Giá vàng hôm nay ngày 17/2: Tiếp tục lao dốc nghiêm trọng, liệu thời hoàng kim của vàng đã qua?

Giá vàng hôm nay ngày 17/2: Tiếp tục lao dốc nghiêm trọng, liệu thời hoàng kim của vàng đã qua?

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

09:30 17/02/2021

Sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng với đà phục hồi của USD đã khiến vàng giảm trở lại mức đáy đầu tháng 2.

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 08:30 sáng ngày 17/2:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,650,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,690,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,636,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,690,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Giá vàng giảm mạnh trong ngày hôm qua và rạng sáng nay xuống $1,791/oz khi lợi suất TPCP Mỹ tăng cao và USD hồi phục. Lợi suất TPKB kỳ hạn 10 năm đã phá vỡ kháng cự trong nhiều tháng tại 1.20% và đạt đỉnh tại 1.33% vào đêm qua, điều này làm giảm bớt sự hấp dẫn của tài sản phi lợi suất. Các quỹ ETF vàng cũng bán tháo ồ ạt kim loại quý trong phiên giao dịch ngày hôm qua, "xả" tới hơn 1 triệu ounce vàng. Hiện tại, các yếu tố trong ngắn hạn đều đang không ủng hộ giá vàng, sự lạc quan từ phục hồi kinh tế cũng góp phần làm giảm sự "lấp lánh" của tài sản trú ẩn này và có lẽ hi vọng cuối cùng của vàng là lạm phát, điều đang bắt đầu cho dấu hiệu trở lại. Hỗ trợ gần nhất của vàng là vùng $1,765/oz, nếu vàng rơi xuống dưới mức này thì cánh cửa cho sự suy yếu hơn nữa sẽ rộng mở.

Tính đến 08:30 sáng ngày 17/2, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,792/oz.

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15:00 ngày 26/01/2021

Ngày 11/1, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 12,620 - 18,220 VND/lít tại vùng 1, từ 12,870 - 18,580 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 11,900 VND/lít và vùng 2 là 12,130 VND/lít

Giá dầu thế giới:

Giá dầu giảm do đồng đô la mạnh hơn lấn át tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng tại Hoa Kỳ khi khoảng một phần ba sản lượng dầu thô của quốc gia này bị sụt giảm. Nhiệt độ đóng băng đã gây ra tình trạng cắt điện trên khắp miền trung Hoa Kỳ, làm giảm sản lượng ít nhất 3.5 triệu thùng/ngày , theo các thương nhân và giám đốc điều hành trong ngành. Tuy nhiên, con số đó đã được bù đắp bằng công suất lọc dầu theo ước tính hơn 3 triệu thùng/ngày của Energy Aspects Ltd. Cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy một làn sóng đổ xô về nhiên liệu, với giá xăng tương lai của Mỹ tăng gần 5% vào thứ Ba. Nhưng việc thiếu hụt nhu cầu từ các nhà máy lọc dầu đã đẩy hợp đồng tương lai dầu WTI chuyển sang tình trạng contango (giá hợp đồng giao xa cao hơn giao gần) lần đầu tiên sau khoảng một tháng.

  • Tính đến 08:30 sáng ngày 17/2, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $63.05/thùng, giảm 0.61%.
  • Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần giảm 0.54% lên mức $59.80/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Vào ngày giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ tết, thị trường chứng khoán trong nước khá tích cực khi tăng gần 3% tuy nhiên khối lượng giao dịch đã giảm đáng kể và khối ngoại vẫn bán ròng.  Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 490 triệu đơn vị, giảm 22.85% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 39.56%, đạt mức gần 74 triệu đơn vị. Theo dữ liệu quá khứ VN Index mở cửa sau tết tăng điểm 8/11 lần gần nhất, tuy nhiên điều này có thể đảo ngược khi tình hình dịch bệnh vẫn còn khá căng thẳng tại các thành phố lớn trong nước.

VN Index: 1,083.18 (giảm 3.88%)

Chứng khoán châu Á nói chung đều giao dịch thấp hơn trong phiên sáng nay với chứng khoán Hàn Quốc là thị trường yếu kém nhất. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm sau khi chỉ số lập mức cao kỷ lục hôm thứ Ba trước khi đóng cửa thấp hơn một chút. Reflation trade đang cung cấp năng lượng cho các tài sản gắn liền với tăng trưởng kinh tế và lạm phát, bao gồm hàng hóa và cổ phiếu chu kỳ, thêm vào đó đẩy lợi suất trái phiếu cao hơn. Các nhà đầu tư cũng đang trải qua một làn sóng hưng phấn đầu cơ từ cổ phiếu penny sang Bitcoin trong bối cảnh chính sách hỗ trợ từ chính phủ mạnh mẽ chưa từng có. Nhưng một số người đang đặt câu hỏi liệu sự gia tăng lợi suất liệu có thể ảnh hưởng đến các tài sản rủi ro hay không, khi mức định giá hiện tại có vẻ đang bắt đầu trở nên quá cao.

Dow Jones: 31,522.76 (tăng 0.2%)

S&P 500: 3,932.60 (giảm 0.06%)

Nasdaq: 14,047.5 (giảm 0.34%)

DAX: 14,064.600 (giảm 0.32%)

Stoxx 50: 3,726.4 (giảm 0.21%)

NIKKEI 225: 30,246.89 (giảm 0.72%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 17/2):

USD đang phục hồi trở lại sau khi chỉ số DXY tiếp cận mức hỗ trợ tại vùng 90.00. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng cao và các yếu tố kỹ thuật là nguyên nhân chính cho mức tăng gần đây, đẩy các đồng tiền trong nhóm G7 đồng loạt lao dốc. JPY vẫn tiếp tục có màn thể hiện yếu kém, mức chênh lệch lợi suất TPCP giữa Mỹ và Nhật Bản đã tăng lên tới 122.7 bps và tâm lý lạc quan gần đây của các nhà đầu tư đã đưa USD/JPY vượt mức đỉnh từ tháng 10 năm ngoái. Các đồng beta cao cũng đang có nhịp điều chỉnh khi thị trường chứng khoán thế giới không thể duy trì đà tăng. NZD/USD là đồng tiền yếu kém nhất trong ngày hôm nay với mức giảm 0.21%, theo sau là GBP/USD với mức giảm 0.18%. Tuy nhiên, với sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hậu đại dịch một khi vắc-xin được triển khai trên diện rộng, đồng Bạc xanh sẽ trở về xu hướng giảm chính, hỗ trợ các đồng tiền còn lại đặc biệt là các đồng beta cao và các đồng tiền mới nổi.   

USD/VND: 22,910.00 - 23,090.00 (tăng 50 đồng)

EUR/VND: 27,236.76 - 28,373.12 (tăng 135 đồng)

GBP/VND: 31,404.29 - 32,388.92 (tăng 336 đồng)

JPY/VND:  212.37 - 221.23 (giảm 0.58 đồng)

CHF/VND: 25,350.02 - 26,144.83 (tăng 196 đồng)

AUD/VND: 17,527.35 - 17,979.34 (tăng 96 đồng)

CAD/VND: 17,819.41 - 18,378.10 (tăng 63 đồng)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ