Kế hoạch kiểm soát thị trường hàng hóa của Trung Quốc sẽ thất bại?

Kế hoạch kiểm soát thị trường hàng hóa của Trung Quốc sẽ thất bại?

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

11:20 13/09/2021

Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc đang lo lắng về giá hàng hóa cao hơn và sẵn sàng can thiệp để giảm chi phí.

Mặc dù vị thế của quốc gia với tư cách là người mua hàng đầu thế giới mang lại cho Trung Quốc một số lợi thế, nhưng cuối cùng, họ sẽ nhận ra rằng chuỗi cung ứng rất linh hoạt và sẽ không di chuyển theo ý muốn của họ.

Dầu thô tăng trở lại hôm thứ Sáu sau khi sụt giảm vào ngày hôm trước do Trung Quốc giải phóng kho dự trữ quốc gia để kiềm chế giá nguyên liệu thô tăng. Thị trường phản ứng mạnh và giá dầu giảm xuống, nhưng động thái này không được giữ vững và cả dầu Brent và WTI đều quay trở lại mức cao nhất trong phiên.

Vấn đề của Trung Quốc là mặc dù họ có thể bán hàng dự trữ, nhưng nguồn cung của họ lại hữu hạn. Giả sử họ có kế hoạch bổ sung dự trữ nguyên liệu mà họ không sản xuất đủ trong nước, tất cả những gì họ đang làm không khác gì chuyển nhu cầu đối với các mặt hàng mới sản xuất sang tương lai. Đó là một phương pháp hiệu quả để ổn định giá trong ngắn hạn, như Hoa Kỳ đã bán lượng dầu thô chiến lược của mình, nhưng nó không phải là một cơ chế để giới hạn các thị trường giá tăng.

Bắc Kinh công bố đợt bán kim loại đầu tiên vào ngày 22/6 với 20,000 tấn đồng, 50,000 tấn nhôm và 30,000 tấn kẽm, tiếp theo là tháng 7 và tháng 9. Kể từ đó, giá đồng gần như không thay đổi, trong khi nhôm và kẽm tăng giá. Rõ ràng, những con số đó không đủ để thay đổi cân bằng thị trường một cách lớn lao.

Thời điểm bán cũng trùng với sự thay đổi nhu cầu ở phương Tây sang dịch vụ từ hàng hóa và tăng trưởng chậm lại do sự lan rộng của biến thể Delta. Đó là một dấu hiệu cho thấy lực bán hàng dự trữ không chắc là nguyên nhân khiến đà tăng giá yếu đi.

Sự can thiệp của Trung Quốc vào thị trường dầu còn kỳ lạ hơn. OPEC+ đã kiểm soát chặt giá cả (nhưng không độc quyền). Và họ có dấu hiệu muốn đẩy mạnh sản xuất khi thị trường phục hồi. Lượng dầu dự trữ của Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào trong động thái đó vẫn chưa rõ ràng.

Hoa Kỳ đi theo một cách tiếp cận truyền thống hơn với kho dự trữ của mình, bổ sung cho sự thiếu hụt khi có nhu cầu chiến lược. Nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã làm như vậy để hỗ trợ các nhà máy lọc dầu bị ảnh hưởng bởi cơn bão Ida.

Nếu mục tiêu của Bắc Kinh là ổn định giá cả hoặc giới hạn sự chênh lệch giá tại nội địa, khi giá dầu vốn đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa cảng và sự gián đoạn chuỗi cung ứng khác liên quan đến Covid, thì nguồn dự trữ của họ cho phép họ thực hiện điều đó. Trong một tuyên bố, Trung Quốc ám chỉ rằng hành động này là một nỗ lực nhằm giảm bớt áp lực từ đà tăng giá và ổn định thị trường trong nước.

Nhưng nếu coi đó là một công cụ lâu dài để kiểm soát giá cả, họ vẫn sẽ bị cuốn theo bàn tay vô hình của thị trường, giống như phần còn lại mà thôi.

Eddie van der Walt, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Á 19.04: Chứng khoán châu Á sụt giảm, TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 19.04: Chứng khoán châu Á sụt giảm, TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông

HĐTL chứng khoán Mỹ sụt giảm đầu phiên Á khi tâm lý về rủi ro thay đổi, đè nặng lên thị trường chứng khoán khu vực. Dầu và các tài sản trú ẩn như USD và TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh thị trường toàn cầu rung chuyển trước các báo cáo về xung đột mới ở Trung Đông.
Úc trên đà hướng đến thặng dư ngân sách năm thứ hai liên tiếp. Định hướng trở thành "siêu cường năng lượng tái tạo"
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Úc trên đà hướng đến thặng dư ngân sách năm thứ hai liên tiếp. Định hướng trở thành "siêu cường năng lượng tái tạo"

Úc dự kiến sẽ đạt được thặng dư ngân sách thứ hai liên tiếp, bất chấp những khó khăn từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ và căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu. Bộ trưởng Ngân khố, Jim Chalmers đưa ra thông báo này tại Washington, nơi ông đang tham dự các cuộc họp của IMF và World Bank.
Giới đầu tư cá nhân Trung Quốc sốt sắng "đào vàng" AI
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giới đầu tư cá nhân Trung Quốc sốt sắng "đào vàng" AI

Nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc đang đổ dồn sự chú ý vào các diễn đàn hỏi đáp do sàn giao dịch chứng khoán hỗ trợ - nơi những cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi về tiềm năng bùng nổ của ngành AI. Trong vài tuần qua, chủ đề nóng hổi nhất trên các diễn đàn này chính là các công ty sẽ hưởng lợi khi Trung Quốc xây dựng hệ sinh thái AI riêng biệt của mình.
ECB có nên "song hành" cùng Fed?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

ECB có nên "song hành" cùng Fed?

ECB không thể bỏ qua hoàn toàn diễn biến lạm phát và chính sách tiền tệ của Mỹ khi vạch ra lộ trình riêng của mình, theo ông Bostjan Vasle, thành viên Hội đồng Thống đốc.
"Cỗ xe tăng" Đức rồ ga, hứa hẹn trở lại trong năm nay
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Cỗ xe tăng" Đức rồ ga, hứa hẹn trở lại trong năm nay

Theo dự báo mới nhất từ Bundesbank (Ngân hàng Trung ương Đức), nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất, đà tăng kim ngạch xuất khẩu và sự bùng nổ của ngành xây dựng đầu năm nay, nền kinh tế Đức có khả năng thoát khỏi nguy cơ suy thoái trong mùa đông.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ