Khủng hoảng Evergrande cho thấy điều gì phía trong Trung Quốc?

Khủng hoảng Evergrande cho thấy điều gì phía trong Trung Quốc?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

20:50 28/09/2021

Ngoài việc cho thế giới thấy một nền kinh tế mang tính tập trung cao như Trung Quốc vẫn có thể có những tật xấu của kinh tế tư bản, Evergrande còn phô ra những xung đột lợi ích bên trong nước này.

Trong suốt năm nay nhiều người đã cảnh báo rằng lợi suất trái phiếu giảm đang cho thấy thị trường trái phiếu đang ngày càng bất hợp lý, tách biệt với sự hồi phục toàn cầu, và lạc lối do chương trình mua tài sản của ngân hàng trung ương. Giờ đây, các sự kiện tại Trung Quốc lại đang cho rằng thị trường trái phiếu không hề mất phương hướng hay có vấn đề.

Evergrande, công ty bất động sản mắc nợ nhất thế giới, đang đứng trên bờ vực vỡ nợ. Vấn đề của Evergrande đang lan ra cả mảng bất động sản của Trung Quốc và thế giới, cho thấy lý do tại sao lãi suất dài hạn sẽ không thể tăng mạnh: kinh tế toàn cầu có quá nhiều nợ và quá mỏng manh để thắt chặt các điều kiện tín dụng. Ta đang kẹt trong một bẫy nợ.

Trung Quốc là kẻ lún sâu nhất trong vũng lầy này. Trước khủng hoảng tài chính năm 2008, mức nợ tại Mỹ và nhiều nước châu  u lên cao kỷ lục. Kể từ đó, Trung Quốc lại dẫn đầu trong cuộc đua nợ: nợ tư nhân của các hộ gia đình và doanh nghiệp tăng gần 100% lên 260% tổng GDP của nước này, chiếm hai phần ba mức tăng toàn cầu.

Tới năm 2016, Trung Quốc rơi vào tình trạng bờ vực tài chính. Tỷ lệ vỡ nợ tăng đột biến. Dòng vốn bắt đầu chạy khỏi nước này. Để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp theo, Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ buộc phải bỏ kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ và chính quyền Trung Quốc đã bơm hàng tỷ nhân dân tệ vào hệ thống tài chính. 

Trong 5 năm tiếp theo, tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại, nhưng không chậm lại nhanh như nhiều người nghĩ, nhờ sự bùng nổ của mảng công nghệ tại đây. Nền kinh tế mới này, với đầu tàu là các công ty kỹ thuật số, gần như không có nợ và phát triển nhanh chóng. Giờ đây mảng công nghệ chiếm 40% cả nền kinh tế Trung Quốc, tăng gấp đôi từ con số 20% của năm 2016.

Tuy nhiên, quả bom nợ vẫn đang đếm ngược. Sau năm 2016, nợ tư nhân tăng thêm 20% trên tổng GDP, với vay thế chấp mua nhà ở mức kỷ lục. Điều này cũng đã bơm phồng bong bóng bất động sản tại đây. Khoảng 40% tài sản của các ngân hàng Trung Quốc giờ có liên quan đến bất động sản.

Khoản nợ hơn 300 tỷ USD của Evergrande chỉ chiếm 0.6% tổng tín dụng của Trung Quốc, nhưng nỗi lo của những trường hợp như vậy là hiệu ứng lây truyền. Trước năm 2008, đỉnh điểm của nợ thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ cũng chỉ đạt 600 tỷ USD trước khi mọi chuyện đổ vỡ và suýt chút nữa đánh sập hệ thống tài chính toàn cầu.

Phần lớn các chuyên gia phân tích tài chính đều cho rằng Trung Quốc không thể để Evergrande vỡ nợ và tạo ra một cuộc khủng hoảng tín dụng mới. Nhưng lần này, lợi ích chính trị lại đang xung đột trực tiếp với lợi ích kinh tế.

Chủ tịch Tập Cận Bình đang muốn xây dựng lại một hình thức xã hội chủ nghĩa như thời chủ tịch Mao Trạch Đông. Chính quyền của ông đã bắt đầu kiểm soát những gì được cho là “tư bản quá mức”, như các ông lớn công nghệ, hay vấn đề đầu cơ và nợ trên thị trường bất động sản.

Vấn đề ở đây là: những gì xảy ra ở Trung Quốc không còn chỉ ở trong Trung Quốc nữa. Ở nhiều khía cạnh, Trung Quốc đi theo mô hình tư bản lỗi thời của nhiều nước phương Tây, thậm chí còn tệ hơn, khi liên tục chồng chất nợ để đánh đổi lấy tăng trưởng chậm hơn.

Hậu quả là một hệ thống tài chính mong manh. Giống như những nước phát triển hơn như Mỹ hay Nhật Bản, Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống tài chính phải liên tục “thở oxy” từ chính phủ. Giới hoạch định chính sách muốn kinh tế tăng trưởng dù bất cứ giá nào, và sẽ chần chừ thắt chặt trước những biến động kinh tế/tài chính nhỏ nhất. Khi một công ty gặp bất cứ vấn đề gì, chính quyền luôn sẵn sàng cứu trợ. Điều này đặc biệt đúng với Trung Quốc, khi tỷ lệ vỡ nợ trong nhiều năm gần đây đã thấp hơn mức trung bình toàn cầu rất nhiều.

Giới đầu tư toàn cầu vẫn kỳ vọng vào can thiệp chính phủ, và vẫn chưa rút toàn bộ vốn khỏi Trung Quốc. Nhưng nếu chủ tịch Tập muốn trở nên khác biệt, bằng việc cắt giảm nợ và để vỡ nợ tăng cao, hệ thống tài chính toàn cầu có thể bị đánh sập.

Trong những tháng tới, ta sẽ chứng kiến cuộc đối đầu nảy lửa giữa một vị lãnh đạo tối cao muốn thay đổi hướng đi của đất nước, và một nền kinh tế bị kìm hãm bởi mức nợ khổng lồ. Và lúc này, thị trường vẫn đang đánh cược rằng có quá nhiều rủi ro, kể cả với một lãnh đạo quyền lực như chủ tịch Tập, để đưa Trung Quốc khỏi nền tư bản tồn tại nhờ vay nợ mà cả thế giới cũng đang áp dụng.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ