Đừng vội vàng dại dột chống lại sức mạnh của đồng USD

Đừng vội vàng dại dột chống lại sức mạnh của đồng USD

Trần Minh Khoa

Trần Minh Khoa

Junior Analyst

00:04 30/07/2022

Trong bối cảnh một tương lai khó lường đối với kinh tế toàn cầu ở phía trước cùng với việc chu kỳ tăng lãi suất của Fed vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, đối đầu với đồng USD có vẻ không phải là nước đi khôn ngoan ở thời điểm hiện tại.

"Đừng chống lại đồng đô la ngay bây giờ". Đó chính là câu trả lời của ông Boubouras, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của K2 Asset Management, cho hàng ngàn những câu hỏi của các khách hàng, nhà quản lý quỹ và nhà giao dịch trong ngày mà đồng euro hạ còn ngang giá so với đồng đô la. Sau khi tin sốc đó được tung ra, rất nhiều ngân hàng trung ương của các nước đã phải vật lội để giữ cho đồng tiền của họ ổn định so với đồng đô la.

Đà tăng giá mạnh mẽ của đồng USD là hệ quả từ động thái tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed, với lần gần nhất là 75 điểm vào phiên họp tháng 7. Điều này đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng: Tăng chi phí nhập khẩu lương thực và làm gia tăng nghèo đói trên khắp thế giới; thúc đẩy tình trạng vỡ nợ và lật đổ chính phủ ở Sri Lanka; gây ra tổn thất chồng chất đối với các nhà đầu tư cổ phiếu và trái phiếu ở các quỹ tài chính ở khắp mọi nơi toàn cầu.

Đồng bạc xanh hiện đang ở mức cao kỉ lục. Nó tăng 15% so với rổ tiền tệ kể từ giữa năm 2021. Hơn nữa, với việc Fed quyết tấm tăng lãi suất nhằm tiếp tục đối phó với lạm phát bất chấp khả năng dẫn đến suy thoái ở Mỹ cũng như toàn cầu, sẽ rất khó để hãm lại đà tăng của đồng tiền này.

Sẽ không thể ngay lập tức mà dìm được đồng đô la xuống khi mà Eurozone đang đối mặt với cuộc chiến tranh ở Ukraina và sự không chắc chắn của tăng trưởng ở Trung Quốc. Hiện tại vẫn chưa có sự thay thế nào khác cho đồng USD bất chấp những hạn chế mà xu hướng tăng giá của nó mang lại với kinh tế toàn cầu.

Việc đồng đô la tăng giá đang có những tác động xấu lên cuộc sống hàng ngày của các hộ dân toàn cầu. Lí do vì là đồng đô Mỹ được ví như là "mạch máu" giúp cho bộ máy thương mại quốc tế được hoạt động trơn tru, khi mà giá trị thương mại toàn cầu một năm là 28.5 nghìn tỉ đô thì 40% trong số đó được thanh toán bằng đồng bạc xanh.

“Lo ngại về suy thoái sẽ dẫn tới sức mạnh của đồng đô la bị giảm đi, và sau đó chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được áp dụng và lo ngại về suy thoái lại càng gia tăng” theo như Joey Chew, một chiến lược gia tại HSBC Holding Plc Hồng Kông. “Sẽ không có giải pháp tức thì để giải quyết vấn đề kinh tế này” ông nói.

Nhu cầu đối với đồng đô la đang rất lớn vì một lí do: khi thị trường toàn cầu trở nên khó lường thì các nhà đầu tư sẽ tìm đến một tài sản trú ẩn an toàn. Chưa một ai có thể sánh lại được quy mô và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Khi trái phiếu chính phủ Mỹ là một trong những tài sản an toàn nhất thì đồng đô đang chiếm tỉ phần lớn nhất của dự trữ ngoại hối toàn cầu.

Vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy đồng đô Mỹ có thể vẫn sẽ tiếp tục tăng giá. Trong khi chỉ số Bloomberg Dollar Spot, bắt đầu được sử dụng từ năm 2004, đã đạt mức đỉnh mới. Còn chỉ số ICE US Dollar thì vẫn đang thấp hơn mức đỉnh hồi những năm 1980.

Các chỉ số đo giá của đồng đô đều đang tăng

Tuy nhiên đà tăng vọt của đồng USD có những khác biệt nhất định so với các chu kỳ trong quá khứ. Sức mạnh của đồng tiền này hiện vẫn đang không rõ rệt - hoặc ít nhất là chưa - và trong năm tới, khi mà nên kinh tế hạ nhiệt đi, thì Fed sẽ có khả năng giảm lãi suất và giảm động lực đối với đồng bạc xanh. Ông Brendan McKenna, chiến lược gia tại Wells Fargo New York, cho biết: “Hành động phá giá đồng USD để hỗ trợ các đồng tiền G10 có lẽ là chưa cần thiết lúc này”

Rất nhiều đồng tiền của các nền kinh tế lớn đang phải chịu áp lực. Ngoài sự sụt giảm của đồng Euro thì đồng Yên Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 24 năm. Tác động tới nhiều thị trường mới nổi thậm chí còn nghiêm trọng hơn thế.

Bất chấp những nỗ lực của ngân hàng trung ương thì đồng rupee của Ấn Độ, peso của Chile và rupee của Sri Lanka đã chạm mức thấp kỉ lục. Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông đã mua một lượng kỉ lục của đồng đô la địa phương với để bảo vệ tỉ giá tiền tệ của thành phố này, trong khi ngân hàng trung ương Chile hơn 25 tỷ đô khi khi đồng tiền nước này giảm hơn 20% trong vòng 5 tuần.

Dẫu vậy nhưng cũng có một số ưu điểm của đồng đô mạnh, nó giúp tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất dầu và xuất khẩu nguyên liệu thô cũng như các công ty quốc tế như Toyota Motor, giúp tăng lợi nhuận của họ ở Mỹ. Ngoài ra, những khách du lịch người Mỹ cũng là đối tượng hưởng lợi từ một đồng USD mạnh khi ra nước ngoài.

Tuy nhiên thì vẫn còn vô số nạn nhân của một đồng bạc xanh mạnh.

Một trong những số đó là các gã khổng lồ công nghệ khi nhận thu nhập từ nước ngoài. Microsoft Corp. cho biết rằng đồng đô la đang ăn mòn lợi nhuận của họ. Trong khi International Business Machines Corp., công ty đã mang lại cho Microsoft sự bứt phá lớn đầu tiên trong đợt lạm phát lớn cuối cùng vào những năm 1980, đổ lỗi cho việc đồng đô la mạnh chính là nguyên nhân dẫn đến sự siết chặt dòng tiền.

“Đô la đang ăn mòn lợi nhuận của chúng tôi”, câu khẩu hiệu này một lần nữa được các tập đoàn Mỹ kêu lên.

Đối với những kẻ muốn thách thức sức mạnh cửa đồng bạc xanh bây giờ thì phố Wall đang có một thông điệp: Đừng hòng!. Một cuộc khảo sát của các nhà quản lý quỹ từ Bank of America Corp. cho thấy các vị thế tăng giá đối với đồng đô la đã đạt mức cao kỉ lục trong bảy năm.

Jane Foley, người quản lí chiến lược FX tại Rabobank, cho biết: “Chỉ khi các nhà đầu tư sẵn sàng đón nhận các tài sản rủi ro cao một lần nữa, chúng tôi mới kỳ vọng đồng đô la sẽ quay đầu và điều này dường như sẽ không xảy ra cho đến khi thị trường tin rằng hướng đi của Fed đã được thay đổi."

Trước đây, cũng đã có những lần sức mạnh của đồng đô la được gia tăng, chẳng hạn như vào năm 2016 hoặc 2018 khi mà Fed thắt chặt các chính sách. Nhưng với những dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát của Mỹ đang ở mức kỷ lục trong 4 thập kỷ, Fed sẽ không còn nhiều lựa chọn. Chủ tịch Fed Jerome Powell và bộ trưởng tài chính Janet Yellen hiện nay vẫn chưa có nhận xét gì về mức tăng của đồng bạc xanh.

Đồng đô la đang mỉm cười.

Trong bối cảnh giá cả tăng vọt, một Fed "diều hâu" và nguy cơ suy thoái toàn cầu, thì đồng đô la hiện đang "mỉm cười". Nó dựa trên một ý tưởng được áp dụng rộng rãi do Stephen Jen, cựu chuyên gia tiền tệ của Morgan Stanley, đưa ra. Ông cho rằng đồng tiền này sẽ tăng giá ở hai thái cực - khi nền kinh tế Hoa Kỳ chìm sâu hoặc đang tăng trưởng mạnh - và suy yếu ở mức vừa phải, trong thời kỳ tăng trưởng ở giữa chu kì.

Garrett Melson của Natixis Investment Managers có trụ sở tại Boston cho rằng nụ cười của đồng bạc xanh lần này có thể nham hiểm hơn.

“Các yếu tố kinh tế vĩ mô năm nay đã thực sự chứng kiến lý thuyết đồng đô la cười quay thời kỳ 2010, và giống như là một vòng lặp luẩn quẩn”, Melson, người có công ty giám sát hơn 1.3 nghìn tỷ đô la, viết trong một ghi chú. Tăng trưởng của Hoa Kỳ tương đối mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu của đô la làm cho cho đồng tiền này và tài sản của Hoa Kỳ như một nơi trú ẩn an toàn, và vòng lặp này cứ thế được lặp đi lặp lại.

Vậy điều gì có thể phá vỡ vòng lặp trên? Các nhà đầu tư từ Singapore cho đến New York đang đưa ra giả thuyết về các chất xúc tác như thời điểm Fed sẽ ngừng tăng lãi suất hoặc sự phục hồi trở lại của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Nhưng không ai biết rõ được khi nào những điều này sẽ xảy ra. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên mức cao mới là 9.1% vào tháng 6 và Fed đã không tăng lãi suất mạnh như vậy kể từ giữa những năm 1990.

Kể từ đó, nền kinh tế toàn cầu đã có những thay đổi rõ rệt. Trong ba thập kỷ, sự đi lên của ngành sản xuất Trung Quốc đã giữ giá cho hàng triệu sản phẩm được chế tạo, ngay cả khi chi phí nguyên liệu thô tăng lên. Khi nguồn cung lao động giá rẻ và vốn của quốc gia châu Á này cuối cùng cũng bắt đầu cạn kiệt, áp lực giá cả lại bắt đầu tăng. Sau đó, chiến tranh thương mại với Mỹ, đại dịch và cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine, khiến hệ thống thương mại toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn, khiến giá năng lượng tăng cao. Với việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn tuân theo chính sách Covid-zero của mình, ngay cả khi phải trả giá là tăng trưởng chậm hơn, thì việc mọi thứ trở lại bình thường dường như là một viễn cảnh xa vời.

Với một tương lai khó lường, các ngân hàng trung ương từ Australia cho đến Canada đang không còn lựa chọn nào khác ngoài việc theo chân Mỹ và tăng lãi suất để chống lạm phát. Kỳ vọng về việc tăng lãi suất mới đang cao lên theo tuần. Và khi càng mơ hồ hơn về thời điểm chu kỳ có thể kết thúc, thì rất ít các nhà đầu tư sẵn sàng đặt cược vào sự suy yếu của đồng bạc xanh.

Vị thế đặt cược vào xu hướng tăng giá của USD vẫn còn xa so với mức cực đoan

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ