Dự báo lạm phát cuối cùng cũng chỉ là những dự báo viển vông

Dự báo lạm phát cuối cùng cũng chỉ là những dự báo viển vông

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:18 10/02/2022

“Dự báo rất khó, đặc biệt là về tương lai.” Đúng như nhà vật lý học Niels Bohr từng nói.

Có vẻ như một số thành viên ngay trong ECB cũng không tin tưởng khả năng kìm hãm lạm phát của ngân hàng trung ương này. Lịch sử sẽ đứng về phía những người đặt nghi vấn. Trong tháng 3/2021, ECB dự báo lạm phát 1 năm là 1.3%, dự báo lạm phát 5 năm từ năm 2017 là 1.8%. Lần gần đây nhất, lạm phát châu Âu đang ở… 5.1%. Nói công bằng thì đâu phải mỗi châu Âu bị hớ. Năm ngoái, Fed dự báo PCE lõi năm nay cũng chỉ ở khoảng 2%. Tốt quá nhỉ? Cũng không quá gì khi nói lạm phát tháng Một tại Mỹ công bố tối nay sẽ thổi bay nóc nhà…

Kể cả trong những ngày “bình thường”, khó mà biết được hết những gì có thể xảy ra trong tương lai. Và lúc này chả có gì bình thường cả, cả cái khủng hoảng chuỗi cung ứng nữa, đồng nghĩa với việc các số liệu lạm phát sẽ liên tục lệch rất xa so với dụ báo.
Với lạm phát nóng như hiện tại, các chú diều hâu tại ECB đã chiếm lấy cơ hội để đưa lãi suất Eurozone trở lại quỹ đạo đúng. Tất nhiên là ta không biết được lạm phát sẽ trôi dạt về đâu nửa sau 2022, hay các năm tới. Dù bạn nghĩ thế nào về việc ECB có nên tăng lãi suất trong năm nay, có lẽ nhiều người nghĩ đã đến lúc ngừng kích thích? Đúng là việc các cơ quan tiền tệ vẫn cứ mua trái phiếu hàng tháng không còn logic lắm. Để làm gì? Thổi phồng lạm phát?

Sau nhiều năm vung tiền vào thị trường trái phiếu với hy vọng hãm lại lạm phát, thành quả của ECB là không nhiều. Thị trường đã sẵn sàng thay đổi. Có lẽ ECB cũng nên vậy.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ