Dữ liệu PMI toàn cầu báo hiệu lạm phát sẽ hạ nhiệt trong những tháng tiếp theo

Dữ liệu PMI toàn cầu báo hiệu lạm phát sẽ hạ nhiệt trong những tháng tiếp theo

Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

16:31 12/12/2023

Lạm phát giá đầu ra toàn cầu tăng cao hơn trong tháng 11 nhưng thuộc nhóm yếu nhất trong 3 năm qua. Lạm phát giá hàng hóa thấp dần, trong khi lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ vẫn ở mức cao. Bối cảnh nhu cầu tổng thể giảm, áp lực lạm phát do cầu kéo toàn cầu đã giảm xuống gần mức trung bình dài hạn.

Biểu đồ 1: Lạm phát giá tiêu dùng toàn cầu và Chỉ số PMI (chỉ số quản trị thu mua)
Biểu đồ 1: Lạm phát giá tiêu dùng toàn cầu và Chỉ số PMI (chỉ số quản trị thu mua)

Theo dữ liệu PMI do S&P Global tổng hợp trên hơn 40 nền kinh tế, trên toàn cầu, lạm phát giá đầu ra tăng cao hơn trong tháng 11, nhưng vẫn thuộc nhóm yếu nhất trong 3 năm qua.
Lạm phát giá hàng hóa vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn lịch sử, giá thực phẩm giảm đáng kể lần đầu tiên kể từ đầu năm 2020. Tuy nhiên, lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ tiếp tục tăng cao một phần do hiệu ứng tiền lương.
Điều quan trọng là các cuộc khảo sát chỉ ra rằng môi trường nhu cầu tổng thể vẫn yếu và áp lực giá do cầu kéo toàn cầu hiện đã giảm xuống gần mức trung bình dài hạn. Trong khi đó, tăng trưởng việc làm đình trệ do các công ty ngày càng lo ngại về nguồn lao động dư thừa, điều này làm giảm tốc độ tăng lương.
Đây là những xu hướng cho thấy áp lực lạm phát cơ bản yếu hơn trong những tháng tới, mặc dù xu hướng lạm phát ở Anh có vẻ khó khăn hơn so với ở Mỹ và Khu vực đồng euro

Giá cả toàn cầu tăng với tốc độ nhanh hơn
Giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ đã tăng nhẹ trên toàn cầu trong tháng 11, mặc dù tốc độ lạm phát vẫn ở mức thấp nhất được ghi nhận trong ba năm qua. Chỉ số PMI toàn cầu do S&P Global tổng hợp, bao gồm giá cả hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các thị trường phát triển và mới nổi, đã tăng từ 53 lên 53.5 trong tháng 10, so với mức cao nhất mọi thời đại là 63.5 vào tháng 04/2022, vẫn tăng nhẹ so với mức trung bình 10 năm trước đại dịch của cuộc khảo sát là 51.2.
Chỉ báo PMI báo hiệu lạm phát toàn cầu sẽ hạ nhiệt hơn nữa xuống khoảng 3.5% vào đầu năm mới, sau đó sẽ duy trì ở mức này trong thời gian tới. Con số này so với mức trung bình 10 năm trước đại dịch là 2.6%.

Lạm phát dịch vụ cao hơn
Nhìn vào sự khác biệt giữa ngành, lạm phát giá bán hàng hóa đã giảm xuống dưới mức trung bình dài hạn, điều này phản ánh gần đây thông qua chuỗi cung ứng được phục hồi, hàng tồn kho và giá dầu giảm.
Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát dịch vụ vẫn ở mức cao so với tiêu chuẩn lịch sử và thậm chí còn tăng nhẹ, dù vẫn ở mức thấp nhất trong ba năm qua và thấp hơn nhiều so với mức cao gần đây.


Biểu đồ 2: Lạm phát giá tiêu dùng toàn cầu và chỉ số PMI

Ở cấp độ ngành, ngành dịch vụ tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe đạt mức tăng giá mạnh nhất trong tháng 11, xếp sau nhóm ngành dịch vụ tài chính. Tỷ lệ lạm phát thấp nhất được ghi nhận đối với ngành vật liệu cơ bản, đây là lĩnh vực có cầu đặc biệt yếu trong những tháng gần đây, xếp sau là nhóm ngành hàng tiêu dùng.
Về chi tiết hơn, giá chỉ giảm ở hai trong số 25 phân ngành phụ được theo dõi bởi chỉ số PMI, bao gồm lâm nghiệp và sản phẩm giấy, giá giảm ở mức độ thấp hơn với thực phẩm, nhưng tốc độ tăng trưởng hạ nhiệt ở chín lĩnh vực tiếp theo. Mức tăng giá mạnh nhất được thấy ở các ngành bảo hiểm, dịch vụ thương mại, dịch vụ chuyên nghiệp và các mảng tài chính khác (ngoại trừ ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản).

Biểu đồ 3: S&P Global PMI, chỉ số giá toàn cầu

So sánh dữ liệu mới nhất với tỷ lệ lạm phát trung bình của 10 năm trước đại dịch, 8 lĩnh vực đang có chỉ số giá hiện thấp hơn, chỉ có 13 lĩnh vực có chỉ số lạm phát giá bán PMI cao hơn một điểm so với mức trung bình trước đại dịch.

Biểu đồ 4: S&P Global PMI, chỉ số giá toàn cầu

Xu hướng lạm phát tiêu dùng giảm được thúc đẩy bởi giá lương thực giảm.
Bên cạnh ngành giấy và lâm sản, lực giảm phát lớn nhất so với tiêu chuẩn trước đại dịch hiện bắt nguồn từ lĩnh vực sản xuất lương thực, tốc độ tăng của ngành này đã rơi vào vùng âm vào tháng 11, lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2020 (trước đó là tháng 8 năm 2016).
Nếu tiếp tục tình hình này, giá lương thực giảm sẽ giúp giảm bớt áp lực tăng chi phí sinh hoạt của hộ gia đình, đồng thời giúp chi phí tăng trưởng hạ nhiệt đối với các lĩnh vực như khách sạn và nhà hàng.

Biểu đồ 5: Chỉ số giá PMI toàn cầu, ngành tiêu dùng

Áp lực tiền lương gia tăng trên toàn cầu, nhưng áp lực lạm phát do cầu kéo yếu nhất trong 3 năm
Chi phí lao động là nguyên nhân được báo cáo phổ biến nhất trong tháng 11 dẫn đến chi phí tăng cao, lương tăng do giá sinh hoạt tăng trong 2 tháng trước nhưng vẫn thấp hơn mức cao gần đây trong cả sản xuất và dịch vụ.
Trong khi đó giá dầu giảm khiến năng lượng là lực đẩy giá tăng thấp nhất.
Lạm phát giá nguyên liệu thô tăng cao, do giảm lượng hàng tồn kho do chiết khấu giảm và nguồn cung thắt chặt, tuy nhiên vẫn ở mức khiêm tốn.

Có lẽ quan trọng nhất, lạm phát do cầu kéo đã được điều tiết. Nhu cầu cuối cùng thấp hơn đã làm xói mòn khả năng định giá của các nhà sản xuất trong mười tháng qua do áp lực giá giảm xuống dưới mức trung bình dài hạn. Áp lực tăng giá của nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã giảm xuống gần mức trung bình dài hạn trong những tháng gần đây. Do đó, hiệu ứng cầu kéo tổng thể lên giá cả toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm, gần bằng mức trung bình dài hạn.

Lạm phát Mỹ và Khu vực đồng euro gần đạt mục tiêu trong khi lạm phát ở Anh có vẻ khó khăn
Nhìn vào sự thay đổi xu hướng giá trên toàn cầu, theo chỉ số giá bán tổng hợp của PMI, lạm phát rõ ràng nhất là ở Anh. Tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng cho thấy Headline CPI có thể chỉ ở mức hơn 4% trong những tháng đầu năm 2024.
Trong khi đó, ở khu vực đồng euro và Mỹ đã có những dấu hiệu lạm phát đạt mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Chỉ số PMI của Khu vực đồng euro cũng tăng nhẹ trong tháng 11, nhưng nhìn chung khả năng cao CPI sẽ ở mức gần 2% trong năm mới. Tương tự, chỉ số PMI Mỹ tăng nhẹ gợi ý lạm phát vẫn còn dai dẳng, nhưng chỉ số CPI chỉ ở mức khiêm tốn trên 2%.
Tại Châu Á, PMI dự báo lạm phát sẽ giảm xuống dưới 2% ở Nhật Bản trong những tháng tới. Tại Trung Quốc, PMI vẫn cho thấy giá cả ổn định.

Biểu đồ 6: PMI cho hàng hóa & dịch vụ

Seekingalpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ