Đồng USD tăng chạm đỉnh 20 năm - Kẻ khóc, người cười

Đồng USD tăng chạm đỉnh 20 năm - Kẻ khóc, người cười

Nguyễn Hà Trang

Nguyễn Hà Trang

Junior Analyst

10:00 31/07/2022

Việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn so với các NHTW khác là nguyên nhân chính thúc đẩy đà tăng của đồng bạc xanh

Những du khách Mỹ khi du lịch nước ngoài vào mùa hè này hẳn sẽ thấy thích thú trước xu hướng tăng giá của đồng USD – tăng 10% trong năm nay so với các đồng tiền chính khác. Tuy nhiên, điều này cũng là một tin xấu với các quốc gia khác, và là hệ quả từ động thái của Cục dự trữ Liên bang Mỹ trong bối cảnh áp lực lạm phát căng thẳng tại đây.

Lãi suất tăng chính là động lực chính thúc đẩy sức mạnh đồng USD – lãi suất đã tăng từ 0 lên đến khoảng 2.25 - 2.5% kể từ đầu năm 2022 đến nay. Việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn so với các đồng nghiệp khác đã giúp giá trị đồng USD tăng vọt.

Nỗ lực gấp rút tăng lãi suất là một nỗ lực đáng khen ngợi dành Fed nhằm chống lại lạm phát khi trong 12 tháng qua, chỉ số CPI đã tăng 9.1%. Mặc dù đã quá muộn để ngăn chặn đà tăng giá trên diện rộng, nhưng không quá muộn để neo lại kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng.

Nhiệm vụ Fed ngày một phức tạp hơn khi những số liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu hạ nhiệt. GDP quý gần nhất tiếp tục chứng kiến sự suy giảm. Có thể việc lãi suất tăng lên đã bắt đầu tác động tiêu cực tới hoạt động đầu tư. Tuy vậy, người dân vẫn chi tiêu, thị trường việc làm vẫn sôi động. Do đó, đây ít nhất vẫn chưa phải là một cuộc suy thoái toàn diện.

Việc ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại đồng nghĩa rằng thời điểm Fed dừng tăng lãi suất có thể đến sớm hơn kỳ vọng. Thị trường thậm chí còn dự đoán cơ quan này có thể sẽ phải sớm cắt giảm lãi suất trở lại. Từ giờ cho tới lúc đó, chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và phần còn lại vẫn sẽ là một vấn đề. Những gì tốt đối với khách du lịch Mỹ lại không tốt cho các quốc gia còn lại.

Đồng USD mạnh có tác động trực tiếp đến các đối tác thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, đồng bạc xanh đã "cắm rễ" vào nền kinh tế thế giới một cách sâu rộng và được sử dụng chính để yết giá hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia dù không có mối liên hệ với nước Mỹ. Báo cáo của IMF gần đây cho biết có khoảng 40% hóa đơn đến từ những quốc gia như vậy. Thực phẩm, nhiên liệu – nguyên nhân làm tăng lạm phát - thường được chào giá theo đơn vị tiền tệ của Mỹ.

IMF cũng chỉ ra rằng giá cả thương mại giữa hai quốc gia cách xa nhau có thể nhạy cảm hơn đối với sức mạnh của đồng USD hơn là tương quan giữa 2 đồng nội tệ với nhau. Vì lí do này, một đồng USD mạnh có thể gây ra cơn sóng lạm phát mạnh mẽ khắp thế giới – kể cả với quốc gia có kim ngạch thương mại thấp với Mỹ.

Do đó, các NHTW cần hành động dựa trên tình hình sức mạnh của đồng USD – bởi đồng USD tăng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế khác. Hiện tại, Fed vẫn tâp trung duy nhất vào vấn đề lạm phát trong nước, do vậy, giải pháp duy nhất cho các ngân hàng trung ương khác là tăng lãi suất cao hơn và nhanh hơn.

Khu vực đồng tiền chung Châu Âu tuần này có những dấu hiệu tích cực khi sản lượng tăng cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, vấn đề đồng USD mạnh đã cho các ngân hàng trung ương thấy rằng tình hình này sẽ khá phức tạp. Gia tăng sản lượng hàng hóa thực sự không đủ để giải quyết vấn đề chiến tranh tại Châu Âu. Giờ đây, người dân tại đây có lẽ sẽ cần lo lắng rằng liệu họ có đang phải bất đắc dĩ "nhập khẩu" lạm phát từ phía bên kia bờ Đại Tây Dương hay không.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ