Dự báo Nonfarm Payrolls 05.02.2021: Cần một số liệu lạc quan để Dollar tiếp tục đà tăng!

Dự báo Nonfarm Payrolls 05.02.2021: Cần một số liệu lạc quan để Dollar tiếp tục đà tăng!

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:41 05/02/2021

Báo cáo Nonfarm Payrolls của Hoa Kỳ cho tháng 1 sẽ được công bố vào tối nay. Nước Mỹ dự kiến sẽ có thêm 50 nghìn việc làm mới trong tháng 1, sau khi mất 140 nghìn việc làm trong tháng 12.

Thời tiết lạnh giá đã làm gia tăng số ca nhiễm Covid, do đó dẫn đến một số biện pháp phong tỏa ở một số khu vực của đất nước. Tình hình đã thuyên giảm khi chính phủ tăng tốc triển khai vắc-xin, nhưng số ca lây nhiễm hàng ngày vẫn còn rất cao. Hôm thứ Tư, quốc gia này ghi nhận 113 nghìn trường hợp mới và khoảng 4,000 trường hợp tử vong, một dấu hiệu cho thấy họ còn lâu mới bước ra khỏi tình hình hiện tại.

Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ vẫn ổn định ở mức 6.7%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong tháng 12 là 61.5%, trong khi tỷ lệ thiếu việc làm là 11.7%.

Tiến độ vượt qua đại dịch chậm chạp

Mỹ đã mất khoảng 22 triệu việc làm từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2020, khi đại dịch ập vào đất nước này. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã phục hồi được khoảng 12 triệu việc làm, mặc dù tốc độ tạo việc làm đã giảm mạnh theo thời gian. Lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch và vẫn là mắt xích yếu nhất trong nền kinh tế.

Với tốc độ này, khó có thể dự đoán khi nào việc làm sẽ phục hồi hoàn toàn sau ảnh hưởng ban đầu, nhưng các ước tính thận trọng cho thấy sẽ mất khoảng 4 năm. Chiến dịch miễn dịch toàn cầu đang diễn ra khá chậm, mặc dù ở Mỹ, 35 triệu liều vắc-xin đã được tiêm. Nếu thế giới đạt được miễn dịch cộng đồng, khung thời gian có thể được giảm xuống.

Các chỉ báo mang đến tín hiệu trái chiều

Dữ liệu được công bố trước tối nay rất đáng khích lệ, mặc dù vẫn còn một số dữ liệu chưa đạt kỳ vọng. Như đã nói, tình hình đại dịch là lực cản chính dẫn đến tình trạng mất việc làm trong tháng 12. Ngoài ra, Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng vẫn giảm, với chỉ báo CB giữ ở gần mức thấp sau đại dịch và ước tính của Đại học Michigan vẫn ở khoảng 80.

Về mặt tích cực, ISM PMIs cho thấy thành phần việc làm đã được cải thiện trong tháng 1. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các chỉ số này thiên về tâm lý kinh doanh hơn là tiến bộ thực tế trong nền kinh tế.

Số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp ban đầu tiếp tục suy yếu trong tuần nay nhưng vẫn trên ngưỡng 800 nghìn. Đối với cuộc khảo sát của ADP, khu vực tư nhân báo cáo rằng họ đã có thêm 174 nghìn việc làm mới trong tháng 1, một sự phục hồi khá đáng kể so với mức -78 nghìn trước đó. Cuối cùng, kế hoạch cắt giảm việc làm do các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ công bố đã tăng 3.3%, lên 79,552 vào tháng 1, từ mức 77,030 vào tháng 12, theo báo cáo của Challenger Job Cuts.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Đóng cửa NY: Vòng xoay roulette—Dow tăng vọt, Nasdaq lao dốc, S&P thờ ơ

Đóng cửa NY: Vòng xoay roulette—Dow tăng vọt, Nasdaq lao dốc, S&P thờ ơ

Thị trường kết thúc phiên thứ Ba như một khối Rubik dở dang—đầy rối rắm, các mảnh ghép sai vị trí, và không có hướng đi rõ ràng. Từ độ cao 30,000 feet, bức tranh có vẻ tĩnh lặng, nhưng bên dưới bề mặt, cá mập vẫn đang lượn vòng. S&P 500 chỉ nhích nhẹ 0.1% sau khi vượt mốc 6.200 vào hôm trước. Nasdaq giảm 0.7%, chịu tác động từ cú rơi 5% của Tesla sau khi Elon Musk khơi lại cuộc đối đầu công khai với Donald Trump. Ngược lại, Dow Jones bứt phá 1%, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu y tế—một cú bật của “mèo chết” mặc blouse trắng.
Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ