Goldman Sachs dự báo tỷ lệ suy thoái của Hoa Kỳ ở mức 35% trong hai năm tới

Goldman Sachs dự báo tỷ lệ suy thoái của Hoa Kỳ ở mức 35% trong hai năm tới

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

12:13 18/04/2022

Lịch sử cho thấy Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ đủ để hạ nhiệt lạm phát mà không gây ra suy thoái Hoa Kỳ.

CPI tăng mạnh nhất kể từ những năm 1980
CPI tăng mạnh nhất kể từ những năm 1980

Thách thức chính của Fed là giảm khoảng cách giữa việc làm và người lao động, đồng thời làm chậm tốc độ tăng trưởng tiền lương xuống một tốc độ phù hợp với mục tiêu lạm phát 2% bằng cách thắt chặt các điều kiện tài chính đủ để giảm tỷ lệ việc làm trống mà không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, Kinh tế trưởng Jan Hatzius viết trong một báo cáo nghiên cứu vào Chủ nhật.

Để đạt được cái gọi là “cú hạ cánh mềm” có thể rất khó khăn, bởi vì trong lịch sử, khoảng cách đó thường chỉ sụt giảm trong thời kỳ suy thoái.

Hatzius nói rằng suy thoái không phải là điều không thể tránh khỏi bởi vì việc bình thường hóa nguồn cung lao động và giá hàng hóa lâu bền sau Covid-19 sẽ giúp ích cho Fed. Có nhiều ví dụ về các quốc gia khác trong Nhóm 10 nền kinh tế phát triển - một nhóm bao gồm Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Anh - đã “hạ cánh nhẹ nhàng”.

11 trong số 14 chu kỳ thắt chặt ở Hoa Kỳ kể từ Thế chiến thứ hai đã được tiếp nối bởi một cuộc suy thoái trong vòng hai năm, nhưng chỉ 8 trong số đó có thể được cho là do Fed thắt chặt - và các “cuộc hạ cánh mềm” hoặc “nhẹ nhàng” đã phổ biến hơn trong thời gian gần đây, Hatzius nói. Ông dự đoán tỷ lệ suy thoái trong 12 tháng tới vào khoảng 15%.

Các nhà kinh tế gần đây đã nhận thấy khả năng suy thoái của Hoa Kỳ ngày càng tăng, với 27.5% dự đoán nền kinh tế sẽ sụt giảm trong cuộc khảo sát của Bloomberg vào tuần đầu tiên của tháng 4, tăng từ con số 20% một tháng trước đó. Họ kỳ vọng chỉ số giá tiêu dùng sẽ đạt mức trung bình 5.7% trong ba tháng cuối năm, tăng so với mức 4.5% ước tính trước đó.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ