, và lạm phát lõi vẫn cao.

Trái phiếu chính phủ Đức hồi phục sau khi báo cáo được công bố do các trader đã định giá khả năng lạm phát tăng lạm phát nhanh hơn dự kiến. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm 4bp xuống 2.55%, thị trường định giá 50% khả năng ECB tăng lãi suất 25bp vào tháng tới và lãi suất điều hành đạt gần 4% vào cuối năm.

CPI tăng đều có thể thuyết phục ECB tăng lãi suất. Các quan chức đang cân nhắc xem liệu các áp lực từ việc tăng lãi suất có quá lớn đến mức cần phải giữ nguyên hay liệu nền kinh tế đang suy yếu có thể kiềm chế lạm phát mà không cần thắt chặt thêm hay không.

Đánh giá đó là cơ sở cho quyết định quan trọng trong khoảng hai tuần tới. Những quan chức diều hâu như Robert Holzmann đã đưa ra tín hiệu rằng họ có thể tăng lãi suất, trong khi đồng nghiệp người Phần Lan của ông, Tuomas Valimaki, nhấn mạnh hôm thứ Ba rằng quyết định đều dựa trên dữ liệu sắp tới.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde, trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Jackson Hole đã nói rằng lạm phát vẫn khá mạnh, nhưng bà tránh bày tỏ ý kiến về hành động chính sách.

Dữ liệu từ Eurozone được công bố muộn hơn, đồng thời với Ý, được cho là có khả năng cho thấy mức tăng CPI trên 5%, cao hơn nhiều so với mức 2% mà ECB nhắm tới.

Các quan chức tập trung nhiều vào cái CPI lõi, chỉ số giá tiêu dùng không bao gồm năng lượng và thực phẩm. Theo ước tính trung bình, chỉ số này dự kiến sẽ ở mức 5.3%.

Họ cũng đang xem xét về việc liệu người tiêu dùng có thể đạt được mức lương cao hơn trước tình hình lạm phát hay không. Một cuộc khảo sát do Ủy ban Châu Âu công bố hôm thứ Tư cho thấy các hộ gia đình trong tháng này đã nâng cao triển vọng giá trong năm tới.

Lạm phát của Đức đạt 6.1% dựa trên phương pháp tính toán quốc gia, cao hơn dự kiến.

Thủ tướng Olaf Scholz cho biết trước đó vào thứ Tư: “Phần lớn lạm phát đến từ giá nhập khẩu năng lượng cao. Cũng tốt khi có nhiều báo cáo cho thấy giá này đã giảm trở lại và chúng ta có thể kỳ vọng điều đó sẽ tiếp tục diễn ra và lạm phát có thể sẽ giảm”.

Dữ liệu lạm phát của Đức cho thấy tiến triển chậm trong việc kiểm soát lạm phát của ECB – được nhấn mạnh bởi tâm lý kinh tế suy yếu tháng thứ tư liên tiếp từ báo cáo của Ủy ban Châu Âu.

Các cuộc khảo sát tuần trước cho thấy triển vọng ảm đạm đối với hoạt động của các doanh nghiệp tại Đức, làm suy yếu sự phục hồi sau cuộc suy thoái mùa đông. Điều này cũng báo hiệu nhu cầu suy yếu nhanh chóng đã lan rộng từ sản xuất sang dịch vụ.

Liệu tác động từ việc đó có đủ mạnh để kiềm chế lạm phát hay không là câu hỏi quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của ECB.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát ở Canada giảm 2.7%, tăng khả năng BoC cắt giảm lãi suất trong tháng 6
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Lạm phát ở Canada giảm 2.7%, tăng khả năng BoC cắt giảm lãi suất trong tháng 6

Lạm phát cơ bản hàng năm của Canada đã giảm trong tháng thứ tư liên tiếp, tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách bắt đầu chu kỳ nới lỏng trong những tháng tới, nhưng tốc độ hàng tháng tăng nhẹ có thể khiến việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 không phải là điều chắc chắn
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ