Kinh tế Mỹ vẫn nhiều rủi ro

Kinh tế Mỹ vẫn nhiều rủi ro

17:58 02/08/2021

Quy mô kinh tế Mỹ hiện đã lớn hơn so với thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể đạt đỉnh trong năm nay và thấp hơn nhiều so với dự kiến.

Làn sóng lây nhiễm mới có thể khiến người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu
Làn sóng lây nhiễm mới có thể khiến người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu

Lớn hơn, nhưng nhiều rủi ro

Theo số liệu vừa được Bộ Thương mại Mỹ công bố mới đây, GDP của Mỹ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 6,5% trong quý II vừa qua, cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng 6,3% của quý đầu năm. Cũng theo Bộ Thương mại, mức GDP hàng quý đã tăng lên 19,4 nghìn tỷ USD trong quý II, cao hơn mức 19,2 nghìn tỷ USD trong quý IV/2019.

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý II vừa qua là tốc độ nhanh nhất kể từ quý III năm ngoái, khi nền kinh tế phục hồi 33,4% sau sự sụp đổ kinh hoàng trong quý II. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 2003.

Bên cạnh đó, các nhà kinh tế lưu ý về một số yếu tố trong báo cáo quý II, như hàng tồn kho vẫn là một lực cản, trong khi chi tiêu của chính phủ cũng ở mức tiêu cực... Phân tích chi tiết hơn, Tom Simons - Nhà kinh tế thị trường tiền tệ tại Jefferies cho biết, tác động giảm dần của kích thích kinh tế đã xuất hiện trong quý II sau sự bùng nổ lớn về chi tiêu chính phủ. Ví dụ, chi tiêu phi quốc phòng của chính phủ đã giảm 10,4% trong quý II sau khi tăng 40,8% trong quý đầu năm.

Trong khi xuất khẩu ròng âm và hàng tồn kho cũng giảm đáng kể. Tất cả những điều đó kết hợp lại sẽ tạo ra một con số hiệu ứng không mấy tích cực cho thời gian tới. Tuy nhiên theo Simons, các hoạt động kinh tế dự kiến sẽ tăng vào tháng 9 khi các trường học mở cửa trở lại và công nhân dự kiến sẽ trở lại văn phòng của họ. “Tôi sẽ không viết hết phần còn lại của năm... Tôi nghĩ vẫn có lý do để lạc quan về phần còn lại của năm nay và năm 2022”, ông nói và cho biết thêm rằng ông mong đợi một cú hích từ việc xây dựng lại hàng tồn kho.

Lạm phát cũng là một lực cản trong quý thứ hai. Được đo lường bằng chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi, lạm phát tăng 6,1%, mức cao nhất kể từ năm 1983. Tuy nhiên, Luke Tilley - Nhà kinh tế trưởng tại Wilmington Trust cho biết: “Chúng tôi không kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục ở mức đó. Lý do vì sao chúng tôi vẫn kỳ vọng tăng trưởng (của kinh tế Mỹ) vẫn vững chắc trong năm nay là bởi vì chúng tôi sẽ không nhìn thấy lạm phát cao”.

Ẩn số Covid

Mặc dù vậy, mức tăng trưởng 6,5% của kinh tế Mỹ trong quý vừa qua vẫn thấp hơn nhiều mức kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế là 8,4% và càng thấp hơn so với dự báo trước đó của họ rằng tăng trưởng trong quý cao điểm của năm nay sẽ trên 10%. Đặc biệt theo các chuyên gia kinh tế làn sóng lây nhiễm mới do biến chủng delta có thể tác động tiêu cực tới đà phục hồi của kinh tế Mỹ.

“Chúng tôi đã lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng GDP quý II là một thước đo tốt về “giới hạn tốc độ” đối với nền kinh tế, do sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên diện rộng. Giới hạn tốc độ này thấp hơn một chút so với chúng tôi nghĩ và cũng thấp hơn một chút so với những gì mà hầu hết các nhà dự báo và các tổ chức chính phủ kỳ vong”, Mike Englund - Nhà kinh tế trưởng tại Action Economics cho biết.

“Nếu tình trạng này tiếp tục, có khả năng là các dự báo lạc quan hơn trên thị trường cũng sẽ cần được giảm xuống cho quý III”. Englund cho biết ông sẽ điều chỉnh dự báo của mình trong nửa cuối năm; nhưng hiện tại, ông vẫn dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ ở mức 6,2% trong quý IV và 6,1% trong năm nay.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia như Tilley lại không quá lo ngại về Covid mà lo ngại về việc nó làm thay đổi thế giới. Theo Tilley, nếu biến thể delta kéo tăng trưởng chậm lại trong năm nay thì các hoạt động kinh tế sẽ bật dậy trong năm sau. Nhưng nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại do người tiêu dùng đã chi tiêu hết số tiền tiết kiệm của họ hoặc thay đổi thói quen chi tiêu, điều đó sẽ dẫn đến triển vọng tiêu cực hơn cho nền kinh tế. Từ đó ông khuyến nghị cách thức để các doanh nghiệp ứng phó với đại dịch là định hình chi tiêu. Ví dụ, chi tiêu cho cấu trúc giảm, nhưng nên tăng chi tiêu cho sở hữu trí tuệ và thiết bị.

“Tôi lo lắng nhiều hơn rằng chúng ta đang chuyển sang một thế giới mà ở đó, công nghệ cho phép bạn có thể loại bỏ, nhưng cũng có nghĩa là bạn có thể loại bỏ vĩnh viễn một số công việc một cách nhanh chóng hơn”, Diane Swonk - nhà kinh tế trưởng tại Grant Thornton cũng có chung quan điểm cho biết. Swonk nói thêm rằng, một đợt bùng phát dịch Covid mạnh hơn có thể thay đổi hành vi của người tiêu dùng và điều đó có thể ảnh hưởng đến chi tiêu và làm chậm tăng trưởng.

Link gốc tại đây.

Theo Thời báo Ngân hàng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ