Khối BRICS và ảnh hưởng tới với đồng USD?

Khối BRICS và ảnh hưởng tới với đồng USD?

Nguyễn Thu Thủy

Nguyễn Thu Thủy

Junior Analyst

11:00 23/08/2023

Việc sử dụng ngày càng nhiều các loại tiền tệ thay thế dường như không cản trở đồng đô la, ngược lại, làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các loại tiền tệ trong khu vực trong bối cảnh dòng chảy thương mại và vốn bị phân tán.

Liệu một khối BRICS lớn hơn có dẫn tới việc phi đô la hóa nhanh hơn không? 

Nhóm BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi lớn, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và Nga, sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 vào cuối tháng này. Chủ đề thảo luận dự kiến sẽ là: việc mở rộng BRICS, bổ sung thêm thành viên mới và ý tưởng phát hành đồng tiền chung có khả năng thách thức sự thống trị của đồng đô la Mỹ.

Bất kể với quy mô nào, việc BRICS mở rộng đều có thể tác động tới tốc độ mà khối này áp dụng các hệ thống thương mại và tài chính khác ngoài đồng đô la Mỹ (USD). Có nhiều đồn đoán về việc liệu có bao nhiêu quốc gia (nếu có) sẽ tham gia câu lạc bộ này trong lần mở rộng đầu tiên sau một thập kỷ. Để đánh giá mối tương quan giữa các mục tiêu chính trị với các xu hướng kinh tế cơ bản, chúng ta xem xét kỹ hơn vai trò của đồng đô la Mỹ trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Dưới đây là những quan sát cho đến nay:

Tỷ trọng của đồng đô la trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương đã giảm, nhưng việc sử dụng đồng đô la vẫn được duy trì rất tốt trong thương mại, tài sản tư nhân, phát hành nợ và trên thị trường ngoại hối toàn cầu nói chung.

Trong số những đối thủ thách thức tiềm năng của đồng đô la, đồng euro có vẻ như đang về nhì, nhưng sự thống trị của nó chỉ được thấy ở châu Âu. Nhìn vào BRICS, việc Trung Quốc mở rộng thỏa thuận hoán đổi đồng nhân dân tệ dường như đã giúp thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền này trong thương mại và dự trữ quốc tế. Bên cạnh đó, ác cảm địa chính trị của Nga đối với đồng đô la đã thúc đẩy CNY tăng, nhưng việc kiểm soát vốn của Trung Quốc và phát hành trái phiếu panda ở mức thấp vẫn là một trở ngại.

Việc sử dụng ngày càng nhiều các loại tiền tệ thay thế dường như không cản trở đồng đô la, ngược lại, làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các loại tiền tệ trong khu vực trong bối cảnh dòng chảy thương mại và vốn bị phân tán.

Không có loại tiền tệ nào vượt qua được đồng đô la để trở thành đồng tiền phát hành được ưu tiên. Từng là nhân tố chính trong việc hạ bệ đồng bảng Anh vào thế kỷ trước, việc thách thức vị thế của đồng đô la trên thị trường nợ quốc tế phải là một chiến lược then chốt đối với những đồng tiền muốn soán ngôi.

Hình 1:

Nhìn chung, chúng tôi không thấy bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy đồng đô la đang trên đà suy giảm vào thời điểm này. Tuy nhiên, nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với những thách thức xuất phát từ cả kinh tế và địa chính trị.

Thách thức vị thế của USD

Chiến tranh ở Ukraine và việc đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga vào năm 2022 đã tạo ra nhiều cuộc thảo luận về việc 'vũ khí hóa' đồng đô la, sự chia rẽ của các khối địa chính trị và cuối cùng là sự suy giảm "không thể tránh khỏi" trong việc sử dụng đồng đô la hoặc "phi đô la hóa". Một phần không thể thiếu của cuộc tranh luận này là sự phát triển của các nhóm địa chính trị, cũng như liệu các loại tiền tệ khác có thể thách thức địa vị thống trị của đồng đô la hay không.

Chúng tôi tin rằng chủ đề phi đô la hóa sẽ trở thành tâm điểm vào mùa hè này khi các nhà lãnh đạo cấp cao của các quốc gia BRICS tập trung tại Nam Phi vào ngày 22-24 tháng 8. Mở đầu chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh là đề xuất mở rộng nhóm địa chính trị này và ý tưởng về một đồng tiền thanh toán chung BRICS. Liên quan đến việc mở rộng BRICS, có rất nhiều suy đoán về việc có bao nhiêu quốc gia (nếu có) sẽ tham gia câu lạc bộ này trong lần mở rộng đầu tiên sau một thập kỷ. Sự tập trung đổ dồn vào các quốc gia đã tham gia Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) do BRICS tài trợ, bao gồm các quốc gia như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập và Bangladesh.

Những người ủng hộ sự thay đổi nhanh chóng cho rằng một số nhà xuất khẩu dầu lớn như Ả Rập Saudi, Iran và Nigeria cũng có thể được đưa vào danh sách. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng căng thẳng giữa Trung Quốc (nước ủng hộ việc mở rộng BRICS) và Ấn Độ càng khó đoán hơn khiến vấn đề trở nên cực kỳ khó lường.

Tất cả đều phụ thuộc vào tốc độ mở rộng của BRICS

Tại sao điều này lại liên quan đến cuộc tranh luận về phi đô la hóa? Bởi vì tốc độ mở rộng của BRICS có thể quyết định tốc độ mà nhóm này áp dụng các hệ thống thương mại và tài chính khác ngoài đồng đô la. Cũng có ý kiến ​​cho rằng chủ đề về đồng tiền BRICS có thể được nhắc lại trong hội nghị thượng đỉnh này.

Thay vì từ bỏ các đồng tiền quốc gia của riêng họ, chúng tôi cho rằng liên doanh này đang theo đuổi mục tiêu tạo ra "Đơn vị tính toán" mới - tương tự như Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF. Ví dụ: NDB hoặc giao dịch thương mại khác đang được tiến hành trong "BRICS" có thể yêu cầu người dùng nắm giữ nhiều loại tiền tệ này hơn và có khả năng rời bỏ đồng đô la.

Mối liên kết với việc phi đô la hóa ở đây là việc tạo ra một đơn vị tính toán BRICS có thể làm tăng cổ phần của các đồng tiền này trong dự trữ ngoại hối của người dùng BRICS - giống như việc Trung Quốc gia nhập rổ tiền tệ SDR năm 2015 nhằm tăng lãi suất đối với đồng nhân dân tệ. Ngoài những suy đoán về tương lai của BRICS, bài viết của chúng tôi xem xét bằng chứng của việc phi đô la hóa cho đến nay. Có rất nhiều bài viết mang tính học thuật về chủ đề này và có thể coi biểu đồ dưới đây là một trong những định nghĩa chính xác nhất về yếu tố tạo nên một loại tiền tệ quốc tế. Tại đây, chức năng của tiền tệ quốc tế được đánh giá qua lăng kính của cả khu vực công và tư nhân.

Hình 2:

Mặc dù chúng tôi thấy đây là một khái niệm hữu ích để đánh giá mức độ phi đô la hóa, nhưng chúng tôi muốn xem xét thách thức đối với sự thống trị của đồng đô la thông qua ba lĩnh vực chính:

- thương mại và mậu dịch

- bên có (dự trữ tài sản)

- bên nợ (đồng tiền phát hành)

Nhìn vào các bằng chứng cho đến nay (Hình 1), có vẻ như mặc dù không còn phổ biến kể từ năm 2015 (chúng tôi sử dụng năm nay làm khung tham chiếu vì sự tương đồng với tỷ giá hối đoái hiện tại), quá trình phi đô la hóa vẫn chưa thực sự hiệu quả. Đồng thời, vai trò của đồng đô la trong thị trường chứng khoán nợ thậm chí còn tăng lên.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ