Fed sẽ làm gì khi Trump thắng cử và áp thuế quan 60% đối với Trung Quốc

Fed sẽ làm gì khi Trump thắng cử và áp thuế quan 60% đối với Trung Quốc

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

15:19 04/04/2024

Một bài báo của Bloomberg có tiêu đề “ Lo ngại về lợi suất TPCP 5% đã quay trở lại do giá dầu tăng vọt”. Các ngân hàng trung ương dự khiến sẽ cắt giảm lãi suất nhanh chóng và đều đặn cho năm nay nhưng trong suốt khoảng thời gian qua chỉ có ngân hàng trung ương Thụy Sỹ đã thực hiện động thái này. Hiện tại, các nhà đầu tư đang đối mặt với nguy cơ lợi suất dài hạn tăng lên?

Chủ tịch Fed San Francisco Daly nhấn mạnh rằng 3 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay là hợp lý ngay cả khi “dự đoán không phải là một lời hứa” và hầu hết các ngân hàng trung ương đều có cùng quan điểm. Tuy nhiên, chủ tịch Fed Cleveland Mester đã nâng dự báo lãi suất quỹ liên bang dài hạn từ 2.5% lên 3.0% và loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng Năm. Điều bất ngờ là các đặt cược cho việc hạ lãi suất bắt đầu vào tháng Sáu cũng giảm.

Ở Mỹ, thị trường lao động mạnh mẽ, CPI lõi có xu hướng tăng và chỉ số PPI cũng tương tự như vậy. Chỉ số PMI sản suất ISM tăng vọt vượt qua 50 cho thấy việc mở rộng trong hoạt động sản xuất với các đơn đặt hàng mới, bất chấp mặt bằng giá cả có phần giảm.

Dữ liệu kinh tế tại Châu Âu và Anh ít lạc quan hơn, ngay cả khi thị trường chứng khoán không tăng nhưng chỉ số CPI khu vực Eurozone cho thấy tình trạng lạm phát dịch vụ và giảm phát hàng hóa đều cách xa mức mục tiêu 2%. Làm thế nào lạm phát giảm xuống mà không xảy ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng?

Quay lại dòng tiêu đề “ lợi suất 5%” của Bloomberg khi giá dầu Brent ở mức 89 USD vào sáng nay, mức cao nhất kể từ tháng 10/2023: làm cho người đọc tự hỏi rằng liệu tất cả mọi thứ trên thị trường đều xoay quanh giá năng lượng hay không? Điều phức tạp nằm ở việc giá năng lượng có thể tăng lên nhưng cũng có các yếu tố khác góp phần vào tình hình kinh tế. Ví dụ, tờ Financial Times nhấn mạnh rằng các tấm pin năng lượng mặt trời hiện nay rẻ đến mức chúng được sử dụng làm hàng rào tại châu Âu do chi phí lao động tăng cao làm cho việc lắp đặt các tấm pin đó ở một số nơi là không kinh tế. Điều này cho thấy năng lượng rẻ nhưng lạm phát vẫn cao.

  • Bạn không cần phải là chuyên gia năng lượng mới thấy được sự phục hồi trong hoạt động sản xuất sẽ làm cho nhu cầu về năng lượng tăng cao trong khi nguồn cung đang bị OPEC+ cắt giảm.
  • Bạn không cần phải là chuyên gia về Trung Đông cũng rất dễ nhận thấy rủi ro về địa chính trị ở khu vực này vẫn còn dai dẳng và tình hình có thể tồi tệ hơn nữa
  • Bạn không cần phải là chuyên gia về Nga – Ukraine cũng có thể thấy rủi ro địa chính trị tăng cao hơn khi Ukraine đã tiếp tục sử dụng máy bay không người lái tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga. Lần gần đây nhất đã tấn công cơ sở lọc dầu lớn thứ ba của Nga cách 800km ở Tatarstan. Trong khi Nga tuyên bố rằng họ không cần phải giảm xuất khẩu dầu diesel trong lúc này nhưng vẫn có sự lo ngại về việc các nhà máy lọc dầu tiếp tục bị tấn công.
  • Bạn không cần phải là chuyên gia về Trung Quốc mới thấy được nội dung cuộc điện đàm mới nhất giữa ông Tập và Biden tập trung vào Đài Loan – một điểm nóng địa chính trị khác (Đài Loan cũng vừa trải qua một trận động đất mạnh 7.2 độ richter). Và liệu có mối liên hệ nào giữa cuộc điện đàm của Chủ tịch Tập – Biden với việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen bất ngờ thông báo sẽ đến Trung Quốc từ ngày 4-9/4? Có lẽ bà chỉ tìm kiếm thêm “trải nghiệm mới”

Trong khi đó, Bloomberg Economics dự báo nếu Trump có thể áp thuế quan 60% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và mức thuế quan phổ thông 10% có thể làm giảm GDP của Mỹ đi 0.5% và đẩy lạm phát PCE lên 3.7% vào cuối năm 2025.

Tuy nhiên họ không xem xét đến khả năng ông Trump cũng có khả năng giảm thuế sản xuất xuống 0 và đưa ra một loại thuế xuất khẩu, điều này có thể cho thấy một kết quả khác biệt. Sự kết hợp này trên lý thuyết có thể dịch chuyển nền kinh tế Mỹ từ việc tiêu thụ nhập khẩu sang sản xuất nội địa. Ngay cả khi tỷ trọng tiêu dùng của hộ gia đình Mỹ trong GDP giảm xuống thì GDP cũng có thể tăng lên nhiều hơn khi quốc gia này ghi nhận sự bùng nổ đầu tư sản xuất nội địa, vì vậy người tiêu dùng Mỹ vẫn được hưởng lợi tổng thể hơn. Nói một cách ngắn gọn là lạm phát tại Mỹ tăng nhưng lạm phát không tăng đối với các nhà xuất khẩu.

Fed phải làm gì nếu thuế quan xuất hiện và thuế nội địa giảm theo đề xuất của Trump?

Nới lỏng định lượng (QE) và lãi suất âm có thể là phản ứng đầu tiên, được định trước là sẽ thất bại đối với các vấn đề toàn cầu của chúng ta, như Kalecki đã nói vào năm 1943. Sau đó kịch bản giống 2015 sẽ lặp lại: tái lạm phát sau các rào cản thương mại với tất cả sự biến động và căng thẳng địa chính trị đi kèm.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed

Chứng khoán châu Á sụt giảm sau khi lo ngại về lãi suất cao hơn trong thời gian dài tại Mỹ đã thúc đẩy làn sóng bán tháo trên Phố Wall, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vào sáng sớm mai.
Bờ Tây Thái Bình Dương rung chuyển bởi "cơn địa chấn" trên thị trường chứng khoán Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Bờ Tây Thái Bình Dương rung chuyển bởi "cơn địa chấn" trên thị trường chứng khoán Nhật Bản

Thị trường chứng khoán Nhật Bản mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ và đồng loạt tăng điểm sau khi kết quả kinh doanh ấn tượng của các công ông lớn được công bố. Hitachi nổi lên là một trong những "ngôi sao sáng" trên sàn Topix với mức tăng vọt ấn tượng, góp phần đáng kể vào mức tăng cao nhất của chỉ số này trong hơn hai tháng qua.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ