Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc chậm lại do nhu cầu ảm đạm

Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc chậm lại do nhu cầu ảm đạm

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

12:07 01/03/2024

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 2 tạo thành 5 tháng giảm liên tiếp cho thấy nhu cầu ảm đạm vẫn là một trở ngại cho nền kinh tế.

Dữ liệu Cục Thống kê Quốc gia công bố vào thứ Sáu cho thấy chỉ số PMI trong tháng 2 đã giảm nhẹ xuống còn 49.1, cao hơn chút so với dự báo trung bình của các nhà kinh tế học là 49.

Chỉ số PMI phi sản xuất ISM đã tăng lên 51.4, cao hơn so với ước tính là 50.7 nhờ sự tăng trưởng của lĩnh vực du dịch trong kỳ nghỉ dài ngày gần đây.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã tăng 0.2% vào sáng thứ Sáu, đưa tổng mức tăng trong tuần lên 0.9%. Tỷ giá CNY/USD giảm nhẹ về giao dịch ở mức 7.1967 vào lúc 10:20 sáng tại Thượng Hải.

Chuyên gia kinh tế về châu Á của Bloomberg Chang Shu cho biết các cuộc khảo sát các doanh nghiệp của Trung Quốc vào tháng 2 cho thấy một số điểm sáng tập trung ở lĩnh vực dịch vụ. Câu hỏi đặt ra là liệu sự cải thiện này có bền vững hay không? Quan điểm của họ có lẽ là không.

Các số liệu được cập nhật cho thấy một sự phục hồi không đồng đều ở nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới. Điều này có thể sẽ gây thêm áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách tài chính và tiền tệ phải hành động sau khi các nhà lãnh đạo hàng đầu tuyên bố sẽ duy trì lập trường ủng hộ tăng trưởng vào năm 2024.

Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với một số vấn đề chính bao gồm cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra và tình trạng giảm phát dai dẳng. Một cuộc bán tháo trên thị trường chứng khoán gần đây đã cho thấy sự mất niềm tin của nhà đầu tư bất chấp nỗ lực xoay chuyển tình thế của Bắc Kinh.

Dữ liệu trước đó cho thấy doanh số bán nhà trên toàn quốc sụt giảm trong tháng 2, mặc dù con số này cũng bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ lễ.

Các nhà kinh tế kỳ vọng chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng khá tham vọng cho năm 2024 khi quốc hội họp vào tuần tới. Điều này sẽ khó khăn hơn trong năm nay, khi so với năm 2023 nền kinh tế được hưởng lợi từ việc mở cửa trở lại sau đại dịch.

Chỉ số PMI sản xuất Caixin đã tăng lên 50.9 từ mức 50.8 trong tháng 1 và vượt mức ước tính là 50.7. Thước đo của Caixin chủ yếu về các doanh nghiệp nhỏ và có định hướng xuất khẩu so với chỉ số PMI chính thức, thường lạc quan hơn so với các số liệu chính thức.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Donald Trump và dự luật cắt giảm thuế khổng lồ: Ai hưởng lợi và ai phải trả giá?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Donald Trump và dự luật cắt giảm thuế khổng lồ: Ai hưởng lợi và ai phải trả giá?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiến gần tới việc thông qua dự luật cắt giảm thuế trị giá 4.5 nghìn tỷ USD, một gói luật quy mô lớn đi kèm với việc cắt giảm chi tiêu phúc lợi và trợ cấp năng lượng xanh, đồng thời đẩy thâm hụt ngân sách và nợ công Mỹ lên mức kỷ lục.
Các nhà giao dịch đang lo ngại bỏ lỡ lợi nhuận thị trường chứng khoán hơn là thuế quan

Các nhà giao dịch đang lo ngại bỏ lỡ lợi nhuận thị trường chứng khoán hơn là thuế quan

Thời gian tạm dừng thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9 tháng 7, với rất ít thỏa thuận được chốt và tiến triển chậm trong đàm phán. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán dường như không lung lay, khi các chỉ số cổ phiếu nằm gần mức cao nhất mọi thời đại và biến động giảm dần.
Cổ phiếu châu Âu ổn định trước các công bố lạm phát quan trọng; các thỏa thuận thương mại với Mỹ là tâm điểm

Cổ phiếu châu Âu ổn định trước các công bố lạm phát quan trọng; các thỏa thuận thương mại với Mỹ là tâm điểm

Thị trường chứng khoán châu Âu giao dịch ổn định vào thứ Ba trong bối cảnh giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước hạn chót áp thuế ngày 9 tháng 7 của chính quyền Trump và dữ liệu lạm phát quan trọng sắp được công bố, chỉ số DAX của Đức tăng 0.1%, CAC 40 của Pháp nhích 0.1% và FTSE 100 của Anh tăng 0.3%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ