Giải mã cú sập chớp nhoáng của USD/JPY: BoJ chưa cần can thiệp, thị trường đã mạnh tay bán tháo?

Giải mã cú sập chớp nhoáng của USD/JPY: BoJ chưa cần can thiệp, thị trường đã mạnh tay bán tháo?

08:48 14/11/2023

Cặp USD/JPY bất ngờ giảm mạnh vào phiên Mỹ tối qua sau khi quay lại vùng đỉnh năm nay, các nhà phân tích cho rằng biến động này xuất phát từ các vị thế quyền chọn nhiều hơn là khả năng BoJ can thiệp

1.25 tỷ USD quyền chọn đồng Yen đáo hạn hôm qua

Đồng Yen chạm mức thấp nhất trong năm khi USD/JPY tăng tới 151.91, cặp tiền sau đó đột ngột giảm xuống 151.21 và sau đó phục hồi. Cặp USDJPY đóng cửa không đổi, nhưng đồng Yen thì đã giảm tới 13% trong năm nay, xếp cuối trong nhóm G10 về mặt hiệu suất.

Đồng Yen tăng vọt sau khi chạm đáy mới của năm

Marc Chandler, trưởng phòng chiến lược thị trường tại Bannockburn Global, cho biết: “Tôi nghi ngờ rằng thị trường đang tự bán tháo USD/JPY do lo ngại sự can thiệp của BOJ”. Ông cho biết, khoảng 1.25 tỷ USD quyền chọn đồng Yen đáo hạn vào hôm qua ở giá 152, có thể góp phần gây ra biến động đột ngột của đồng Yên.

Ông Chandler ví động thái này tương tự với một sự kiện xảy ra vào đầu tháng 10, khi đồng Yen tăng đột ngột trong phiên New York, gây ra một cuộc tranh luận về việc liệu Nhật Bản có can thiệp hay không.

Cặp USD/JPY dao động quanh mức 151.70 vào sáng nay tại phiên Á.

Đồng yên đã bị sa lầy trong một thời gian dài, do chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản và Mỹ. Ngân hàng Nhật Bản tiếp tục nới lỏng kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ vào ngày 31 tháng 10, nhưng vẫn mắc kẹt với chính sách lãi suất âm, một quyết định khiến các nhà giao dịch không hài lòng khi họ đang kỳ vọng vào một động lực cho sự phục hồi bền vững của đồng yên.

Trong khi đó, Fed cho biết họ có thể nâng lãi suất một lần nữa sau khi tăng lãi suất lên mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ, một động lực đã thúc đẩy sức mạnh đồng đô la trên diện rộng trong năm nay.

Sự sụt giảm của đồng Yen trong năm nay đã dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao hơn mục tiêu 2% của BoJ kể từ tháng 4 năm 2022, gây áp lực buộc họ phải bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Tỷ giá biến động thấp cũng tạo cơ hội cho các giao dịch carry trade lãi suất: huy động tiền bằng đồng Yen với lãi suất thấp, và bán nó để nắm giữ các loại tiền tệ có lãi suất cao hơn, hoạt động này đã gây áp lực lên đồng tiền của Nhật Bản.

Yen giảm mạnh trong năm nay do chênh lệch lãi suất lớn giữa Nhật và các nước khác

Đà tăng chớp nhoáng

Sự phục hồi mạnh mẽ và ngắn ngủi của đồng Yen bắt đầu vào khoảng 10 giờ sáng theo giờ New York.

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ phản ứng khi cần thiết trước những biến động đột ngột của đồng Yen. Quan chức tiền tệ hàng đầu của quốc gia, ông Masato Kanda, cho biết các nhà chức trách đang “ở chế độ chờ” khi được hỏi liệu ông có sẵn sàng can thiệp vào thị trường tiền tệ hay thực hiện các biện pháp khác để hạn chế sự trượt giá của đồng Yen hay không.

Simon Harvey, người đứng đầu bộ phận phân tích ngoại hối tại Monex Europe, cho biết: “Theo quan điểm của chúng tôi, điều này một lần nữa phản ánh thị trường thận trọng trước sự can thiệp tiềm năng của BOJ chứ không hẳn họ đã thực sự tham gia vào việc can thiệp"

Ông nói: “Chúng tôi đã chứng kiến các mức thoái lui mạnh tương tự vào tháng trước quanh ngưỡng 150, trong khi dữ liệu cho thấy BoJ không có động thái can thiệp nào. Cú sập hôm qua có vẻ tương đồng về mặt khối lượng và phạm vi với trường hợp xảy ra vào đầu tháng 10.”

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc trong tháng 4, lần đầu tiên kể từ tháng 12, đặt ra thách thức cho mục tiêu lạm phát 2% của ECB. Theo đó, lạm phát tại Đức đã tăng 2.4%, vượt qua dự báo 2.3% của các nhà kinh tế. Năng lượng là yếu tố chính thúc đẩy cho đà tăng này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ