[Hướng dẫn toàn diện về tâm lý giao dịch] PHẦN 9. THẤU HIỂU BỘ NÃO CỦA BẠN

[Hướng dẫn toàn diện về tâm lý giao dịch] PHẦN 9. THẤU HIỂU BỘ NÃO CỦA BẠN

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

09:29 28/07/2020

Một đặc trưng xác định phân biệt các trader thắng lợi với những người khác, là một tư duy cho phép họ giữ kỷ luật và tự tin bất chấp môi trường giao dịch đầy rủi ro. Vì điều này, họ không bị ảnh hưởng bởi lòng tham và nỗi sợ hãi làm các trader khác sa lầy.

Giống như mắt bão, bạn bình tĩnh và tự chủ trong khi giá thị trường biến động xung quanh trong cơn lốc xoáy của sự ngẫu nhiên. Bạn hiểu cách hệ thống giao dịch của bạn hoạt động, và tại sao nó hoạt động… vì vậy bạn sẽ không bao giờ bị ngạc nhiên với những phản ứng của thị trường. Bạn đang xây dựng tài khoản theo một cách có hệ thống, tăng trưởng dần và theo một cách có thể dự đoán được, trong khi giá thị trường biến động xóa vô số tài khoản của các trader nghiệp dư khác mỗi ngày.

Bằng việc hiểu đầy đủ về hệ thống và phương pháp giao dịch, bạn có sự tin tưởng khi bạn tự xây dựng nó. Niềm tin đó trở thành điểm tựa cho sự tự tin để thực thi và quản lý các lệnh không do dự. Việc hiểu biết và kỷ luật là sự bảo đảm cho tâm lý của chúng ta, chứ không phải cho kết quả của một lệnh. Vì vậy hãy khuyến khích văn hóa rủi ro – trong khi mọi ngưới khác đang bận cố tránh rủi ro, thì chúng ta sẽ xây dựng công việc kinh doanh dựa trên nó.

Ba hệ thống của não bộ

Trải qua quá trình thay đổi và thích nghi, bộ não con người đã tiến hóa để hình thành 3 cụm chức năng cơ bản:

  1. Hệ Thống Limbic
  2. R-complex
  3. Neo Cortex

Hệ Thống Limbic chịu trách nhiệm cho các quá trình vô thức trong cơ thể để giữ chúng ta sống sót, như tuần hoàn hô hấp, thân nhiệt và nhịp tim. Phần não này xử lý các chức năng cơ thể cơ bản mà xảy ra trong hầu hết các loài động vật.

R-complex là phần bộ não điều kiển các cảm xúc và phản ứng nguyên thủy giữ chúng ta tránh khỏi các hiểm họa ngay lập tức. Nó chịu trách nhiệm cho các cảm xúc giận dữ, sợ hãi và các phản ứng dạng ‘tay nhanh hơn não’ cơ bản. Đây là phần tư duy làm chúng ta nghĩ và phản ứng bản năng. Một ví dụ về R-complex thực tế là khi chúng ta chạm vào một cái lò nóng. Trong một vài phần giây (và không cần suy nghĩ có ý thức), chúng ta ngay lập tức rút tay về. Đây là một phản ứng bản năng bảo vệc sự an toàn vật lý của chúng ta.

Neo Cortex là phần não bộ chúng ta liên kết với suy nghĩ lý trí và có ý thức. So sánh với hai phần não bộ trước, đây là khu vực não mới được phát triển muộn nhất (theo khái niệm lịch sử tiến hóa của chúng ta). Nó cho chúng ta khả năng phát biểu và khả năng hiểu các vấn đề logic, toán, khoa học và văn hóa. Đây là phần não mà hầu hết chúng ta gọi là “trí khôn” trong cuộc sống hàng ngày.

Vai trò của các cụm chức năng trong giao dịch

Để giao dịch theo một cách khách quan, chúng ta chuyển sang Neo Cortex để đưa ra các quyết định lý trí. Chúng ta ngồi xuống quan sát và phân tích thị trường, lên kế hoạch cho một lệnh và cân nhắc tất cả các khả năng và kết quả theo một cách hợp lý, logic.

Chọn con tim hay là nghe lý trí?

Tuy nhiên khi chúng ta vào lệnh, cảm xúc phấn khích, sự sợ hãi và lo lắng làm R-complex khởi động và bắt đầu quấy nhiễu sự khách quan và khả năng lý trí của chúng ta. Điều xảy ra ở đây là R-complex và Neo Cortex sẽ “đánh nhau” để nói với chúng ta điều chúng ta nên làm với các lệnh… và bạn biết rồi đấy, R-complex thường là kẻ chiến thắng. Nếu bạn đã từng lập kế hoạch cho một lệnh nhưng thay đổi kế hoạch sau khi vào lệnh, thì chúc mừng, bạn đã có trải nghiệm quý giá về điều này.

Hãy tưởng tượng việc ở trong rạp chiếu phim khi rèm bốc cháy. Cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để mọi người thoát ra là xếp hàng theo thứ tự và nhanh chóng chạy qua lối thoát. Bản năng sợ hãi trong chúng ta nhanh chóng xuất hiện. Đây là cách một khán phòng những người lý trí, văn minh có thể đột nhiên biến thành một đám đông hỗn loạn chạy tán loạn dẫm đạp lên nhau, tất cả theo bản năng tránh nguy hiểm được khởi động bằng R-complex.

Khi chúng ta bùng nổ cảm xúc, R-complex áp đảo Neo Cortex làm giảm khả năng trí tuệ của chúng ta xuống mức thấp nhất. Đây là phần não bộ làm chúng ta đưa ra các quyết định giao dịch tệ nhất trong tất cả các thời điểm. Đây cũng là lý do tại sao chúng ta thường mua ở các đỉnh và bán ở các đáy – có lẽ bạn và tôi, đều đã từng rơi vào tình huống này ít nhất một lần. R-complex cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta… nhưng nó lại là “tử huyệt” với việc giao dịch.

Happy trading !!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm cách nào để sống không nuối tiếc?
Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

Làm cách nào để sống không nuối tiếc?

Eyal N. Danon là một huấn luyện viên cuộc sống, người sáng lập Nhóm tư vấn Ignite và là tác giả của “Nguyên tắc 18: Tận dụng tối đa mọi giai đoạn trong cuộc đời của bạn”. Dưới đây là phương pháp giảm thiểu những tiếc nuối khi về già của Danon.
Lý giải đà tăng khó hiểu của giá bằng lý thuyết "kẻ ngốc hơn"

Lý giải đà tăng khó hiểu của giá bằng lý thuyết "kẻ ngốc hơn"

Lý thuyết Greater Fool (kẻ ngốc hơn) là một lý thuyết về tâm lý học hành vi, lập luận rằng giá tăng bởi vì mọi người có thể bán chứng khoán được định giá quá cao cho một "kẻ ngốc hơn", cho dù chúng có được định giá quá cao hay không. Đó là tất nhiên, cho đến khi không còn kẻ ngốc nào dại dột hơn nữa.
FOMO trong giao dịch Forex và những cách khắc phục.
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

FOMO trong giao dịch Forex và những cách khắc phục.

Đối phó với nỗi sợ bỏ lỡ - hay FOMO - là một kỹ năng có giá trị cao đối với các nhà giao dịch. FOMO không chỉ có tác động tiêu cực về mặt cảm xúc mà còn có thể làm lu mờ khả năng phán đoán và logic, vốn là vấn đề khó khăn nhất khi đưa ra một quyết định giao dịch.
Bạn có bị FOMO khi giao dịch không?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Bạn có bị FOMO khi giao dịch không?

Để giúp các nhà giao dịch hiểu rõ hơn về khái niệm FOMO trong giao dịch và lý do tại sao nó xảy ra, bài viết này sẽ xác định các nguyên nhân và cách chúng có thể ảnh hưởng đến thành công của một nhà giao dịch.
Hướng dẫn cơ bản về tâm lý giao dịch
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Hướng dẫn cơ bản về tâm lý giao dịch

Tâm lý giao dịch là yếu tố thường bị bỏ qua nhưng lại là một phần vô cùng quan trọng trong bộ kỹ năng của một nhà giao dịch chuyên nghiệp. Qua loạt bài viết về Tâm lý giao dịch lần này, chúng ta sẽ cùng học cách quản lý cảm xúc và trau dồi tâm lý giao dịch của bạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ