[Hướng dẫn toàn diện về tâm lý giao dịch] PHẦN 5. THỊ TRƯỜNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI THẦY CỦA BẠN

[Hướng dẫn toàn diện về tâm lý giao dịch] PHẦN 5. THỊ TRƯỜNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI THẦY CỦA BẠN

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

11:23 06/07/2020

Mọi thứ đều trông có vẻ dễ dàng khi bạn đang đứng ở hiện tại và quay đầu nhìn lại quá khứ.

Thiên Kiến Biết Trước

Chúng ta có thiên hướng xem các dịch chuyển giá đã xảy ra có vẻ dễ đoán hơn so với trước khi nó xảy ra. Thiên kiến này thường xuất hiện sau một xu hướng quá dài và liên tục, như xu hướng tăng của cặp EUR/USD trong 3 tháng đầu năm 2011. Đây là một xu hướng tăng giá mạnh mẽ bất chấp các vấn đề kinh tế trong nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ai-len, Ý, Hy Lạp, Tân Ban Nha). Và trong suốt các thời kỳ xu hướng mạnh như vậy khi cặp EUR/USD chạy 200 pip một ngày, và có thể bạn sẽ tự hỏi mình rằng:

“Dịch chuyển tăng này có thể dự đoán được... tại sao lúc đó mình lại không vào lệnh?”

 “Câu hỏi hay đấy. Vậy tại sao bạn không vào lệnh?”

Khi tôi hỏi lại như vật, thì câu trả lời có thể trở nên rõ ràng hơn đôi chút. Bạn thấy đó, ở thời điểm trước khi xu hướng đó bắt đầu, mọi thứ đều không giống như bây giờ. Chỉ là sau khi thực tế là giá đã tăng, câu hỏi đó mới xuất hiện. Hãy ghi nhớ một điều quan trọng: bạn quyết định chất lượng của một lệnh trước hay sau khi biết kết quả?

Là trader, chúng ta liên tục đứng giữa ngã ba đường: mua, bán hay đứng ngoài. Chúng ta không thể thấy điểm cuối của cả 3 con đường, chúng ta sẽ phải chọn một trong số chúng. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm, là đưa ra quyết định dựa vào thông tin có sẵn của chúng ta ở thời điểm đó. Tất cả các thông tin khác – bao gồm thông tin chúng ta có thể không biết, trở nên không liên quan. Giao dịch trông dễ dàng và có thể dự đoán được chỉ khi bạn đã biết trước, vì vậy hay bỏ qua những câu đại loại như “biết thế tôi đã vào lệnh”,... Các ý kiến sau khi thực tế thị trường đã xảy ra là vô nghĩa. Nếu ngay bây giờ được hỏi về cuộc khủng hoảng 2008, có lẽ chuyên gia kinh tế nào cũng có thể liệt kê được hàng tá nguyên nhân hợp lý như các khoản nợ dưới chuẩn hay sai lầm chính sách của chính phủ, nhưng ở thời điểm ngay trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra thì sao?

Đừng đánh giá mọi thứ quá nhanh

Nếu bạn muốn giao dịch tốt trong dài hạn, bạn sẽ cần làm quen với ý tưởng rằng kết quả giao dịch của bạn không bị ảnh hưởng bở một hoặc một chuỗi lệnh thua ngắn hạn. Một bài viết khác về chủ đề này mà tôi rất tâm đắc của tác giả Quang Sơn mà bạn có thể tham khảo tại đây.

Ngay cả một phương pháp cho bạn 90 lệnh thắng trên 100 lệnh sẽ vô ích nếu bạn từ bỏ sau một chuỗi 10 lệnh thua. Đây là lý do tại sao chúng ta đang tốn quá nhiều thời gian về việc hiểu trước khi áp dụng – với việc hiểu, có niềm tin trong quá trình áp dụng. Trong việc xây dựng tài khoản giao dịch của bạn, có rất ít không gian để do dự, nghi ngờ hoặc sợ hãi. Sự đánh giá hiệu quả giao dịch của bạn chỉ nên diễn ra dựa vào tổng tất cả các lệnh qua một giai đoạn thời gian dài. Tư duy này ngăn chặn chúng ta khỏi việc mắc các lỗi giao dịch quá mức trong ngắn hạn.

Mr. Market không phải là thầy của bạn

Khi trải nghiệm sự thua lỗ, bản năng ngay lập tức của chúng ta là đặt mình vào vai “nạn nhân” hơn là người chịu trách nhiệm và kiểm soát tính hình. Khi mọi thứ không theo kỳ vọng, chúng ta thường đổ nguyên nhân cho một ngoại lực (thị trường, broker, hay vợ,…) hơn là bản thân mình. Khi chúng ta đổ lỗi cho ai khác không phải mình ở một điểm tồi tệ, chúng ta thực ra đang từ bỏ việc kiểm soát tình huống. Chúng ta đang nói rằng, “Đây là lỗi của HỌ. HỌ đang làm tôi mất tiền... Tôi không thể làm gì để tránh khỏi điều này”. Nó làm chúng ta nhận một vai trò thụ động trong giao dịch, nơi chúng ta phản ứng với các ý tưởng bất chợt của thị trường.

Trong giao dịch, phản ứng với thị trường là một thói quen chết người. Thay vì vậy, bạn phải luôn ở thế chủ động. Bạn phải biết làm gì thậm chí trước khi thị trường chạy tới mức giá nhất định. Luôn lập kế hoạch trước và biết các hành động của mình trước khi thị trường bắt đầu dịch chuyển. Nếu như bạn thấy mình đang tự hỏi “tôi nên làm gì bây giờ?”, thì có lẽ bạn đang trong trạng thái phản ứng lại thị trường.

Tôi thường nói với các bạn kế hoạch hành động của tôi nếu/khi thị trường tới một mức giá nhất định. Nó có thể không xảy ra, nhưng nếu có tôi đã sẵn sàng ở đó để vào lệnh. Các cơ hội giao dịch tốt không tồn tại lâu, và ai do dự sẽ để mất chúng. Hãy nhớ là: bạn luôn phải là người ngồi ở vô-lăng. Bạn hoàn toàn kiểm soát tình huống và bạn phải không để cảm xúc và quyết định giao dịch bị lái bởi những sự biến động giá.

Hãy lên kế hoạch giao dịch – đừng đợi Mr. Market bảo bạn phải làm gì, vì ông ấy hay đánh lừa bạn lắm.

Happy Trading !!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm cách nào để sống không nuối tiếc?
Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

Làm cách nào để sống không nuối tiếc?

Eyal N. Danon là một huấn luyện viên cuộc sống, người sáng lập Nhóm tư vấn Ignite và là tác giả của “Nguyên tắc 18: Tận dụng tối đa mọi giai đoạn trong cuộc đời của bạn”. Dưới đây là phương pháp giảm thiểu những tiếc nuối khi về già của Danon.
Lý giải đà tăng khó hiểu của giá bằng lý thuyết "kẻ ngốc hơn"

Lý giải đà tăng khó hiểu của giá bằng lý thuyết "kẻ ngốc hơn"

Lý thuyết Greater Fool (kẻ ngốc hơn) là một lý thuyết về tâm lý học hành vi, lập luận rằng giá tăng bởi vì mọi người có thể bán chứng khoán được định giá quá cao cho một "kẻ ngốc hơn", cho dù chúng có được định giá quá cao hay không. Đó là tất nhiên, cho đến khi không còn kẻ ngốc nào dại dột hơn nữa.
FOMO trong giao dịch Forex và những cách khắc phục.
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

FOMO trong giao dịch Forex và những cách khắc phục.

Đối phó với nỗi sợ bỏ lỡ - hay FOMO - là một kỹ năng có giá trị cao đối với các nhà giao dịch. FOMO không chỉ có tác động tiêu cực về mặt cảm xúc mà còn có thể làm lu mờ khả năng phán đoán và logic, vốn là vấn đề khó khăn nhất khi đưa ra một quyết định giao dịch.
Bạn có bị FOMO khi giao dịch không?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Bạn có bị FOMO khi giao dịch không?

Để giúp các nhà giao dịch hiểu rõ hơn về khái niệm FOMO trong giao dịch và lý do tại sao nó xảy ra, bài viết này sẽ xác định các nguyên nhân và cách chúng có thể ảnh hưởng đến thành công của một nhà giao dịch.
Hướng dẫn cơ bản về tâm lý giao dịch
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Hướng dẫn cơ bản về tâm lý giao dịch

Tâm lý giao dịch là yếu tố thường bị bỏ qua nhưng lại là một phần vô cùng quan trọng trong bộ kỹ năng của một nhà giao dịch chuyên nghiệp. Qua loạt bài viết về Tâm lý giao dịch lần này, chúng ta sẽ cùng học cách quản lý cảm xúc và trau dồi tâm lý giao dịch của bạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ